"Cái chết của Mèo Béo" là một bài viết tốt của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn!
Cái chết của Mèo Béo đã được đưa lên Trang Chính Wikipedia tiếng Việt trong mục Bạn có biết của tuần từ ngày 20 tháng 5 năm 2024. Nội dung như sau: "Bạn có biết
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Trung Hoa, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Trung Quốc. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
vui lòng ghi rõ chứng cứ chứng minh việc liên quan của 2 vấn đề. Đây là wiki trang mang hướng trung lập và chứng cứ, không phải là nơi để các bạn nêu nghi vấn không có căn cứ chứng minh. Nếu không có bằng chứng liên quan giữa 2 vụ việc thì sẽ xóa những thứ ngoài lề. – Minhtri02101996 (thảo luận) 04:04, ngày 11 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
Tôi đã phục hồi thông tin gốc. Không có cơ sở nào để nói việc dùng nguồn RFA là "chính trị hóa" vụ việc, mà kể cả có là vậy thì nó cũng là một phần thông tin của vụ việc và Wikipedia không "né tránh" nó kể cả khi nó mang tính chính trị. RFA là nguồn thông tin được chấp nhận ở Wikipedia tiếng Việt, bên cạnh đó nguồn từ Tinh Châu nhật báo cũng không có vấn đề gì, và vụ việc này nều có liên quan chính trị thật thì Wikipedia chỉ đơn giản là phản ánh điều đó từ thông tin có trong nguồn. Việc đưa một số thông tin có vẻ "bất lợi" cho chính phủ Trung Quốc cũng không gây thiếu trung lập bởi thông tin này chỉ là một vài câu văn ít ỏi không gây áp đảo lên dung lượng bài khiến bài mất cân bằng giữa các quan điểm, và bài viết nhìn chung đang trình bày các thông tin liên quan đến vụ việc một cách bao quát nhất có thể. --minhhuy(thảo luận)07:23, ngày 12 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
RFA và Tinh Châu nhật báo chính là "bằng chứng". Wikipedia không tuyên bố thông tin trên có đúng hay không, nó chỉ dẫn lời gián tiếp từ RFA và Tinh Châu nhật báo, là hai nguồn đủ mạnh và đáng tin cậy ở một mức độ nào đó đối với phạm vi bài viết này, một cách rõ ràng. Wikipedia không hề đưa ra tuyên bố nào là nghiên cứu chưa công bố từ chính trang web này. Wikipedia cũng không tự mình đặt ra nghi vấn nào, và việc tìm "bằng chứng" là trách nhiệm của những trang báo ấy và những bên liên quan khác, không phải của Wikipedia. Bạn nên tìm hiểu thêm cách Wikipedia trình bày nội dung thay vì liên tục lùi sửa với lý do thiếu chính đáng kiểu "thông tin không liên quan đến bài viết" (trong khi thực tế thông tin ấy hoàn toàn liên quan đến chủ thể bài viết), điều mà có thể dẫn đến việc bạn bị vô hiệu hóa sửa đổi. --minhhuy(thảo luận)16:57, ngày 12 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời
mời bạn đưa ra bằng chứng để chứng minh việc này, không thể trả lời "đáng tin cậy ở một mức độ nào đó" mức độ nào đó là mức độ nào trên thang điểm từ 0 -> 10. Xin nhắc lại 1 lần nữa Wiki là BÁCH KHOA TOÀN THƯ MỞ thể hiện tính trung lập, cung cấp kiến thức về 1 sự việc, sự kiện có bằng chứng xác thực rõ ràng. Không phải là nơi để bạn nêu nghi vấn mà kêu chứng minh thì lại bảo đó là nguồn tin cậy ở 1 mức độ nào đó. Tôi vẫn sẽ xóa thông tin trên cho đến khi bạn và IP kia đưa ra bằng chứng, chứng minh tính liên quan giữa 2 sự việc kia. – Minhtri02101996 (thảo luận) 02:13, ngày 13 tháng 5 năm 2024 (UTC)Trả lời