Thảo luận:Công ty Liên Thành

Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Minh Tâm-T41-BCA trong đề tài Thẻ Đề nghị xoá nhanh vì không nổi bật

Gửi bạn Trần Nguyễn Minh Huy,

Nếu bạn thấy thông tin của tôi đưa ra thiếu khách quan, xin bạn cứ chỉ rõ. Nhưng tôi xin nhấn mạnh: tôi chỉ phản ánh trung thực thông tin về Công ty Liên Thành mà không hề có ý tâng bốc hay quảng cáo cho công ty này.

Tôi đã bỏ biển "xóa vì quảng cáo" và thay thế bằng các biển cảnh báo về chất lượng của bài. Trong SGK Việt Nam có nhắc đến công ti Liên Thành như là một trong những nhà tư sản dân tộc đầu tiên của VN ở thế kỷ 20, trong sách của cụ Nguyễn Hiến Lê cũng có nhắc đến công ti và đến ông Nguyễn Trọng Lợi như một trong những người ủng hộ phong trào Duy Tân. Rõ ràng đây là một bài viết đề cập đến 1 vật thể thuộc phạm trù lịch sử chứ không phải là một bài quảng cáo cho 1 công ti. Tuy nhiên bài viết chất lượng không cao vì không có nguồn và chưa được wikify. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 18:42, ngày 1 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

THTQ và HCM

sửa

Tôi đã xóa phần người của LTTQ lo hộ chiếu cho Bác Hồ vì chú thích chỉ nói rằng Cha tôi mang tên là Nguyễn Như Chuyên đã làm thủ tục xuất cảnh xuống tàu. Ngày 5 tháng 11 năm 1911, con tàu Amiral Latouche Tréville khởi hành, rời bến Nhà Rồng, đưa Văn Ba và cha tôi hướng về Pháp...

Đọc phần liên kết ngoài của trang lichsuvietnam thì cũng thấy đề cập đến mối quan hệ của LTTQ và HCM, vậy nếu có thể thì nên có thêm mục quan hệ này nữa.

Ý kiến tôi hỏi "tổng cuộc" khác thì phân cuộc".--Павел Корчагин (thảo luận) 14:03, ngày 2 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

LTTQ và HCM

sửa

Trong kỷ yếu toạ đàm "“HỒ CHÍ MINH HÀNH TRÌNH CỨU NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA DỤC THANH HỌC HIỆU VÀ LIÊN THÀNH THƯƠNG QUÁN” năm 2006 có người đưa ra chứng cứ lịch sử quan trọng về 2 việc: 1) Cụ Trần Lệ Chất và cụ Hồ Tá Bang đứng ra lo hộ chiếu cho Nguyễn Tất Thành 2) LTTQ đã cho người ra bến tàu trao cho NTT 27 đồng bạc Ðông Dương, nhưng NTT ngần ngừ và chỉ cầm 18 đồng.

Nội dung thứ nhất có trong Liên Thành Thông Sử của Hồ Tá Khanh. Chứng cứ của nội dung thứ 2 gồm bản chép lưu tay của ông Võ Văn Trang - kế toán viên của LTTQ và 9 đồng bạc do ông Võ Huy Quan - nguyên CB Bảo tàng TP HCM - còn giữ lại đến ngày nay.

Liệu 2 nội dung này có thể cho vào hay không? Tôi có Liên Thành Thông Sử, nhưng bản này do in quá ít nên khả năng phối kiểm theo TC của Wiki chắc không đạt. Còn kỷ yếu toạ đàm chưa xuất bản, hơn nữa một buổi toạ đàm lịch sử liệu có đủ tính chính danh cho những thông tin trên hay không?

BTW, các bạn viết giỏi quá. Tazadeperla (thảo luận) 03:14, ngày 3 tháng 4 năm 2010 (UTC) TazaTrả lời

Bạn cứ đưa vào đi. Vì LTTS là tài liệu lịch sử trực tiếp, giá trị cao nhất. Còn tài liệu trong tọa đàm tuy chỉ là tài liệu gián tiếp, nhưng là kết quả nghiên cứu của nhiều học giả, tính khác quan cũng tốt hơn nhiều so với nhiều tài liệu thứ cấp khác. Bring Vietnam to the world (thảo luận) 18:38, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)Trả lời

Thẻ Đề nghị xoá nhanh vì không nổi bật

sửa

Tôi lại thấy có một IP phá hoại (123.19.47.98) ở đây. Nếu muốn nói bài này không nổi bật, hãy nêu lý do tại sao? Ở Việt Nam, mỗi thứ liên quan đến Hồ Chí Minh đều được biến thành nhà/viện bảo tàng, thì tại sao một di sản của phong trào Duy tân đầu thế kỷ 20 lại được cho là thứ yếu? Hơn nữa, trên phương diện xã hội, khi tất cả những thương hiệu nổi tiếng cùng thời của lịch sử đều đã chết sau những biến động, thì Liên Thành là một thành tích đáng để tôn vinh chứ?

Một số IP kiểu này đang chơi trò ném đá giấu tay, kích động mâu thuẫn. Tôi đã lùi bỏ biển. Ai cũng có thể làm như vậy nếu thấy cắm biển vô lý. --Двина-C75MT 12:03, ngày 12 tháng 5 năm 2010 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Công ty Liên Thành”.