Thảo luận:Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Bình luận mới nhất: 4 tháng trước bởi Anh Quan0801 trong đề tài Bài viết không nôi bật

Untitled

sửa

Bài này vừa sơ lược vừa chỉ đưa ra một cách nhìn, tôi không biết nên treo bảng "thái độ trung lập" hay không?

Chẳng hạn:

  • Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là tên gọi của chính phủ do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đặt ra ở miền Nam Việt Nam để tạo uy thế chính trị trên bình diện quốc tế, chống lại chính quyền Việt Nam Cộng Hòa: đây là cách nhìn của phía Việt Nam Cộng Hòa và một số người nghĩ là thực tế có thực như vậy, nó có nguồn dẫn chứng hay không? Có ai nghĩ khác hay không?
  • Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt nam hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam. Cần đưa ra dẫn chứng cho cách nhìn này hoặc đưa ra các thông tin về cách điều hành bộ máy nhân sự, quân đội, an ninh, vật lực của Chính phủ này là hoàn toàn từ các bộ ngành Miền Bắc quyết định hơn là khẳng định suông.
  • Ngày 2 tháng 7 năm 1976 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chính thức hoàn thành sứ mạng lịch sử,: sứ mệnh lịch sử này do ai đặt ra và sứ mệnh này là gì?
  • Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐLĐVN) cho ra đời chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của một quốc gia Việt Nam thống nhất.: cần có dẫn chứng cho câu này, đúng là Đảng lãnh đạo toàn diện, không ai cãi, nên quan điểm này có thể có, nhưng chính thức thì do Quốc hội quyết việc thống nhất, việc chỉ nhìn một phía là thiếu trung lập. Ngoài ra khi thống nhất thì còn có ai có ý kiến gì như là cần duy trì hai miền hai cách xây dựng kinh tế khác nhau trong một thời gian, cùng xin vào Liên hiệp quốc như là hai nước độc lập... hay không? Vì sao phải nhanh chóng thống nhất hai miền?

Vuonglenghi 08:06, ngày 13 tháng 6 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đúng vậy, dù trên thực tế Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cả Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam nhưng về kỹ thuật khi thủ đô Sài Gòn bị chiếm vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì Việt Nam vẫn có hai nhà nước riêng đến ngày 2 tháng 7 năm 1976. – 2001:EE0:41C1:D8E3:9085:FB98:D43A:FEB3 (thảo luận) 11:41, ngày 5 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

muc tieu cua CHMNVN la tien toi thong nhat 2 mien, ca 2 chinh quyen deu do dang CS lanh dao. thảo luận quên ký tên này là của 58.187.66.131 (thảo luận • đóng góp).

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là tên gọi của chính phủ do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,

VNDCCH là tên một tên một quốc gia, chớ không phải là một chính phủ, hay chính thể.

Mọi người không hiểu khái niệm thế nào là tên nước, chính thể hay mặt trận hay sao. Chinh the hay chinh xac hon la ten quoc gia này ra đời là chủ trương của DLDVN chứ không phải là của VNDCCH với danh nghĩa 1 quốc gia, cũng không phải chủ trương chính phủ VNDCCH, vì trong chính phủ VNDCCH nhiều người ngoài đảng không tham gia.

DLDVN thì không phải của riêng VNDCCH. Trung ương cục miền nam là một bộ phận lãnh đạo đảng trong đó.

thảo luận quên ký tên này là của 58.187.66.176 (thảo luận • đóng góp).

Tôi định thêm hộp thông tin ở bài này, nhưng có một số yếu tố còn chưa rõ nên đặt ở đây để lấy ý kiến. Có một số khác biệt so với bản tiếng Anh tại en:Republic_of_South_Vietnam mà tôi nghĩ mình đúng hơn.

  1. Bỏ quốc gia đi trước, bên tiếng Anh dùng Việt Nam Cộng hòa, nhưng thực ra chính phủ này thành lập trong khi VNCH còn tồn tại, để đối chọi với nó, vậy thì để đi trước là không đúng. Như vậy có hợp lý không?
  2. Không biết quốc huy là gì
  3. Thủ đô ghi là [[Thành phố Hồ Chí Minh|Sài Gòn]] đã đúng chưa?
  4. Bản đồ để như vậy có hợp lý không?

Xin ý kiến. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 06:36, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Coat of arms

sửa

Is there a reliable source for that coat of arms there. The statesworld.ru website is not reliable.--Antemister (thảo luận) 21:27, ngày 6 tháng 4 năm 2012 (UTC)Trả lời

@Antemister: Ok bro, I see. Free Bloc (thảo luận) 11:11, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Liệu bào này có đúng, họ cho rằng có bằng chứng

sửa
 Thảo luận này được Trần Nguyễn Minh Huy chuyển từ Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên.

[1] --Thuận Đức Hoàng đế 02:26, ngày 28 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

đã xoá nội dung, chờ kiểm chứng. Tuanminh01 (thảo luận) 02:34, ngày 28 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thủ đô

sửa

Thủ đô của chính phủ này nằm ở đâu ở Tây Ninh ?

Nó không có thủ đô. Chiếm được thị xã nào thì đặt trụ sở tạm thời thôi. Xixaxixup (thảo luận) 04:42, ngày 6 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chính xác bạn. Họ chỉ đặt tượng trưng thôi. Chứ Tây Ninh thuộc quyền quản lý của VNCH mà. – 71.204.4.116 (thảo luận) 15:50, ngày 18 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời

@Xixaxixup: Năm 1975 thì Thủ đô ở Sài Gòn. Free Bloc (thảo luận) 11:05, ngày 25 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 9 tháng 3 năm 2018: Căn giữa thanh tập tin quốc ca

sửa

sửa đoạn mã có chứa tập tin quốc ca:
|national_anthem = [[Tập tin:Giải phóng miền Nam, former Vietnamese anthem.oga]]<br />[[Giải phóng miền Nam (bài hát)|Giải phóng miền Nam]]
thành:
|national_anthem = [[Giải phóng miền Nam (bài hát)|Giải phóng miền Nam]]<br/>{{center|[[Tập tin:Giải phóng miền Nam, former Vietnamese anthem.oga]]}}
để căn giữa và phù hợp hơn.
ACoD29 (thảo luận) 07:03, ngày 9 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

  Đã sửa --minhhuy (thảo luận) 07:20, ngày 9 tháng 3 năm 2018 (UTC)Trả lời

BQV tự ý cậy quyền xóa bài không lý do

sửa

Đây là nội dung tôi đóng góp. BQV Tuấn Minh lạm quyền để phá hoại không lý do, có lẽ ăn ngập mõm tiền của ban tuyên giáo để vẽ lịch sử tuyên truyền chính trị rẻ tiền : Theo tường trình của giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Công lập Maine), trung tuần tháng 07 năm 1975, đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nguyễn Văn Lưu và đại diện Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Đinh Bá Thi đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc với vị thế hai quốc gia hoàn toàn độc lập. Ngày 11 tháng 08 năm 1975, Hội đồng Bảo an tiến hành trưng cầu với đa số phiếu thuận, chỉ 1 phiếu chống là Daniel P. Moynihan - đại diện Mỹ tại Hội đồng Bảo an. Lí do được phía Mỹ đưa ra là, trước đó Nam Triều Tiên (thân Mỹ) đã bị gạt khỏi cuộc bỏ phiếu gia nhập này, nên hai quốc gia Việt Nam thân Liên Xô cũng không được gia nhập. Sự kiện này càng thúc đẩy tiến trình đàm phán thống nhất hai miền về phương diện chính trị - quốc phòng.

Nếu bạn viết thông tin thì cần dẫn nguồn mạnh làm bằng chứng.  A l p h a m a   Talk  06:56, ngày 2 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời
  • Nó cứ cậy quyền khóa trang khóa tài khoản bất ngờ rồi xóa link lộn bậy thì dẫn nguồn kiểu gì ? Đàng hoàng thì đã ai thèm nói !

Đã bổ sung và thêm nguồn. Solider789 (thảo luận) 07:20, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cần làm rõ cơ chế lãnh đạo của Đảng Lao động với Chính phủ này

sửa

Hiện tại đang có điểm chưa rõ về cơ chế lãnh đạo của Đảng LĐ với CPCMLT, trên cơ sở thông tin trong bài mình đề xuất sửa như sau, chúng ta cùng thảo luận thêm:

"Theo Điều 14, Hiệp định Genève[1] quy định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ có quyền quản lý hành chính ở phía bắc vỹ tuyến 17, Pháp và sau này là Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa chỉ có quyền quản lý hành chính phía nam vỹ tuyến 17 nhưng không bắt buộc tập kết dân sự và chính trị nên hoạt động lãnh đạo từ Hà Nội đối với lực lượng Việt Minh ở miền Nam chỉ được thực hiện qua hệ thống của Đảng Lao động mà không thể thực hiện qua hệ thống quản lý hành chính thông thường. Nói cách cụ thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không thể chỉ đạo Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhưng Đảng Lao động thì có thể thông qua hệ thống cơ quan Đảng nằm đan xen trong Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa với mặt công khai là Đảng Nhân dân Cách mạng.

Hệ thống chính trị của Chính phủ Cách mạng lâm thời được xây dựng tương tự như hệ thống chính trị ở miền Bắc. Theo đó, hệ thống chính trị gồm 3 trụ cột gồm: Đảng, Mặt trận và Chính quyền. Đảng Nhân dân Cách mạng (bộ phận công khai của Đảng Lao động ở miền Nam) sẽ lãnh đạo về mặt chính trị, quyền lực hành pháp thuộc về Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, quyền lực lập pháp thuộc về Đại hội Đại biểu quốc dân miền Nam Việt Nam, Mặt trận giữ vai trò giám sát và huy động sự ủng hộ về chính trị. Hệ thống này tuân theo một nguyên tắc Leninist là hay "tập trung dân chủ." Nguyên tắc cơ bản có thể hiểu như sau:

  • Những vấn đề thuộc về nội bộ của Đảng sẽ do các cơ quan của Đảng quyết định.
  • Với thẩm quyền của mình, Đảng quyết định về đường lối chính trị và các chủ trương lớn. Trong đó, việc thực hiện các chủ truơng này được thể chế hóa thông qua hệ thống các cơ quan Đẩng, bao gồm các Đảng bộ, Đảng ủy và cấp ủy các cấp bằng các nghị quyết, chỉ thị, thông tri khác nhau. Thành viên của Chính phủ Cách mạng lâm thời và Mặt trận có thể tham gia vào quá trình này nếu họ đồng thời là Đảng viên. Do đó, Đảng Lao động vẫn có thể tác động tới Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
  • Với hệ thống Đảng viên và tổ chức Đảng nằm đan xen với hệ thống chính quyền và Mặt trận, các chủ trương, đường lối của Đảng sẽ được thể chế hóa thành pháp luật hay các văn bản của họ về nguyên tắc, cơ quan Đảng thuộc thẩm quyền có thể ra đường lối chủ trương theo quan điểm của chính họ, thông thường sẽ lấy ý kiến của cơ quan chính quyền, đoàn thể, các cơ quan chính quyền liên quan, sau đó Đảng ra quyết định theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
  • Những vấn đề thuộc phạm vi cơ quan nào phụ trách trực tiếp, cơ quan đó có quyền đệ trình ra cấp ủy Đảng quyết định, hoặc cấp ủy Đảng có quyền yêu cầu cơ quan đó đệ trình vấn đề mà cơ quan đó phụ trách để cơ quan Đảng ra quyết định. Cơ quan Đảng dựa vào đệ trình của cơ quan bên Mặt trận, chính quyền xem xét quyết định, sau đó sẽ đưa lại cho bên Mặt trận và chính quyền thể chế hóa thành đường lối, pháp luật của họ.
  • Các vấn đề mang tính sự vụ, hành chính, hay không quan trọng, bên Mặt trận, đoàn thể chính quyền tự quyết sau đó báo cáo lại cấp ủy Đảng, thậm trí không cần báo cáo.
  • Về mặt chính quyền, Chính phủ Cách mạng lâm thời độc lập với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chỉ chịu sự tác động của Đảng Lao động theo kênh Đảng như đã đề cập phía trên. Trên cơ sở đường lối về mặt chính trị do Đảng Lao động đề ra, phía chính quyền của Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ có những cuộc thảo luận nội bộ giữa các cơ quan thuộc chính quyền để đưa ra các biện pháp cụ thể, thậm chí thể chế hóa thành pháp luật. Do đó, các biện pháp cụ thể khi triển khai sẽ không mâu thuẫn với đường lối chính trị của Đảng. Trường hợp trong quá trình triển khai có khúc mắc, trong thẩm quyền của mình, phía Chính quyền sẽ tự giải quyết trên cơ sở tuân thủ đường lối chính trị của Đảng. Trường hợp khi các biện pháp của Chính quyền vẫn không đáp ứng yêu cầu về mặt thực tiễn, đòi hỏi có đường lối chính trị mới để phù hợp với tình hình thực tế, phía Chính quyền sẽ thông qua hệ thống cấp ủy nằm trong chính quyền để báo cáo và đề nghị phía Đảng thay đổi đường lối. Phía Chính quyền chỉ có thể tác động đối với Đảng khi thành viên của Chính quyền tham gia Đảng với tư cách Đảng viên.

Cơ chế lãnh đạo theo chiều dọc từ cấp trung ương đến xã, thôn, bản, ấp, các chi bộ Đảng. Theo chiều ngang có đảng bộ các cơ quan mặt trận, đoàn thể, chính quyền, sở ban ngành. Các cơ quan tổ chức quan trọng ngoài đảng bộ, là các đảng đoàn và ban cán sự đảng do cấp trên bổ nhiệm xuống. Trong Quân Giải phóng áp dụng cơ chế quản lý riêng.

Thực tế trong suốt cuộc chiến tranh nhiều lần bên Đảng có họp bàn về vấn đề có công khai trước toàn thế giới là Đảng Lao động lãnh đạo cách mạng miền Nam hay không, hay là để bên Mặt trận và chính phủ công khai, còn Đảng đứng sau lưng, và gần như lần nào cũng là quyết định vẫn nên để bên Mặt trận đứng công khai, chứ chưa tiện để Đảng đứng công khai. Việc thành lập chính quyền cũng bàn từ năm 1960 nhưng nhiều vấn đề nên luôn gác lại, liên quan vấn đề chủ trương là Mặt trận đấu tranh vũ trang nhưng luôn để ngỏ thành lập một chính phủ liên hiệp với những thành phần khác ở Sài Gòn, hay là vấn đề thành lập chính phủ gây khó khăn thế nào về pháp lý đối với vai trò của chính quyền ngoài Bắc đối với miền Nam, ngoài ra còn do các vùng cách mạng kiểm soát không ổn định, đa số là vùng phên dậu, "ngày Quốc gia đêm Việt cộng" rất phổ biến, mà chủ trương chính là đánh suy yếu đối phương hơn là giành dân lấn đất do khả năng quản lý còn kém của bên cách mạng, thiếu nhân vật lực, nên các vấn đề thành lập chính quyền hay bị gác lại. Có một thực tế là khi có đất quản lý, thì người dân tự quản là chính, còn bên đảng hay Mặt trận, và sau là chính quyền cử cán bộ quản lý, nhưng cơ chế đơn giản.

Việc thành lập chính phủ năm 1969 mục đích chính là phục vụ cho ngoại giao, đàm phán. Nguyễn Hữu Thọ đứng gần như ngang và độc lập với Hồ Chí Minh, hai người có quyền lực hành pháp riêng. Về bề ngoài Mặt trận là một phong trào chính trị, có quyền hành pháp độc lập (khi chưa có chính quyền), không lệ thuộc Chính phủ ngoài Bắc. Đến năm 1968 khi Quân Giải phóng tấn công các đô thị, lúc này cần thiết có một Mặt trận khác thu hút các lực lượng ở các đô thị, các tầng lớp trên trong xã hội đô thị miền Nam, do đó ra đời Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam. Tổ chức này về hình thức bên ngoài là sự nổi dậy của quần chúng đô thị mà lập ra, nên khi Quân giải phóng vào Huế, thì dùng cờ của tổ chức Liên minh, không dùng cờ Mặt trận.

Căn cứ theo Điều 14 của Hiệp định Geneve, do không phải tập kết bộ phận phía Nam nên Đảng Lao động vẫn có thể tiếp tục lãnh đạo Chính phủ Cách mạng lâm thời và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thông qua kênh lãnh đạo của Đảng.

Việc thành lập chính thể mới, nhằm nâng phe cách mạng miền Nam ngang hàng với Sài gòn, nhưng miền Bắc không thể dễ can thiệp các vấn đề miền Nam về mặt pháp lý. Tranh cãi nhiều nhất vẫn là vấn đề pháp lý cho quân đội ngoài Bắc vào miền Nam. Năm 1954 theo Hiệp định Genève, thì Quân đội nhân dân phải rút khỏi miền Nam và Lào, Campuchia, nhưng lực lượng chính trị của cách mạng (Liên Việt) được ở lại miền Nam. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có thẩm quyền ở trong Nam, ngoài việc được bố trí lực lượng chính trị ở lại để chuẩn bị cho tổng tuyển cử. Do đó Mỹ về sau khi phát hiện quân ngoài Bắc ở trong Nam lấy cớ đó để đổ bộ quân vào. Miền Bắc lại đưa ra lập luận bên Mỹ và Sài Gòn vi phạm hiệp định trước và họ khẳng định lại chủ quyền cả nước (khi bên kia đã vi phạm), nhưng mặt khác có sự ra đời của Mặt trận, nên họ chỉ nói là đi giúp thôi. Do đó mà họ gọi quân đội nhân dân ở miền Nam là Quân Giải phóng. Trong khi đối phương yêu cầu gọi quân đó là Quân đội nhân dân, và là chủ đề gây tranh cãi đến khi hiệp định Paris ký kết.

Theo hiệp định này thì miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội là Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Quân Giải phóng. Như vậy việc Mỹ thừa nhận Quân đội nhân dân ở miền Nam là một bộ phận Quân Giải phóng cũng là đồng nghĩa họ phải thừa nhận đội quân đó được phép ở lại. Lúc này bên cách mạng thừa nhận công khai việc chi viện của miền Bắc cho miền Nam như đã có trước đó, nhưng rõ ràng hơn. Có một thực tế là rất nhiều cán bộ Chính phủ cách mạng là người miền Bắc, nhiều cán bộ miền Bắc trong phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam đi đàm phán ở Paris, hay hiện diện ngay Sài Gòn tại trại David. Bộ Tư lệnh quân giải phóng cũng có nhiều người là tướng lĩnh của Quân đội nhân dân như Tướng Trà khi đến làm nhiệm vụ tại trại David năm 1973 với tư cách tư lệnh Quân giải phóng, ông công khai với đối phương là trung tướng Quân đội nhân dân.

Đảng Nhân dân cách mạng về lý thuyết là phục tùng nghị quyết Đại hội III về cách mạng hai miền, nên tách ra về tổ chức, họ vẫn theo đường lối Đại hội III, nhưng không lệ thuộc Đảng Lao động sau đó. Về đảng đoàn, thì ở cả Mặt trận, Liên minh, và Chính phủ đều thành lập, giúp cấp ủy đảng, quán triệt các quyết định của Đảng ở các cơ quan đoàn thể đó. Các cuộc họp của đảng đoàn thường là kín, hiếm khi mời những người ở ngoài đến họp. Bên Mặt trận và Chính phủ thì có những đảng viên công khai là đảng viên của Đảng nhân dân cách mạng (sau 1973 họ có thể công khai người của Đảng Lao động nữa), đảng viên bí mật, đang hoạt động trong hai đảng khác và ngoài đảng. Bên Liên minh thì chỉ toàn là đảng viên bí mật và ngoài đảng. Mặt trận, Liên minh và Chính phủ có thể họp liên tịch.

Các cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Trung ương Đ, hay của Trung ương Cục... đều có thể mời các đảng viên không phải là người của cơ quan đó đến dự nhưng họ không có quyền biểu quyết. Thực tế năm 1959 Hội nghị Trung ương 15 có một số cán bộ miền Nam ra không phải ủy viên Trung ương tham dự. Ông Nguyễn Hữu Thọ và một số cán bộ Mặt trận khác, các tướng lĩnh chiến trường cũng từng dự một số cuộc họp Bộ Chính trị. Các cuộc họp Trung ương Cục thường xuyên mời lãnh đạo bên Mặt trận, Chính phủ tham dự nếu liên quan trách nhiệm của họ.

Đối với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và lực lượng An ninh Giải phóng miền Nam Việt Nam, hệ thống chính trị 3 trụ cột gồm Đảng, Mặt trận và Chính quyền cũng được áp dụng tương tự. Do thành phần Bộ Tư lệnh đồng thời là thành viên của Trung ương Cục nên về thực chất, Đảng Lao động vẫn có thể nắm quyên chỉ đạo các lực lượng vũ trang ở miền Nam mà không vi phạm Hiệp định đồng thời tạo tính độc lập giữa lực lượng vũ trang chính quy ở miền Nam với lực lượng vũ trang chính quy ở miền Bắc. Ví dụ tiêu biểu là khi tiến hành công tác, các đơn vị Quân Giải phóng đều được chỉ đạo về mặt chính trị bởi Chính trị viên hoặc Chính ủy và chỉ đạo về mặt chính quyền bởi Chỉ huy và Tư lệnh. Trước trận đánh, trên cơ sở tham khảo ý kiến của Tư lệnh và Tham mưu trưởng, Chính ủy/Chính trị viên sẽ đề ra đường lối tổng thể. Khi tiến hành thực hiện, Tư lệnh/Chỉ huy trưởng có toàn quyền chỉ huy trên cơ sở đường lối tổng thể. Trường hợp cần thay đổi đường lối tổng thể, Tư lệnh và Tham mưu trưởng báo cáo, đề xuất lại với Chính ủy/Chính trị viên để có quyết định mới. Việc áp dụng lãnh đạo theo kênh Đảng kết hợp kênh Chính quyền và Mặt trận được áp dụng tương tự đối với bộ máy dân sự để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng nhưng cũng tránh mất dân chủ trong quá trình ra quyết định của Đảng. Về bí mật, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh miền chỉ chỉ đạo B2 (về Đảng năm 1964 tách Khu V về Trung ương, khi đó Bí thư khu V của ông Võ Chí Công chức vụ gần tương đương bí thư Trung ương Cục). Mỗi khu ủy tương ứng là quân khu. Sau này có tình trạng tách B3 khỏi B1, rồi hình thành B5 từ B4, nhưng B3 vẫn trong quân khu V, B5 vẫn trong quân khu Trị Thiên. Năm 1975 trước yêu cầu phải thống nhất về kinh tế một số mặt quan trọng nên Trung ương yêu cầu Chính phủ Cách mạng Lâm thời dưới quyền cả Hội đồng chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, để có một chính sách thống nhất về một số mặt quan trọng đó."

Rất mong các bạn có ý kiến thảo luận để cung cấp thông tin chính xác nhất.Khongthetinnoi (thảo luận) 08:19, ngày 15 tháng 7 năm 2021 (UTC)Trả lời

Rất mong bạn Nguyenmy2302 (thảo luận · đóng góp) vào thảo luận cùng.

Tham khảo

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 13 tháng 2 năm 2022

sửa

Giải_phóng_miền_Nam,_former_Vietnamese_anthem.mp3Hoanganhtuan6a6 (thảo luận) 03:44, ngày 13 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

  Từ chối Tập tin không tồn tại. NguoiDungKhongDinhDanh Name me 06:35, ngày 13 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 17 tháng 6 năm 2022

sửa

Thay đổi đường dẫn từ Y-bih Alê-ô (Danh sách Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời-Các ủy viên) đến Y Bih Aleo vì đã có bài wiki về Y Bih Aleo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Y_Bih_Aleo Minomday (thảo luận) 12:37, ngày 17 tháng 6 năm 2022 (UTC)Trả lời

@Minomday:   Đã thực hiện Danh tl 12:43, ngày 17 tháng 6 năm 2022 (UTC)Trả lời

Cần xem kỹ lại Quốc huy

sửa

Phiên bản Quốc huy mà bài viết này đang sử dụng đã được đặt nghi vấn về tính chính xác và đã được thay thế ở các ngôn ngữ khác (như bài tiếng Anh). Tôi đề nghị loại bỏ Quốc huy này ra khỏi bài viết và kiểm chứng các thông tin lại kỹ hơn cũng như sử dụng 1 quốc huy thay thế. – Hwi.padam (thảo luận) 18:02, ngày 15 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

 Y Tôi đã thay bằng Huy hiệu của MTDTGPMNVN như trên Wiki tiếng Anh. nguyenasia18 (thảo luận) 06:52, ngày 5 tháng 9 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tính chân thật của bài viết.

sửa

Bài này liệu có đúng không vậy? Mình thấy bài này góc nhìn khá một chiều, viết tắt nhiều và sai chính tả cũng nhiều. – DongNhutHuy0902 (thảo luận) 07:01, ngày 12 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời

@DongNhutHuy0902: Bạn có thể mặc định coi mọi thông tin không nguồn là sai và thẳng tay xoá đi vì những thông tin như vậy chỉ gây hại cho người đọc. Danh tl 17:36, ngày 12 tháng 5 năm 2023 (UTC)Trả lời
Theo tôi thì bài này quá sơ khai, tậm chí bài tiếng Anh còn chi tiết hơn, có lẽ một phần vì người ta chỉ để ý nhiều đến Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chứ không phải chính quyền này đằng sau nó. Tôi sẽ đề xuất hợp nhất bài này với bài Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hoặc phát triển nó. – NightJasian (thảo luận) 15:34, ngày 29 tháng 9 năm 2023 (UTC)Trả lời

Bài viết không nôi bật

sửa

Tôi đề xuất hợp nhất bài này với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hoặc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lý do thì vì bài này quá sơ khai và sự thực là chính phủ này và nhà nước này gần như là một, không cần viết 2 bài trùng lặp thông tin quá nhiều. – NightJasian (thảo luận) 15:39, ngày 29 tháng 9 năm 2023 (UTC)Trả lời

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt NamMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là khác nhau - This user is basically just a viwiki editor (Thảo luận) 16:39, ngày 29 tháng 9 năm 2023 (UTC)Trả lời
Tôi đồng ý đề xuất hợp nhất bài này với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, bài này quá sơ khai gây khó khăn khi tìm kiếm thông tin – Anh Quan0801 (thảo luận) 13:37, ngày 20 tháng 8 năm 2024 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”.