Thảo luận:Củng điểm quỹ đạo
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Củng điểm quỹ đạo. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các dự án Wikipedia sau: | |||||||||||||||||||||||||||
|
Một sự kiện có trong bài viết Củng điểm quỹ đạo đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào ngày 4 tháng 7 năm 2016. |
Untitled
sửaGọi cùng điểm và suy diễn đó là điểm tận cùng quỹ đạo như trong bài Năm điểm cận nhật là không đúng. Thuật ngữ đúng là củng điểm , gốc tiếng Hán (củng = cong, hình cung), còn đường nối 2 củng điểm gọi là củng tuyến hoặc đường củng điểm hoặc đường cận viễn.--Nguyễn Việt Long 15:06, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)
- Tại sao "cong" hay "cung" lại đúng hơn "tận cùng" ? Bạn có nguồn tham khảo nào để kiểm chứng không? - Trần Thế Trung | (thảo luận) 15:08, ngày 14 tháng 12 năm 2005 (UTC)
Cái từ này là thuật ngữ của Tàu, phải tra Từ điển Anh-Hán. Có từ điển toán học Anh-Việt cũng dùng như vậy, trong khi có một số từ điển dùng sai thành cùng điểm. Còn về lý thì một quỹ đạo khép kín không thể có điểm tận cùng.--Nguyễn Việt Long 15:23, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Đúng như Nguyễn Việt Long, tôi cũng không biết vì sao Từ điển Anh-Việt gọi là "cùng điểm". Apsis = Củng điểm 拱點, Cận nhật điểm 近日點. Cũng có cách gọi khác như lời giải thích trong bài là Cận địa điểm-Viễn địa điểm 近地點-遠地點.--Baodo 15:34, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Không biết tại sao 拱 theo Thiều Chửu có các nghĩa:
- Chắp tay, chắp tay tỏ ý cung kính gọi là củng.
- Chét, hai bàn tay vùng lại với nhau gọi là củng.
- Vùng quanh, nhiễu quanh.
- Cầm.
Không trùng hoàn toàn "củng = cong, hình cung" như mô tả ở trên. Cực trị của khoảng cách đến khối tâm thì cũng có thể hiểu là tận cùng? "Tận cùng" là giới hạn không có điểm nào xa hơn thế hay gần hơn thế? 193.52.24.125 15:53, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Hán-Anh Văn Lâm: 拱 ¹gǒng: v. ①hump up; arch ②〈coll.〉 burrow ◆b.f. salute by cupping one hand in other before the chest.
- Nên dùng Tân từ điển trong trường hợp này vì TC chuyên cổ văn ;).--Baodo 16:08, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Cám ơn Baodo đã tra hộ và khuyên. 193.52.24.125 18:27, ngày 03 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Cực trị của khoảng cách đến khối tâm sao không gọi là điểm cực trị? Tách bạch từng điểm thì đã có tên gọi riêng: cận điểm và viễn điểm. Lý do ở đây là ít người hiểu nguồn gốc Hán của từ này, rồi viết sai thành cùng điểm với suy luận "thuần Việt " như trên. Cũng giống như tham quan biến thành thăm quan.--Nguyễn Việt Long 14:45, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Ủa bây giờ mới biết "tham quan". Làm cái nghề của anh Baodo chắc suốt ngày kêu trời vì nhân dân ta ngày một xa rời anh bạn Hán. Ok đã rõ lý do đọc sai từ Hán. Lúc đọc câu đầu tưởng anh Long chê "cùng" là sai về mặt ý nghĩa vật lý. Anh còn tiếp tục chê ở câu thứ hai. 134.157.170.184 14:50, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Theo Thiều Chửu (mặc dầu đã cổ) thì 窮 cùng và 極 cực có thể có ý nghĩa tương đồng nhau. Cực trị của khoảng cách đến khối tâm có thể gọi là điểm cực trị, cực điểm hay cùng điểm. Và con xúc xắc đã rơi vào cùng điểm ? :) 134.157.170.184 15:05, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)
- Có phải đây là gốc của "cùng cực" (mang nghĩa "tối đa") không? Mekong Bluesman 16:07, ngày 04 tháng 1 năm 2006 (UTC)
Khả năng "con xúc xắc đã rơi vào cùng điểm" như bạn 134.157.170.184 giả định có thể xảy ra. Tuy nhiên tại sao có sự gần giống lạ lùng giữa "cùng điểm" của VN và "củng điểm" của TQ? Nếu ta đặt thuật ngữ cho mình thì khả năng dùng trật tự cú pháp ngược kiểu Hán ít xảy ra hơn khả năng dùng trật tự cú pháp Việt như "điểm cực trị", "điểm tận cùng". Cú knock-out cho giả định của bạn là từ điển vật lý Anh-Việt, tác giả: Đặng Mộng Lân, Ngô Quốc Quýnh, NXB KH&KT, xuất bản cách đây mươi năm và bản khác có giải thích thuật ngữ xuất bản 2005 (chứ không phải từ điển toán học Anh-Việt như tôi nhớ nhầm) ghi rõ: củng điểm. Như vậy là thuật ngữ này đã thực sự có mặt ở VN và có nguồn gốc Hán.
Lại nói thêm về chuyện "biến tấu" kiểu trên ngay trong Wikipedia tiếng Việt. Trong 1 bài (Quân đội nhân dân VN?) tôi thấy xuất hiện từ "sát nhập" dùng sai, tôi đã sửa đúng thành "sáp nhập" thì ít lâu sau lại thấy đảo lại như cũ. "Sáp" còn có âm thông dụng hơn là "tháp" nghĩa là "cắm vào", đã biến thành "sát'(=kề cạnh) trong "sát nhập" theo suy diễn chủ quan.--Nguyễn Việt Long07:58, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)