Thảo luận:Châu Tinh Trì
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Châu Tinh Trì. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Dự án Tiểu sử | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Dự án Điện ảnh | ||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Lượt xem trang hàng ngày của Châu Tinh Trì | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Các phim đã tham gia
sửaXin nhắc bạn Loveleeyoungae là chúng ta đang ở trong môi trường wiki tiếng Việt, chỉ cần tên Việt hóa và tên gốc, tên tiếng Anh chỉ thêm khi thực sự cần thiết. Các phim của Châu Tinh Trì tuy không được chiếu rộng rãi ở Việt Nam nhưng hệ thống băng đĩa rất phong phú, và đều có tên tiếng Việt. Vì vậy việc dùng thêm tiếng Anh là không cần thiết. Đề nghị bạn thảo luận thêm trước khi thay đổi phần bảng tôi đã lập (trên cơ sở phần bạn thêm vào từ trước) mất khá nhiều công sức. Rungbachduong (thảo luận) 17:13, ngày 8 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Đầu tiên, mình muốn nói là: thật sự cho đến lúc này mình không thấy trang wiki nào liệt kê danh sách phim mà tạo bảng cả. Tuy nhiên, mình thấy bạn tạo bảng nhìn cũng được, nhưng vài chỗ thiếu sót nên mình có ý sửa thêm một chút cho đầy đủ.
- Bạn có thể dạo qua một số trang wiki của một ngôn ngữ có vị thế như tiếng Việt và có nội dung giống như ta đang làm. Hay nói cho đơn giản, lấy ví dụ như trang wiki tiếng Đức nói về diễn viên Trung Quốc nào đó. Mình có 2 link sau:
- Ở 2 ví dụ trên, nhìn vào phần liệt kê danh sách phim, bạn có thể thấy:
- - Người ta ghi tên phim theo tiếng bản ngữ trước. Tức ở ví dụ này là ghi tên tiếng Đức trước, rồi tên tiếng Anh sau.
- - Tên phim gốc tiếng Hoa không thấy ghi ra.
- - Không có tên phim theo tiếng Đức thì sẽ ghi tên phim tiếng Anh.
- Từ đó có thể thấy, thứ nhất, rõ ràng TIẾNG BẢN NGỮ PHẢI ĐƯỢC ƯU TIÊN TRƯỚC NHẤT!
- Tiếng Việt chúng ta có thêm một điểm rắc rối nữa là có các từ Hán Việt phiên âm từ tiếng Hoa, vậy thì ta sẽ ưu tiên thế nào? Rõ ràng vẫn sẽ là những từ thuần Việt trước nhất. Bây giờ giữa một tên "Quan xẩm lốc cốc" và "Cửu Phẩm Chi Ma Quan: Chi Bạch Diện Bao Thanh Thiên" bạn thấy cái nào là thuần Việt hơn?
- Hơn nữa, "Quan xẩm lốc cốc" là cái tên mà dân xem phim đã quen rồi, người ta không biết tới cái tên Hán Việt dài ngoằng kia.
- Đó là lí do, nhiều khi tên phim dịch không chuẩn, không đúng, nhưng nó vẫn phải được nhắc tới trước, đơn giản vì người ta đã quá quen với nó rồi.
- Thứ hai, ta cũng phải chấp nhận một điều rằng, do tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nên nó hiển nhiên cần được ghi ra. Có thể thêm vài ví dụ:
- - Chính mình mấy hôm trước lang thang vào trang wiki Châu Tinh Trì này, mới có tên tiếng Anh để tìm phim (Sau nhớ ra là có cái IMDB chuẩn hơn).
- - Một người nước ngoài đang học tiếng Việt, họ lang thang đọc wiki Việt, thấy trang Châu Tinh Trì này, có thể họ không biết là Stephen Chow. Nhưng nhìn vào danh sách phim, có tên phim tiếng Anh, dò ngược lại, họ sẽ biết là chúng ta đang nói tới ai.
- Thứ ba, trang wiki nhiều người chỉnh sửa nên có thể thứ tự phim không đúng. Mình thấy thứ tự phim tốt nhất nên để theo trang IMDB.
- Cuối cùng, mình thấy trang wiki Đức nói về Stephen Chow có đưa thêm tên gốc tiếng Hoa một số phim. Thực ra mình cũng thích việc đưa tên gốc, cho nó đầy đủ. Nhưng nó sẽ chỉ là phần cuối cùng được ghi ra.Loveleeyoungae (thảo luận) 07:51, ngày 9 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- - Mình không thấy trang wiki nào liệt kê danh sách phim mà tạo bảng cả. Việc tạo bảng chỉ giúp việc trình bày bài thêm sáng sủa thôi, bạn có thể xem en:Tom Hanks filmography hoặc en:Robert De Niro filmography.
- - Tiếng bản ngữ phải được ưu tiên. Phim của Châu Tinh Trì ở Việt Nam trừ Tuyệt đỉnh công phu và Đội bóng Thiếu Lâm, các phim còn lại đều chỉ lưu hành dưới dạng băng đĩa (mà có lẽ khá nhiều là băng đĩa lậu), vì vậy tên phim cũng không được chuẩn. Đó là lí do vì sao tôi dùng tên phiên âm Hán Việt chứ không dùng tên mà người hay xem Châu Tinh Trì (như tôi, và có lẽ như bạn) hay biết. Bạn có thể tham khảo thêm vụ tranh cãi về "tên nào" ở Thảo luận:Mộ đom đóm.
- - Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nên nó hiển nhiên cần được ghi ra. Cái này theo tôi là rất sai và chúng ta cần phản đối, như tôi đã nói, wiki tiếng Việt chỉ cần 2 thứ: tên tiếng Việt (chính thức hoặc phiên âm) và tên phim gốc, IMDb họ dùng tiếng Anh là vì những người đọc ở đó biết tiếng Anh, điều đó không đúng ở wiki tiếng Việt, nếu một người nào đó không biết tiếng Việt, họ có thể tìm hiểu ở các wiki khác mục từ tương tự, không có lý nào trong 1 phiên bản wiki tiếng Việt chúng ta phải tích hợp nhiều thứ như vậy.
- - Về thứ tự phim, tôi thấy chỉ cần sắp xếp theo năm là ổn, còn việc có phim nào trước hay phim nào sau tôi thấy không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bài viết.
- - Tất cả những điều tôi nói ở trên chỉ là tranh luận với bạn để cải tiến bài Châu Tinh Trì, xin đừng hiểu nhầm là tôi công kích bạn hoặc "bắt nạt người mới đến". Cảm ơn bạn đã quan tới mục từ mà tôi rất yêu thích và hy vọng bạn sẽ cùng cải tiến nó để chúng ta có 1 bài chọn lọc. Chúc bạn khỏe. Rungbachduong (thảo luận) 21:42, ngày 8 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Ừm, phần tạo bảng như đã nói từ đầu, mình không phản đối. Còn thứ tự phim, mình đã nói ở bài trước. Do đó bạn thấy ổn thì cứ để đó, mình sẽ sắp xếp lại cho.
Đọc các phần thảo luận tại Thảo luận:Mộ đom đóm và Thảo luận:Con Quái vật mình lại thấy chính bạn tự mâu thuẫn.
1. Ở đây, quan trọng nhất là tên tiếng Việt phải luôn luôn được ưu tiên trước! Do đó, không có cớ gì mà bạn luôn để tên gốc tiếng Hoa nằm đầu tiên như vậy cả. Trong Mộ đom đóm, chính bạn cũng để tên tiếng Việt đầu tiên chứ đâu phải tên gốc tiếng Nhật!?
2. Rất may là chúng ta có bộ từ Hán Việt, nên thay vì phải để tên Tao xue wei long ta đã có Đào học Uy Long. Nói đến đây nghĩa là thế nào? Có nghĩa là giống như trang "Mộ đom đóm" bạn đã để tên phim:
Mộ đom đóm (Tiếng Nhật: 火垂るの墓 (Hotaru no Haka), Tiếng Anh: Grave of the Fireflies)
và ở đây với phim "Học trường Uy Long", thay vì phải để là:
Học trường Uy Long (Tiếng Hoa: 逃學威龍 (Tao xue wei long), Tiếng Anh: Fight Back to School)
thì ta có:
Học trường Uy Long (Tiếng Hoa: 逃學威龍 (Đào học Uy Long), Tiếng Anh: Fight Back to School)
Tức tên Hán Việt chỉ đóng vai trò phiên âm, cho nên mặc dù nó là tiếng Việt, nhưng không phải là thuần Việt để được ưu tiên trước.
Và nếu bạn muốn dịch sang tiếng Việt như bạn đã làm với "Mộ đom đóm" thì bạn phải để tên là "Trốn học trường Uy Long" chứ?
3. Wiki là trang bách khoa toàn thư cho mọi người, chú trọng đến việc tạo điều kiện cho mọi người dễ đọc dễ hiểu. Vì vậy, ngoài việc dùng tên tiếng Việt trước, còn phải dùng tên phổ biến nhất. Đúng vậy, mình nhấn mạnh "phổ biến" trước "chính thức"!
Ví dụ bộ truyện tranh "Bác sĩ quái dị". Vừa rồi NXB Kim Đồng mua bản quyền và phát hành ở Việt Nam dưới cái tên "Black Jack", coi như đủ điều kiện để gọi là tên chính thức rồi nhé. Vậy bạn thử đem cái tên chính thức này đi hỏi những người đã đọc truyện "Bác sĩ quái dị" hồi trước xem liệu mấy người biết?
Ở đây ta sẽ lưu ý thêm vấn đề thời gian:
- Ví dụ bộ phim Thương thành, đầu tiên ra đĩa lậu tên là "Vô gian đạo 5", nhưng sau đó vài tháng đã được các rạp mua để chiếu dưới cái tên "Thương thành". Do đó, ta có thể và nên ưu tiên chọn tên Thương thành trước để hướng mọi người đến cái tên chuẩn nhất. Tuy nhiên, ta vẫn có thể để tên "Vô gian đạo 5" ở vị trí ngang hàng, vì trong vài tháng cũng đã có nhiều người xem. (Đó là lí do vì sao mình dùng dấu |)
- Còn như trường hợp truyện "Bác sĩ quái dị" ở trên, và những bộ phim Châu Tinh Trì thì bạn có thể thấy rồi đó. Hàng bao nhiêu năm, chúng không hề có tên chính thức. Cho nên dù là tên từ băng đĩa lậu, chúng vẫn sẽ là cái tên phổ biến nên được ưu tiên trước.
Do đó hãy lưu ý, việc mình để những tên thuần Việt kiểu "Học trường Uy Long", không phải là mình tự dịch đâu nhé. Thật sự, mình cũng không hề thích những cái tên đó, phải nói nhiều cái tên khá nhảm nhí, nhưng thực tế là nó được nhiều người biết, và việc đưa vào wiki là hoàn toàn có cơ sở.
4. Mình chỉ xoay quanh vấn đề liệt kê danh sách phim trong bài viết thôi nhé. Còn nếu để tên phim làm một trang riêng thì sẽ bàn luận sau. (Nhưng với những lí do ở trên, ví dụ phim "Học trường Uy Long" chưa có tên chính thức, thì khi tạo trang riêng sẽ vẫn để tên này, không phải là cái tên phiên âm Hán Việt "Đào học Uy Long").
5. Khi nói đến tên phát hành quốc tế ta sẽ ám chỉ duy nhất tên tiếng Anh, không nói đến Đức, Pháp, Ý... Nhà sản xuất phim gốc chỉ đưa ra tên quốc tế tiếng Anh, hiếm khi nào họ đưa ra các tên tiếng kia. Các tên phim tiếng Đức, Pháp, Ý... cũng chỉ là do các nhà phát hành các nước đó đưa ra mà thôi. Do đó, nếu nhà sản xuất phim gốc đưa ra thêm một tên khác ngoài tên tiếng Anh thì nếu muốn, bạn cũng có thể ghi thêm. (Ví dụ phim "Mùi đu đủ xanh" của đạo diễn Trần Anh Hùng có thêm tên tiếng Pháp chính thức do nhà sản xuất đưa ra).
Cũng vì tiếng Anh được coi là ngôn ngữ toàn cầu, và cũng vì IMDB chủ yếu liệt kê tên phim bằng tiếng Anh, nên việc để thêm tên tiếng Anh là hoàn toàn có ích. Để bổ sung phần tên phim của Châu Tinh Trì, mình đã phải dạo quanh các forum, và down phim về xem mới biết phim nào có tên tiếng Việt ứng với tên trên IMDB là gì. Do đó, việc để tên phim tiếng Anh giảm bớt công sức cho rất nhiều người đọc sau. IMDB có thể coi là trang chuẩn về phim ảnh, do đó việc dựa vào đó là hoàn toàn chấp nhận được. Còn nếu bạn không coi IMDB là chuẩn thì mình không thể nói gì hơn.
6. Xem qua trang wiki về Studio Ghibli mà bạn có tham gia cải tiến, mình thấy tên phim thế này, ví dụ nhé:
Laputa: Lâu đài trên không trung (tiếng Nhật:Tenkū no Shiro Rapyuta, tiếng Anh: Laputa: Castle in the Sky) (1986)
Cái tên tiếng Việt cảm giác hình như là do tự dịch, (chứ mình chỉ được nghe là "Lâu đài trên mây", "Thành phố trong mây" mà thôi, và phim này không có tên chính thức)?? Không có chữ tượng hình của tên gốc tiếng Nhật mà chỉ là tên phiên âm Romanji. Có tên tiếng Anh.
Vậy tại sao với trang Châu Tinh Trì này, bạn lại chỉnh sửa khác hoàn toàn với những gì chính bạn đã làm hoặc đồng ý trước đây?Loveleeyoungae (thảo luận) 07:52, ngày 9 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Trời, giá mà số byte này được chuyển vào bài viết thì tốt biết mấy :)! Bạn không để ý đấy, những bài tôi viết liên quan đến anime movie đều là ở giai đoạn đầu khi mới tham gia chỉnh sửa trên wiki, khi đó nhiều quy tắc, quy luật tôi còn chưa nắm rõ, vì vậy bây giờ tôi mới muốn cung cấp cho Loveleeyoungae những thông tin cần thiết để bạn không lặp lại những "sai lầm" như tôi trước kia. Bạn có thể đọc những bài tôi viết ở giai đoạn sau như Điện ảnh Triều Tiên (đúng gu bạn nhé!), Điện ảnh Nhật Bản để thấy cách trình bày hiện giờ của tôi như thế nào. Rungbachduong (thảo luận) 14:36, ngày 9 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Ra là thế, nhưng vì chính bạn đề nghị mình Bạn có thể tham khảo thêm vụ tranh cãi về "tên nào" ở Thảo luận:Mộ đom đóm nên mình mới mặc nhiên coi như bạn vẫn đang đồng ý với những thông tin liên quan tại đó :)
Các trang bạn đưa thêm thì thật ra cũng chỉ làm cuộc tranh luận dậm chân tại chỗ thôi vì đó cũng là những trang có bạn chỉnh sửa, bạn vẫn dùng khuôn mẫu của bạn. Ở đây, ta đang thảo luận về tên tiếng Hoa. Thực chất, với đặc trưng riêng của nước ta có bộ chữ Hán Việt, đúng ra bạn phải đưa ví dụ trang "Điện ảnh Trung Hoa" chẳng hạn, rất tiếc là hiện tại không có sẵn.
Bạn vào trang Điện ảnh Nhật Bản wiki ngôn ngữ khác cũng thấy đa số không để tên phim gốc kí tự tượng hình, mà chỉ để tên phiên âm qua kí tự Latinh. Mặt khác, họ có thể bỏ tên tiếng Anh vì mọi người vẫn tìm kiếm và so sánh tên phim kí tự Latinh được. Ví dụ bạn hãy thử tìm kiếm "Zui jia nu xu" :) Nếu bạn muốn bỏ tên tiếng Anh thì bạn phải để tên "Zui jia nu xu" đó, còn nếu bạn muốn để là "Tối giai nữ tế" thì người ta sẽ chẳng tìm được thông tin về phim này ở đâu khác ngoài cái trang wiki của bạn đâu.
Thật ra, chính các trang wiki cùng chủ đề cũng mâu thuẫn. Bạn hãy xem (1)Điện ảnh Triều Tiên (tiếng Đức) và (2)Điện ảnh Nhật Bản (tiếng Đức) Trang Điện ảnh Triều Tiên (tiếng Đức) thì đưa tên gốc kí tự tượng hình, trong khi trang Điện ảnh Nhật Bản (tiếng Đức) thì lại đưa tên gốc romanji?! Trang về một diễn viên (3)Lucy_Liu mà mình đã đưa ở trên thì lại đưa tên tiếng bản ngữ trước, rồi đến tiếng Anh, và tên gốc cuối cùng. Tuy nhiên, chúng ta đang tranh luận về trang của một diễn viên, nên mình sẽ ưu tiên theo hướng của trang thứ (3).
Wiki mang tính mở, mình cũng có thể suy đoán rằng ở các trang wiki ngôn ngữ khác, người ta bận, lười... hay vì lí do gì đó nên một vài chỗ không để tên tiếng Anh. Do đó mình sẽ vẫn thêm phần tên tiếng Anh chỗ nào thấy cần.
Nói chung, nếu bạn không đưa ra những phản biện hay tham khảo thích hợp hơn, mình sẽ vẫn chỉnh sửa bài theo những nguyên tắc mình đã nêu.Loveleeyoungae (thảo luận) 18:05, ngày 9 tháng 12 năm 2007 (UTC)
- Tôi đã viết Điện ảnh Trung Quốc, Điện ảnh Hồng Kông và Điện ảnh Đài Loan, bạn có thể tham khảo thử. Nhắc lại với bạn một lần nữa là đây là wiki tiếng Việt, chúng ta nên hạn chế tối đa việc dùng tiếng Anh (trừ trường hợp tên gốc và tên quá thông dụng). Với những người biết tiếng Anh, họ hoàn toàn có thể vào wiki tiếng Anh, hoặc IMDb để tìm hiểu về các bộ phim, chứ không cần phải thông qua wiki tiếng Việt làm gì. Wiki tiếng Việt, trước hết là dành cho những người muốn tìm hiểu thông tin bằng tiếng Việt. Ở các wiki khác, họ vì lý do gì đó (thiếu thời gian, thiếu thông tin) mà chép nguyên wiki tiếng Anh hoặc IMDb, giờ chúng ta có kiến thức về vấn đề này, chẳng nhẽ chúng ta cũng lại bê nguyên đống tiếng Anh từ en wiki vào? Rungbachduong (thảo luận) 18:18, ngày 9 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Vấn đề tiếng Anh cũng chỉ là một phần trong những vấn đề mình nêu ra. Và với lí do đã nói ở trên, các link tham khảo của bạn vẫn không giúp thêm được gì.
Nếu nói Wiki tiếng Việt, trước hết là dành cho những người muốn tìm hiểu thông tin bằng tiếng Việt, thì riêng việc bạn đặt tên gốc tiếng Hoa trước là đã hoàn toàn không thể chấp nhận được rồi! Và ví dụ:
- một người Việt vào trang này dựa vào danh sách phim của Châu Tinh Trì để tìm xem. Với phim Tình anh thợ cạo có 2 tên tiếng Việt, người đó google "Tình anh thợ cạo" thì sẽ có nhiều kết quả, còn google "Tối giai nữ tế" được bao nhiêu?
- một người Việt đã được xem phim "Tình anh thợ cạo" bản tiếng Việt chất lượng xấu. Giờ người đó muốn vào đây để biết tên khác của phim là gì để tìm tải bản chất lượng cao. Nhiều khả năng người ta sẽ tìm tên tiếng Anh của phim, thay vì "Tối giai nữ tế" hay là cái tên kí tự tượng hình loằng ngoằng "最佳女婿"
Đó là còn chưa kể trường hợp có phim bản tiếng Anh muốn biết tên tiếng Việt là gì để ra ngoài tiệm đĩa mướn; người nước ngoài học tiếng Việt...
Mình thấy nguyên tắc của bạn đã làm giảm bớt lợi ích của khá nhiều nhóm người dùng, và không thấy thêm ích lợi rõ ràng nào đối với bất kì đối tượng nào khác, trái ngược với tinh thần của Wikipedia.Loveleeyoungae (thảo luận) 19:48, ngày 9 tháng 12 năm 2007 (UTC)
Đổi tên
sửa- Tôi biết Châu Tinh Trì phổ viến hơn nhưng Chu Tinh Trì mới là tên đúng. Bách khoa toàn thư phải tôn trọng cái đúng chứ. Trong bài đã có câu giải thích thường được báo chí Việt Nam viết là Châu Tinh Trì (câu này không phải tôi ghi). Hơn nữa, những trang đổi hướng cũng có tác dụng của nó. Nếu theo thảo luận về họ người Trung Quốc trước kia, bạn thuộc phe cho rằng không có họ Châu. Vậy cớ gì lại phải chuyển thành Châu? Bongdentoiac (thảo luận) 03:34, ngày 9 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Vấn đề tên người Trung Quốc khi phiên âm ra tiếng Việt đã được nói rất nhiều rồi, thiết nghĩ chẳng cần phải nói lại làm gì. Wikipedia tiếng Việt luôn yêu cầu kiểm chứng được, chú thích nguồn, mà một khi "Báo chí Việt Nam thường ghi là Châu" sẽ quyết định ghi Châu. Đúng/sai ở đây là không rõ ràng, không ai khẳng định được Châu đúng hay Chu mới đúng khi chúng chỉ là phiên âm, và trải qua thời gian dài biến âm do lịch sử. Tân (thảo luận) 03:38, ngày 9 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Trong các từ điển và những ai biết về tiếng Trung đều khẳng định 周 chỉ có cách phiên âm là Chu. Trong thảo luận của chúng ta trước kia, tôi còn nhớ bạn đã thẳng tay lùi lại sửa đổi của tôi trong bài Bách gia tính chỉ vì vẫn còn để họ Châu. Nếu chưa có khẳng định Chu/Châu thì bạn huỷ sửa đổi của tôi cũng là vô căn cứ. Và dù chưa có khẳng định thì ai cũng biết ghi Châu là hoàn toàn sai. Giả sử như 朱 có hai cách phiên âm là Châu Chu thì việc đổi tên của bạn còn có lí.
- Trong thảo luận về tên bài Ngô Tác Đống, nhiều người cho rằng nên để tên Hán Việt và có một ý thế này rất hợp: việc ghi đầy đủ họ tên thật trong giấy khai sinh là tôn trọng nhân vật trong bài. Ở trong trường hợp này có thể nói, số đông chưa chắc đã đúng và ta nên tôn trọng cái tên đúng. Bạn cũng từng nói bạn không biết tiếng Trung nên không thể tự ý hành động như vậy.
- Tôi đã từng đổi Chu Dung Cơ thành Châu vì ông này họ 朱. Nhưng qua thảo luận, vừa là có 2 cách phiên âm, vừa là tên trội hơn nên tôi cũng không thể phủ nhận đành phải đề lại như cũ. Chu Dung Cơ là một nhân vật chính trị, việc đổi có thể gây ra một chút rắc rối. Còn Chu Tinh Trì thì chẳng có mấy ảnh hưởng.
Không thể lấy số đông thể thay cho cái đúng, vì đây là một trang bách khoa. Nếu bạn cũng không chắc được cái nào đúng thì việc làm của bạn chẳng phải quá cảm tính sao. Tôi có thể tán thành với bạn trong mọi quyết định như việc cấm dưới kia. Nhưng không hiểu sao những việc như thế này chúng ta lại không thể đồng cảm. Bongdentoiac (thảo luận) 04:47, ngày 9 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Khi đặt tên bài viết về tên người, bao giờ tôi cũng ủng hộ việc đặt tên "cúng cơm" của nhân vật, còn khi nào tên cúng cơm đó không dùng ký tự Latin thì ta sẽ thực hiện việc chuyển tự (chứ không phiên âm) theo hệ thống chuyển tự Latin do nước đó quy định. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận quy tắc trên có ngoại lệ, thậm chí rất lớn, nằm ở hai dạng bài, nhân vật châu Á cổ và nhân vật người Tàu, chung quy nguyên nhân cũng là ở chuyện phiên âm tiếng Trung. Đối với người Tàu, nếu bạn nói Ngô Tác Đống hay Chu Tinh Trì là tên khai sinh thì không đúng, vì cha mẹ họ đặt cho họ tên bằng chữ Tàu, không phải chữ Latin, còn nếu là chữ Latin thì phải phiên âm theo kiểu chính quy TQ, còn hai cái tên có đầy đủ dấu đó là cách người Việt gọi tên người ta, điểm này bạn đồng ý chứ? Cho nên sự đúng tên cúng cơm có vẻ không thể xác định được, mà không xác định được thì ta dựa vào từ điển, hoặc việc các sách vở khác (sau khi đã tra từ điển của riêng họ) đã phiên âm ra sao, khi này, sự người khác phiên âm ra sao hoàn toàn thắng thế, vì mức độ phổ biến của nó. 周 trong từ điển chỉ có Chu, hoàn toàn đúng, nhưng đối với nguyên tên dài Châu Tinh Trì thì cần phải Châu Tinh Trì mà thôi, vì nó quá phổ biến rồi. Đối với người nghiên cứu Bách gia tính, họ sẽ tham chiếu từ điển để nói chuyện, nhưng khi nói đến tên nhân vật, ta cần phải nói sao cho người khác hiểu. Tân (thảo luận) 09:07, ngày 9 tháng 2 năm 2010 (UTC)
- Tôi hiểu. Nhưng viết Chu Tinh Trì cũng không phải người khác không hiểu vì cách nhau có 1 chữ. Hơn nữa, đã có những trang đổi hướng làm nhiệm vụ và trong bài cũng đã giải thích việc Chu/Châu. Bạn thừa nhận là không có họ Châu và 周 là Chu. Có nghĩa là nếu phiên âm đúng theo Hán Việt (cái ta vẫn dùng để đặt tên bài cho người TQ) là Chu Tinh Trì. Tên đúng, không phổ biến không phải vấn đề. Tại sao cứ vì nó phổ biến mà làm thành tên bài. Tôi đâu có phủ nhận chữ Châu. Tôi nhắc lại một câu: người khác sai thì mình phải sửa lại cho đúng chứ sao lại hùa theo. Có thể không phải là hùa theo, nhưng để Chu Tinh Trì đang yên ổn. Bạn chẳng có lí do gì để đổi lại. Ý tôi là những giải thích của bạn chưa thuyết phục được những việc mà bạn làm. Bongdentoiac (thảo luận) 09:29, ngày 9 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Vinhtantran nói dùng Châu Tinh Trì vì báo chí nói vậy là không có cơ sở. Bởi vì ngay cả dùng phiên âm Latin, bính âm cũng có nhiều cách khác nhau. Ví như VĐV bóng bàn Hàn Quốc Ju Se Hyeok họ là Ju trong khi các ngôn ngữ khác phiên âm Latin đều là Joo. Wiki tiếng Việt không nhất thiết phải theo các wiki khác. Ở đây, đối với người Hoa, ta dùng Hán Việt. Vậy để có một tên bài chuẩn xác, cũng là để tôn trọng nhân vật trong bài, thì cần phải có cách phiên âm đúng. Có một khẳng định là 周 chỉ phiên âm Chu. Có nghĩa là không có lí do gì để dùng Châu cho tên bài. Thực tế, có rất nhiều nhân vật Trung Quốc bị phiên âm ngược giữa 2 họ Chu - Châu (Chu thành Châu và ngược lại) và Chu Tinh Trì không phải ngoại lệ. Nếu như chỉ vì tính phổ biến thì wiki đâu còn là bách khoa nữa.
Vấn đề Ngô Tác Đống lại là một việc khác vì dẫu nó có để là Goh Chok Tong thì tên bài vẫn đúng và tôi cũng chẳng thể làm gì. Chu Tinh Trì lại khác vì ông này chắc chắn không phải họ Châu. Cái tên Chu Tinh Trì đã đem đến cho nhiều người những hiểu biết mới, đó là sự thật. Và tôi nghĩ, dù thế nào đi nữa, cũng phải có chi tiết này. Bongdentoiac (thảo luận) 06:47, ngày 11 tháng 2 năm 2010 (UTC)
Báo lỗi
sửaBài dịch bị cắt xén nhiều phần, có nhiều đoạn có lẽ đã bị xóa nhầm trong lúc đăng bài dẫn đến nhiều câu, đoạn văn bị ngắt khi chưa hết câu, hết ý. Mong rằng người dịch bài này xem lại nguồn để bổ sung lại cho đầy đủ. Người báo lỗi: Claire 14.232.181.155 (thảo luận) 07:52, ngày 30 tháng 12 năm 2017 (UTC)