Thảo luận:Công tử Bạc Liêu

Bình luận mới nhất: 11 năm trước bởi Dinhhoangdat trong đề tài Quá vội vàng?

Có nhiều người cùng có tên "Công tử Bạc Liêu"

sửa

Nhóm các công tử Bạc Liêu không phải là một cụm từ thông dụng, ít xuất hiện trên báo chí, và chỉ vài phóng viên dùng, định nghĩa không rõ ràng, không xác định rõ thành viên, cách viết lại nặng thành kiến đấu tranh giai cấp kiểu xưa (hễ tư sản là xấu). Nên đây không thể là một chủ thể bách khoa, bài nên xóa hay là nhập vào bài công từ Bạc Liêu. --178.203.190.32 (thảo luận) 05:39, ngày 19 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Tôi cũng đồng ý kiến trên. Thái Nhi (thảo luận) 13:12, ngày 19 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời
Trong bài Những "quái nhân" của nhà công tử Bạc Liêu được trích từ báo Đất Việt và đăng lại trên 24H.COM.VN thì ngay đầu bài viết có một đoạn trích như sau:
"Đầu thế kỷ 20, người Sài Gòn lục tỉnh gọi công tử Bạc Liêu là để chỉ một nhóm người giàu có, nức tiếng ăn chơi, chứ không hẳn riêng một người."
Trong bài CÔNG TỬ BẠC LIÊU – SỰ THẬT VÀ GIAI THOẠI (kỳ 20) của Trang thông tin chính thức của Đài PT-TH Bạc Liêu trích bài từ Báo Bạc Liêu có đoạn:
"Phan Kim Cân ăn chơi là thế nhưng trong sách “Bạc Liêu xưa và nay” của Huỳnh Minh cho rằng nhóm Công tử Bạc Liêu ai cũng đáng khen, bởi Cân giàu có, xuất thân từ tầng lớp thượng lưu nhưng Cân trọng nghĩa khinh tài, ai hoạn nạn, Cân cũng ra tay giúp, đặc biệt là những cán bộ cách mạng thì được Cân cưu mang, chăm sóc đặc biệt. Khi chí sĩ Nguyễn An Ninh đến Bạc Liêu thì được Cân mời về nhà hậu đãi và giúp đỡ đủ điều.
Theo bài Chuyện công tử Bạc Liêu và “đại yến gan rồng” trên báo Lao Động, tác giả Lục Tùng - Nhật Hồ được trích lại trên trang web của Cơ quan của TW Hội Khuyến học Việt Nam. Ngay đầu bài có viết:
"Công tử Bạc Liêu là thành ngữ xuất phát từ cuộc đời ăn chơi trở thành “huyền thoại” của những cậu ấm từ vùng đất từng được mệnh danh là giàu nhất Nam Bộ."
Rõ ràng là có nguồn đề cập đến vấn đề này. Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 06:11, ngày 21 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời
Người tạo bài lại tùy ý thêm bớt nhân vật, như thay vì Phan Hộ Biết, lại thêm Trần Trinh Khương, nhân vật không được nhắc đến trong "nguồn dẫn" về Nhóm các công tử Bạc Liêu. Cũng có nguồn cho biết Công tử Bạc Liêu không chỉ là những người trong gia tộc Trần Trinh Huy [1] --178.203.190.32 (thảo luận) 04:21, ngày 22 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời
Ip có đọc kỹ bài viết chưa vậy. Phan Hộ Biết là ông ngoại và ông nội của các công tử sao lại xuất hiện trong bài công tử ??? trừ khi IP chứng minh được lão gia này là ... công tử cùng với nguồn dẫn chứng. Đây là viết bài chứ không phải chép nguyên văn không chọn lọc Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 12:54, ngày 22 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Quá vội vàng?

sửa

Tôi cho là Thái Nhi đã quá vội vàng, khi chuyển bài Công tử Bạc Liêu trước đây (bài có từ năm 2006 và nói riêng về Trần Trinh Huy) về Trần Trinh Huy, và đem bài Nhóm các công tử Bạc Liêu thế vào trang này. Theo tôi, việc Công tử Bạc Liêu là một cụm tử chỉ riêng một người hay chỉ mõt nhóm người (mà nhóm người chính xác gồm những ai, ai phân loại?), nhưng có thể gây tranh cãi:

  1. Bài Công tử Bạc Liêu trước đây (nói riêng về Trần Trinh Huy) đã có từ năm 2006, hàng ngàn người đã xem, chỉnh sửa, không ai có ý kiến gì khác, và như thế có thể xem là nhiều người đã mặc nhiên đồng ý là cụm từ Công tử Bạc Liêu là của riêng ông Trần Trinh Huy. Những người còn lại có thể xếp vào mục "Gia tộc Công tử Bạc Liêu" ?
  2. việc Công tử Bạc Liêu là một cụm tử chỉ riêng một người hay chỉ một nhóm người (mà nhóm người chính xác gồm những ai, ai xếp hạng?) là một việc còn có thể tranh cãi. Việc thành viên DinhHoangDat chỉ ra 1 nguồn cho biết "người Sài Gòn lục tỉnh gọi công tử Bạc Liêu là để chỉ một nhóm người giàu có, nức tiếng ăn chơi, chứ không hẳn riêng một người", nhưng chắc sẽ có số nguồn áp đảo hơn rất nhiều cho biết công tử bạc Liêu là đích danh Trần Trinh Huy, ví dụ [2]. Nguồn của DinhHoangDat cũng có chỗ viết là những người trên là thuộc Gia tộc Công tử Bạc Liêu (chứ chưa hẳn họ chính là -hay thuộc về- Công tử Bạc Liêu). Cũng có nguồn cho biết Công tử Bạc Liêu không chỉ là những người trong gia tộc Trần Trinh Huy [3]
  3. 2 nguồn của DinhHoangDat ở trên thật ra đều dẫn từ nguồn chính là sách Bạc Liêu xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh mà có ý kiến cho là "trong các công trình biên khảo của ông có nhiều sai sót cơ bản" [4], như vậy đây chưa hẳn là một tác giả uy tín có thể dùng làm nguồn mạnh. Việc biên khảo những sách lịch sử, địa lý theo thị hiếu đã có một thời bùng nổ tại VN; và nhiều nhà biên khảo không chuyên viết nhiều cuốn sách kiểu chép nhặt vụn vặt, mà độ xác thực TrungDa đã vài lần lên tiếng. Viết sách biên khảo (đúng ra là sưu tầm, chép lại từ nhiều nguồn, thêm chút tường thuật và vài tấm hình) kiểu này, có thể viết trong 3 ngày.

Do đó, theo tôi, việc TháiNhi (dùng chức năng BQV xóa trang), theo lời yêu cầu của 1 cá nhân DinhHoangDat mà không suy xét, và thay đổi 1 sự việc đã được định hình từ 6 năm nay, mà không qua thảo luận trước, là một việc quá vội vàng và có thể gây tranh cãi. Đúng ra nên thảo luận trước khi có thay đổi lớn như thế. --178.203.190.32 (thảo luận) 04:21, ngày 22 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời

Ở wiki không có gì là bất biến. Và việc di chuyển này là có sự cân nhắc.
  • Đầu tiên là thuật ngữ "Công tử", được dùng cho thế hệ con cháu đại phú hộ Nam Kỳ là những tay chơi cự phách. Tùy theo khu vực có Trần Trinh Đinh (Bạc Liêu), Lê Công Phước (Mỹ Tho), Dương Văn Quảng *Cần Thơ), Châu Văn Sanh (Vĩnh Long),...
  • Nổi danh đầu tiên là Công tử Bạc Liêu đầu tiên phải kể đến Trần Trinh Đinh, anh ruột Trần Trinh Huy. Ngoài ra có anh em con cậu Phan Kim Cân, hoặc chẳng họ hàng gì như Huỳnh Văn Phước. Tuy nhiên, khi Ba Huy về nước, đẳng cấp tay chơi ông lấn át các công tử Bạc Liêu còn lại đến nỗi nói đến Công tử Bạc Liêu là nghĩ đến ông, thậm chí một số giai thoại của các công tử khác cũng được gán cho ông. Sức lấn át này mạnh đến nỗi người ta chỉ biết mỗi công tử Bạc Liêu chứ không nhớ các công tử khác và nói tới công tử Bạc Liêu, người ta cũng nhớ nhiều đến Trần Trinh Huy.
  • Các nguồn về các công tử (cả Nam Kỳ chứ không mỗi Bạc Liêu) có nhiều khảo cứu khá tốt, vì tư liệu lưu tại chỗ còn khá nhiều. Về công tử Bạc Liêu có thể tham khảo thêm của tác giả Phan Trung Nghĩa, cũng là một tác giả có khảo cứu có giá trị về công tử Bạc Liêu.
  • Khi trước viết bài Công tử Bạc Liêu, nhân lực còn ít, chưa đủ khả năng phát triển bài. Nay có điều kiện phát triển bài tốt hơn, chính xác hơn sao lại không làm? Trước khi di chuyển bài, tôi cũng đã thảo luận trong phần "Nhóm các công tử" lẫn trong phần BQXB, sau khi tham khảo và có đề xuất mới thực hiện chuyển đổi, có lẽ không đến nỗi vội vàng lắm. Thái Nhi (thảo luận) 05:10, ngày 22 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời
Thái Nhi đã trả lời quá đầy đủ rồi. Bài có từ lâu không có nghĩa là bài đã hoàn chỉnh và không thể được sửa. Người ta càng ngày càng phát triển, thật không thể hiểu IP này sao lậi bảo thủ vậy chứ Đinh Hoàng Đạt --thảo luận_ 12:54, ngày 22 tháng 12 năm 2012 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Công tử Bạc Liêu”.