Thảo luận:Biển Đông

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi Doãn Hiệu trong đề tài Người Việt gọi là biển Đông

Tên quốc tế

sửa

Hình như người ta dựa vào một số tiêu chí như vùng đất liên quan để đặt và đăng ký tên với hiệp hội địa lý thế giới. Các tên biển Nam Trung hoa, biển Nhật Bản, vịnh Thái Lan đúng là không nói lên chủ quyền của các nước Trung Hoa, Thái Lan. Gần đây có nhiều tranh cãi về tên biển Nhật Bản và người ta có nhắc đến việc đăng kỳ tên với hiệp hội địa lý quốc tế, đó là hiệp hội gì, ở đâu ? các tên này được đăng ký chính thức từ năm nào. Cũng nói luôn trước 1954 nước ta chưa được thế giới biết đến với tên là Việt Nam như là một nước độc lập vì vậy người ta đặt tên vịnh Thái Lan là có cơ sở.Một quốc gia yếu đuối bị đô hộ có cũng như không.

Các thông tin khác

sửa

Bài còn cần bổ sung các thông tin về diện tích, độ sâu, tính chất nước biển, hệ động thực vật, các túi dầu khí v.v.

Lãnh hải

sửa

Bài cần bổ sung diện tích lãnh hải theo luật quốc tế, vùng lợi ích kinh tế.

Trung lập

sửa

Chú ý rằng theo bản đồ của Trung quốc (CHNDTH) thì vùng lãnh hải của họ như cái lưỡi của con bò kéo dài đến tận Malaysia (!?) trùm gần hết biển Đông,trong khi vùng tiếp giáp với biển Nhật Bản họ chỉ dám vẽ vùng tranh chấp với gạch chéo, rõ ràng quá rồi phải không.. Bài viết được tôi sửa lại cho có tính trung lập của người Việt. Nghĩa là xác lập chủ quyền theo tài liệu lịch sử, không chấp nhận xác lập theo kiểu đã rồi, "khép lại quá khứ nhìn về tương lai", ỷ mạnh tham lam, nổ súng, thả bom, chiếm của người ta rồi nói thế mà nghe được sao? chiếm của người khác rồi dùng từ thương lượng là thương lượng kiểu gì? nếu chúng ta lập lại câu "bỏ qua chủ quyền cùng nhau hợp tác khai thác kinh tế trên tinh thần hợp tác và hiểu biết, nhượng bộ lẫn nhau" thì gọi đó là thái độ trung lập được không. Đành rằng chúng ta là nước nhỏ, khả năng quân sự, chính trị, kinh tế không bằng người, thôi thì chịu nhìn họ đánh đảo, chiếm đất nhưng chúng ta không bao giờ được phép từ bỏ chủ quyền ở hai quần đảo. Bây giờ ta chịu thua một bước, ngày sau con cháu ta mạnh lên sẽ yêu cầu họ xem lại vấn đề một cách sòng phẳng. Mà Trung quốc không mạnh hoài mãi đâu, họ cũng có khi cần nhờ tới người láng giềng là ta đấy.

Xin bạn tham khảo Wikipedia:Thái độ trung lập. Trung lập không có nghĩa là những ý kiến mà mình đồng ý. Nguyễn Hữu Dng 09:25, ngày 11 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Việc Trung Quốc dùng bạo lực chiếm đảo ở biển Đông là một sự thật (en. fact, fr. fait) không thể chối cãi (máu người Việt đã đổ trên biển Đông để giữ đảo). Các cơ quan truyền thông của nhà nước vì lý do ngoại giao có thể tránh đề cập, họ có thể nói đơn giản là "nước ngoài chiếm giữ trái phép" v.v. (có khi không dám dùng chữ trái phép nữa, ngay cả trong cuốn bách khoa từ điển mới biên soạn cũng vậy). Wikipedia tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền lợi chính đáng của các thế hệ người Việt Nam, Wikipedia không cần phải nói theo sự chỉ dẫn của nhà nước.

Tôi nghĩ một người Phi hay Trung Quốc sẽ không đồng ý với bạn. Trung lập có nghĩa là đưa ra quan điểm của TẤT CẢ mọi phía, không phải chỉ phía mà mình cho là đúng, hay chỉ theo phía của người Việt - làm như thế mình không còn khác gì người Hán hay người Tây phương khi họ cho rằng họ là trung tâm của vũ trụ. Vấn đề này không có gì liên quan đến nhà nước, chính quyền nào. Nguyễn Hữu Dng 08:51, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Trong những tranh chấp như thế này, quan điểm của các bên liên quan mâu thuẫn nhau hoàn toàn, do đó không thể có sự đồng thuận tuyệt đối về quan điểm. Không nói đến quan điểm, chỉ kể ra sự thật mà thôi, sự thật là năm 1974 Trung Quốc đã dùng bạo lực chiếm Hoàng Sa và năm 1988 họ lại dùng bạo lực chống lại Việt Nam tại Trường Sa. Bạn thử tưởng tượng có một tên Chí Phèo ngang nhiên vào nhà bạn ở, xâm phạm sức khỏe của bạn, sử dụng tài sản của bạn, thế để cho "trung lập", phải nói là có hai bên đang tranh chấp nhau à, ai cũng có lý à, vậy công lý là đâu ?

Bài này có câu "...Hoàng Sa do Trung Quốc dùng bạo lực chiếm giữ...". Tôi muốn biết là có cuộc "chiếm giữ" của vùng đất nào mà không dùng "bạo lực" không?
Một thành viên vô danh viết bên trên "...có hai bên đang tranh chấp nhau à, ai cũng có lý à, vậy công lý là đâu ?" Có 3 việc tôi muốn nhắc mọi người, đặc biệt cho các thành viên mới không thích đọc các quy luật của Wikipedia trước khi viết:
  1. Không ai trong cộng đồng Wikipedia có thể xác định hoàn toàn "trung lập" có màu gì, hình gì... vì định nghĩa đó sẽ mang tính chất chủ quan, ít hay nhiều, của người làm định nghĩa.
  2. "Trung lập theo tinh thần Wikipedia", cái mà chúng ta đang thảo luận, là "các quan điểm khác nhau, càng nhiều càng tốt, của một vấn đề phải được nêu ra để độc giả có một lối nhìn tổng quát hơn; lựa chọn quan điểm nào là quyền của độc giả, không phải của người viết.
  3. Mọi bài viết tại Wikipedia phải đạt được đồng thuận của cộng đồng. Nếu ai cũng viết bất cứ gì mình thích thì chúng ta sẽ có một sự hỗn loạn hơn là các bài viết để giúp các người muốn tìm hiểu.
Còn về cách tìm kiếm công lý thì tôi chắc là Wikipedia không phải là đúng chỗ vì ngay cả các bài về luật bình thường chúng ta cũng phải treo các tiêu bản phủ nhận về pháp lý.
Mekong Bluesman 13:07, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Tôi muốn biết là có cuộc "chiếm giữ" của vùng đất nào mà không dùng "bạo lực" không? Thưa với bạn là có, đó là khi người ta đi khai hoang, chiếm giữ những vùng đất, đảo vô chủ. Hoặc bằng những hiệp ước biên giới, lãnh hải bất bình đẳng (không tiện kể ra). Tại sao Wikipedia phải chối bỏ sự thật mất lòng đó ? Vì hòa bình ổn định à ? Nếu trung lập đồng nghĩa với số đông, công lý thuộc về số đông thì không ai qua mặt được Trung Quốc với số dân đông nhất thế giới. Tôi không có ý bài Trung Quốc, tôi ngưỡng mộ văn hóa của họ, nhưng tôi tôn trọng lẽ phải.

Thật tiếc là User:80.118.73.25 đã ko hề dành thời gian để tìm hiểu về tinh thần trung lập của Wikipedia mà chỉ suy nghĩ theo lối mòn của mình. Trung lập trên Wiki khác hoàn toàn với số đông, thông tin mà 100 ng tin là đúng và 1 triệu ng tin là đúng sẽ đều được phản ánh 1 cách chính xác nhất có thể trên Wikipedia. Xin hãy tham khảo lại 1 lần nữa những thảo luận của thành viên DHN và Mekong Bluesman. Họ là những ng đến wiki sớm và có những hiểu biết nhất định về wiki. Họ ko chống đối lẽ phải, họ chỉ bảo vệ tính trung lập theo quan điểm wiki. Vietbio 14:24, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
"Thật tiếc là User:80.118.73.25 đã ko hề dành thời gian để tìm hiểu về tinh thần trung lập của Wikipedia mà chỉ suy nghĩ theo lối mòn của mình" Vietbio nên tránh những chỉ trích cá nhân. Không thể chắc chắn là thành viên này đã tìm hiểu tinh thần trung lập Wikipedia chưa.
Việc đưa ra sự thật là tốt nếu các bạn có tài liệu tham khảo làm bằng chứng cho những gì bạn viết. DHN viết "một người Phi hay Trung Quốc sẽ không đồng ý với bạn", họ có thể sẽ nghĩ lại sau khi được thuyết phục về sự thật với các tài liệu tham khảo và bằng chứng bạn đưa ra được. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 14:48, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Hiện nay, trên Wikipedia tôi không (thể) -dù rất muốn - khẳng định HS&TS thuộc Việt Nam hoàn toàn, chỉ mong các bạn giữ đúng sự thật là Trung Quốc dùng vũ lực vào những năm 1974 và 1988. Lập luận của TrQ trên các trang web của họ như peopledaily là lợi dụng tình hình rối loạn thời trước ở TrQ, các nước khác (ám chỉ VN) dùng vũ lực chiếm đảo, nay họ chiếm lại. Lấy lương tri mà xét, lúc TrQ loạn ta có yên không ? Hết chống xâm lược Tàu rồi đến Tây, rồi đánh nhau với Mỹ nữa, giữ đất muốn hết hơi rồi còn đâu mà đi cướp của họ. Xưa nay đối với TrQ ta giữ được đất là may lắm rồi chứ nói gì đến chuyện chiếm của họ, tương quan giữa một nước nhỏ như ta với họ không cho phép làm điều đó. Tài liệu thì nhiều lắm - có thể tìm trên liên kết ngoài, dĩ nhiên Wikipedia không phải là tòa án.

Đây là những lời cuối cùng của tôi trong trang thảo luận này. Các bạn có thể cho là tôi cứng đầu, đi theo lối mòn của tôi chứ không phải lối (cũng rất mòn) do các bạn vạch ra. Không thành vấn đề. Công tâm mà nói, trung lập là điều tốt. Khi bạn bàn về tranh chấp giữa Anh và Ac hen ti na, bạn hoàn toàn trung lập. Còn bàn về tranh chấp giữa Tổ Quốc bạn với nước khác, bạn không thể là người ngoài. Tôi không chủ trương cãi bướng cãi càng một cách cực đoan vì quyền lợi ích kỷ của dân tộc, nếu như nước tôi đi xâm chiếm xứ người (điều này không phải là trường hợp của HS&TS). Tôi chỉ lo rằng một khi Wikipedia đã trở thành chuẩn, các thế hệ tương lai của Việt Nam được cung cấp một cái nhìn "khách quan" sai lầm, sinh ra hoài nghi về sự quá trình bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của các thế hệ đi trước. Nếu quả điều đó xảy ra, sự lạm dụng chữ "trung lập" đã trở thành nối giáo cho giặc rồi đó ! Xin hết.

Như vậy tôi nghĩ là chúng ta đã có consensus rồi, đúng hay sai? (Ngay cả với chữ "bạo lực".) Còn về vấn đề "ta và giặc" tôi cũng muốn nhắc thêm một lần nữa (nếu tôi đã không trở thành một đĩa nhạc vỡ - repeated like a broken record): đây là Wikipedia tiếng Việt không phải là Wikipedia Việt Nam. Có nhiều người không phải là người Việt hay người Việt Nam dùng Wikipedia. Mekong Bluesman 19:19, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Xin đọc lại bài Wikipedia:Thái độ trung lập. Nó có đề cập đến vấn đề "nối giáo cho giặc". Bài Quần đảo Hoàng Sa có nói rõ là Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo này từ tay VNCH năm 1974. Bài Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cũng có đề cập đến sự kiện này. Nguyễn Hữu Dng 19:52, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ, và tôi có thể sai, đây là một trong nhiều trường hợp gần đây mà các thành viên mới không đọc để tìm hiểu về các quy luật và tiền lệ của Wikipedia trước khi viết. Một trường hợp tương tự đang xảy ra tại bài Hoàng Sa, một lần nữa cũng do một thành viên vô danh viết thêm theo ý mình, có thể đúng, mà không dẫn chứng nguồn. Ôi, con người!!! Mekong Bluesman 20:30, ngày 13 tháng 11 năm 2005 (UTC)Trả lời

Biển Nam Trung hoa

sửa

Tên các biển do các nhà địa lý về biển đặt tên thông qua thói quen lâu đời của dân đi biển chứ không có ý nói lên chủ quyền của vùng biển đó như biển Ấn độ dương chẳng hạn, không rõ các hiệp hội địa lý đó tên gì nhưng xưa nay chỉ thấy tên biển Đông là biển Nam Trung hoa, ngày nay đổi sang biển Nam Trung quốc để làm gì? Có gì khác nhau giữa hai cách gọi?Xuxi 15:31, 5 tháng 10 2006 (UTC)

Tên tiếng Anh là "South China Sea" nghĩa là biển ở phía nam Trung Quốc, wiki Trung văn cũng gọi là "Nam Trung Quốc Hải", thể hiện tính trung lập hơn "Trung Quốc Nam Hải". Nguyễn Thanh Quang 04:10, 6 tháng 10 2006 (UTC)
Trung hoa là tên cũ của nước Trung quốc hiện nay, mà Trung quốc thường được hiểu là Cộng hòa nhân dân Trung hoa, trong các bản đồ cũng như tư liệu cũ của Việt Nam thường dùng từ biển Nam Trung hoa, từ này nên được giữ nguyên. Nó giúp thống nhất cách gọi về biển này và không hàm ý gì về nước Trung quốc hiện nay, mặc dù tên này không có liên kết chủ quyền với bất kỳ nước nào.Xuxi 05:14, 6 tháng 10 2006 (UTC)
"Trung Hoa" theo tôi nhớ không nhầm thì là tên sau này thôi, hình như từ thời Quốc Dân Đảng TQ. Còn Trung Quốc là tên có từ rất lâu (xem bài Trung Quốc). Xin nhấn mạnh tên gọi theo Trung văn của biển này là "Nam Trung Quốc Hải" (biển phía nam Trung Quốc) chứ không phải "Trung Quốc Nam Hải" (biển nam của Trung Quốc). Nguyễn Thanh Quang 14:34, 21 tháng 11 2006 (UTC)

Phúc như Đông Hải

sửa

Câu "Phúc như Đông Hải, Thọ tỉ Nam Sơn" là của người Trung Quốc nói về "Đông Hải" của họ thì phải, sao lại đưa vào phần giải thích tên gọi "Biển Đông" của Việt Nam.Nguyễn Trường Thịnh 03:57, 14 tháng 11 2006 (UTC)

Câu này không phải của người Việt vì các địa danh gọi theo người Trung Quốc, Nam Sơn hình như ở đảo Hải Nam. Nguyễn Thanh Quang 14:38, 21 tháng 11 2006 (UTC)
Các địa danh "Đông Hải" và "Nam Sơn" trong câu "Phúc như Đông Hải, thọ tỉ Nam Sơn" đều thuộc thành phố Tam Á tỉnh Hải Nam Trung Quốc. Câu này liên quan tới một truyền thuyết địa phương. "Đông Hải" ở đây không phải là biển Đông hay biển Hoa Đông mà là "Đại Đông Hải", khu bờ biển nằm giữa cảng Du Lâm và Lộc Hồi Đầu. Donyesin (thảo luận) 03:01, ngày 28 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Bài viết này trên TTO có đề cập đến câu trên, như vậy tôi sẽ sửa lại trong bài. Nguyễn Thanh Quang 14:22, 3 tháng 12 2006 (UTC)

Biển thềm lục địa hay biển kín

sửa

Hồi tôi đang đi học, có lần thầy giáo dạy địa lý nói Biển Đông là loại "biển kín". Còn bây giờ, tra bên Wikipedia tiếng Anh, bài en:Marginal sea, thấy nói marginal sea là "một phần đại dương bị bao bọc bởi đảo, quần đảo và bán đảo nhưng khác với mediterranean seas ở chỗ nó vẫn có các hải lưu do gió tạo ra". Vậy "marginal sea" có thể dịch là "biển kín" được không? Bình Giang 03:26, 19 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi không khá tiếng Anh, nên không biết marginal sea là gì. Nhưng sách "Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý" của GS. Lê Bá Thảo, Nxb Thế giới, 2001, có viết: "...biển Đông là một biển phụ của Thái Bình Dương và là một biển nửa kín do bị bao bọc chung quanh bởi các rìa lục địa, đảo và quần đảo... Các hải lưu trong biển Đông cũng đổi hướng theo mùa". Như thế, có vẻ biển kín có những đặc trưng giống marginal sea. 222.252.60.120 07:43, 20 tháng 11 2006 (UTC)

Phần Tranh chấp tại biển Đông

sửa

Các người biết nhiều về mục nay nên sử phần vừa được viết thêm về tranh chấp tại các đảo trên biển Đông.

Sau khi phần này đã được đọc và sử, tôi cũng đề nghị viết nó thành một bài con của bài này.

Mekong Bluesman 19:10, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Đoạn mới thêm chép nguyên từ đây. thậm chí vẫn còn tên tác giả Nguyễn Duy Chính. Tmct 20:41, ngày 1 tháng 4 năm 2007 (UTC)Trả lời

Giữ tên

sửa

Có gì thì nên giữ nguyên tên Biển Đông, tên thông dụng nhất trong tiếng Việt, sử dụng nhiều trên bản đồ tiếng Việt. NapoleonQuang (thảo luận) 03:44, ngày 6 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

"Trung Quốc thường hay gọi tắt biển này là Nam Hải"?

sửa

Người Trung Quốc gọi biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) là biển Nam Hải (nghĩa là "biển Nam" vì nó nằm phái nam Trung Quốc, tương tự như Việt Nam gọi nó là biển Đông vì nó nằm ở phía đông của Việt Nam) cả nghìn năm rồi và chắc chắn không phải là một "tên gọi tắt". Tên gọi "Trung Quốc Nam Hải" và "Nam Hải Trung Quốc" mới xuất hiện từ thời kỳ cận đại do việc dịch tên gọi của biển này trong ngôn ngữ phương Tây sang Trung văn.Donyesin (thảo luận) 04:55, ngày 26 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Sử dụng chữ "bịa đặt" trong trường hợp này có nặng quá không ? :( Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:02, ngày 26 tháng 3 năm 2012 (UTC)Trả lời

Người Việt gọi là biển Đông

sửa
"Việt Nam gọi nó là biển Đông" từ thời nào, hay chỉ từ thời hiện đại? Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, Nam Hải Dị Nhân của Phan Kế Bính đều gọi biển này là Nam Hải chứ không phải là biển Đông.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 11:30, ngày 8 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn có thể dẫn nguồn chi tiết hơn không?--Namnguyenvn (thảo luận) 10:21, ngày 9 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
"Nam Hải dị nhân liệt truyện" thì tên Nam Hải đã nằm ngay trong tựa sách. Còn rất nhiều trích dẫn khác trong các sách xưa nay, ví dụ:

Đông và nam giáp bể Trung Quốc (tức là bể Nam Hải); Tây giáp Ai Lao và Cao Miên; Bắc giáp nước Tàu, liền với tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.

— Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược

Sử ta chép rằng bà Triệu là người huyện Nông-cống bấy giờ. Thủa nhỏ cha mẹ mất cả, ở với anh là Triệu quốc Đạt 趙 國 達, đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu ác-nghiệt, bà ấy giết đi rồi vào ở trong núi. Bà ấy là một người có sức mạnh, lại có chí-khí và lắm mưu-lược. Khi vào ở trong núi chiêu mộ hơn 1.000 tráng-sĩ để làm thủ-hạ. Anh thấy thế mới can bà, thì bà bảo rằng: « Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp đường sóng dữ, chém cá tràng-kình ở bể đông, quét sạch bờ-cõi, để cứu dân ra khỏi nơi đắm-đuối, chứ không thèm bắt-chước người đời cúi đầu cong lưng để làm tì-thiếp người ta.»

— Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, trang 50 quyển 1.
(s:Việt Nam sử lược/Quyển I/Phần II/Chương III)

Sông Diệp Du có một tên nữa là Tây Nhị Hà, phát nguyên từ núi Bãi Cốc huyện Lãng Khung, hạ lưu hợp với Dạng Thủy huyện Thái Hòa, lại hợp với dòng sông Lan Thương, rồi đổ vào biển Nam Hải. Nước ta gọi sông Phú Lương là Nhị Hà, có lẽ lấy cớ rằng nước sông ấy đầu bắt nguồn từ sông Lan Thương, nhưng vẫn là hạ lưu của Tây Nhị Hà

— Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, ở tại [cần dẫn nguồn]trang bao nhiêu?
Ngược lại, những tài liệu dùng tên gọi "biển Đông" sớm nhất là những tài liệu nào? Mình lại không được biết. Trong bài chỉ nhắc khơi khơi "Tại Việt Nam biển này thường được gọi là biển Đông" mà không kèm theo dẫn chứng lịch sử nào.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 22:37, ngày 12 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi đọc xem hết cả cuốn Kiến văn tiểu lục trong bộ Lê Quý Đôn toàn tập, thì chỉ thấy quyển VI-VIII: Phong vực (thượng, trung, hạ) (bờ cõi: các trấn Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) là đề cập tới sông ngòi. Nhưng đọc hết cả phần Phong vực này từ trang 288-362, tôi cũng không tìm thấy đoạn nào mô tả các sông ngòi chảy từ Vân Nam tới Nam Hải (Biển Đông) như bạn Nguyễn Đỗ dẫn ở trên (không thấy các sông ngòi được gọi là Sông Diệp Du (Tây Nhị Hà), Dạng Thủy, biển Nam Hải ở sách này). Không thể kiểm chứng được theo nguồn đã ghi. Vậy Bạn Nguyễn Đỗ có thể cho biết là bạn đã dẫn ở quyển nào trang nào của Kiến văn tiểu lục vậy?--Doãn Hiệu (thảo luận) 14:33, ngày 13 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi nhầm, đoạn trích này là từ Kiến Văn Lục chứ không phải Kiến Văn Tiểu Lục.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 10:27, ngày 14 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Kiến Văn Lục là của Nguyễn Đỗ không phải của Lê Quý Đôn!--Doãn Hiệu (thảo luận) 03:54, ngày 16 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Về đoạn trích trên, tôi đọc "Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" phần năm 1708 có lời cẩn án trích từ Kiến Văn Lục của Lê Quý Đôn, không rõ đúng sai thế nào.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 08:48, ngày 17 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nguyễn Đỗ tán bậy quá trời! Lời tựa cuốn Nam Hải dị nhân liệt truyện đúng nguyên văn là:

"Hào kiệt anh tài là khí tinh anh của một nước, cho nên nước nào cũng có, mà thời nào cũng có. Lớn thì gây dựng nên thời thế, tô điểm cho non sông; nhỏ thì lập nên công nghiệp, để danh tiếng về sau; cũng là làm gương cho người đời cả. Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm, chẳng thiếu gì người tài đức, người danh tiếng; nhưng bởi vì sự tích xa xôi mà không rõ, hoặc vì sử sách biên sót mà không tường. Chỉ còn người nào ghi vào sử, hoặc chép vào ký tái của các tư gia, thì còn có thể lưu truyền lại được. Nhưng lại ngặt vì sách thì ít, cho nên lưu truyền ra không được rộng. Người ta nói truyện cổ tích chẳng qua chỉ một vài người được trông vào sách, rồi thì truyền khẩu cho nhau, lõm bõm người nhớ khúc này, kẻ nhớ khúc kia, mỗi người truyền đi lại sai một tý, té ra nhầm lẫn sai cả sự thực của người xưa. Vả chăng mình là người nước Nam, mà sự tích các bậc danh giá trong nước Nam mình không biết, chẳng hóa ra kiến thức của mình kém lắm dư? Vì vậy chúng tôi kê cứu trong chính sử và các tạp ký tìm những truyện các người có danh vọng, có sự tích lạ lùng, chia ra từng môn từng mục, cứ theo thể thức trước sau mà đặt, gọi là “Nam Hải dị nhân liệt truyện”, trước là để lưu cái sự tích của người trước, sau là để các văn nhân tài tử xem cho biết anh tài nước mình, thì chẳng những là giúp được khi vui cười, mà cũng có thể tư ích trí khôn được cho người ta nữa. Còn như những sự quái lạ, là lời tục truyền để lại, thì chúng tôi cũng theo mà chép vào đây, hoặc có, hoặc không, tùy người xem nên lấy nghĩa lý mà đoán, chớ cũng không dám chắc là có những việc ấy cả. Ngày 27 tháng sáu năm Nhâm Tý, niên hiệu Duy Tân thứ Sáu (le 9 Avril 1912).

— PHAN KẾ BÍNH cẩn tựa"
​. Như vậy đã rõ Nam Hải dị nhân là viết về Hào kiệt nước Nam chứ chẳng hề liên quan đến Hoa Nam Đại Hải của người Tàu chút nào cả!!!!!!!!!!!!--Doãn Hiệu (thảo luận) 15:22, ngày 13 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Thật ra "Nam hải" đâu nhất thiết có nghĩa là "Hoa Nam Đại Hải"? Thế "Nam Quốc" là "Hoa Nam Đại Quốc" hay sao? Nếu "Nam quốc" là nước Nam, "Nam đế" là đế của nước Nam, thì "Nam hải" cũng có nghĩa là biển của nước Nam được.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 10:27, ngày 14 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nam Hải là văn tự chữ Hán ở nước Nam, còn ngay từ đời Bà Triệu người Việt đã gọi là bể đông.--Doãn Hiệu (thảo luận) 00:46, ngày 13 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
 
Quốc tế đã từng gọi biển Đông cùng với eo Malacca là biển Đông Ấn (Il Mare dell' Indie Orientali).

Dù là Trần Trọng Kim chép lại nhưng không thể nói là dịch vì dịch tiếng Việt sang tiếng Việt? hay dịch bể đông sang Nam Hải?--Doãn Hiệu (thảo luận) 01:33, ngày 13 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bà Trưng, Bà Triệu là những nhân vật có rất nhiều huyền thoại. Tên thật của bà Triệu vẫn còn là vấn đề tranh cãi, huống gì những lời bà nói vào một khi nào đó. Những lời nói của họ chỉ được ghi chép cả ngàn năm sau khi họ đã chết, cho nên không thể dùng làm nguồn cho thời điểm đó được. Trần Trọng Kim rõ ràng chưa gặp bà Triệu cho nên ông chỉ dùng từ những nguồn trước đó. Sao ta không đi ngược lại đến ĐVSKTT để coi họ nói gì về bà Triệu? NHD (thảo luận) 01:53, ngày 13 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Dù Trần Trọng Kim hay Bà Triệu đều là người Việt nói là bể đông sao lại sóa, tôi không dẫn nguồn chứng minh cho 2000 năm trước.--Doãn Hiệu (thảo luận) 02:03, ngày 13 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Người Philippin cũng chỉ mới gọi là biển Tây vào năm ngoái, thuộc thế kỷ 21.--Doãn Hiệu (thảo luận) 02:07, ngày 13 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Vậy thì nguồn đó chỉ đủ sức chứng minh nó được sử dụng từ năm 1919. NHD (thảo luận) 02:07, ngày 13 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bình Ngô đại cáo bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của người Việt (1427)!!!!--Doãn Hiệu (thảo luận) 03:54, ngày 16 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trong Bình Ngô đại cáo có câu "tát hết nước Đông Hải không rửa sạch tanh hôi; chặt hết trúc Nam Sơn khó ghi đầy tội ác".--Trungda (thảo luận) 04:30, ngày 16 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
"Nước Đông Hải", "Trúc Nam Sơn" đều là điển tích bên Tàu. "Quyết Đông Hải chi ba khơi ác bất tận, khánh Nam Sơn chi trúc thư tội vô cùng" ("Thảo Vũ Chiếu Hịch" của Lạc Tân Vương thời Đường). Vậy "Đông Hải" trong "Bình Ngô Đại Cáo" là chỉ East China Sea, không phải South China Sea.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 08:48, ngày 17 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Sặc mùi Nô dịch văn hóa (viện Khổng Tử). Đúng là Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo có trích điển tích Trung Hoa: "Chặt hết trúc trên núi Nam Sơn, chẻ thành tre cũng chẳng đủ để ghi tội ác của Tuỳ Dượng Đế."[1] (Nhưng đây chỉ là một vế, vế thứ 2 không phải là điển tích Trung Hoa.) Hồ Chí Minh có thể trích tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, nhưng không có nghĩa là quyền độc lập chỉ cho người Mỹ và người Pháp, còn không phải cho người Việt. Nói như vậy câu: "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An", mà người Việt hay nói, chẳng hóa ra đánh đồng người Việt với người Tàu (ở cố kinh Tây An). Nguyễn Du có thể lấy cốt truyện bên Tàu nhưng Truyện Kiều là của Việt Nam. Vậy ai dám bảo "Đông Hải" trong "Bình Ngô Đại Cáo" là chỉ East China Sea, không phải South China Sea (đến Nguyễn Trãi thoát tru di sống dậy thì cũng không nói được mấy cái tên tiếng Anh này). Tới thời nay, giới khoa học địa lý thế giới mới phân biệt rõ ranh giới 2 biển này chứ còn thời Nguyễn Trãi đã có ranh giới đó đâu. Người Việt hay người Hoa đều chỉ một cách tương đối vùng biển lớn theo hướng quan sát của bản thân ở hướng đông là biển Đông (đông hải). Do vậy mới có chuyện người Hoa ở Hải Nam vẫn gọi bờ biển phía đông của hòn đảo này là "Đại Đông Hải", mặc dù bờ biển này nằm bên biển Hoa Nam chứ không phải biển Hoa Đông (xem thảo luận trên). Dù là từ xa xưa hay mới gần đây người Việt gọi biển Đông là biển Đông đi chăng nữa thì cũng là người Việt đã từng gọi chẳng có vấn đề gì ở đây mà phải cố công tầm chương trích cú vậy! Người Tàu không muốn gọi quần đảo Trường Sa là Vạn Lý Trường Sa để tránh chữ Trường Sa người Việt đã gọi, để gọi là Đoàn Sa, rồi Nam Sa mới vào khoảng đầu và giữa thế kỷ 20 thì sao?--Doãn Hiệu (thảo luận) 09:42, ngày 25 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chuyện "đạp sóng dữ, chém cá kình ở bể Đông" dường như cũng phảng phất thành ngữ Trung Hoa "Đông Hải kình ba" (chỉ kẻ thù mạnh từ phương xa đến). Đại Việt Sử Kí của Trần Trọng Kim không biết là nguồn từ đâu, còn tôi không có bản Đại Việt Sử Kí Toàn Thư bằng chữ Hán nên không rõ là nguyên văn câu nói của bà Triệu được chép ra sao. Nếu ai có nguồn xin trích hộ.Nguyễn Đỗ (thảo luận) 07:20, ngày 25 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trần Trọng Kim không viết Đại Việt Sử Kí!!!!!! "Bể" dù được viết bằng chữ quốc ngữ (trong Việt Nam sử lược), hay bằng chữ Nôm 𣷭 cũng đều chỉ là tiếng Việt để chỉ biển cả, khác hẳn chữ Hán là 海 hay Hán-Việt là "hải", tiếng Hàn là "hae". Làm như mỗi biển Hoa Đông mới có cá tràng kình hay cá kình ba hay sao?

Cái tên Trướng Hải của người Tàu cũng đâu có rõ ràng mà chỉ xuất phát từ duy nhất một câu nói vu vơ: "Trướng hải kỳ đầu..." (đầy quan ngại sợ hãi trước biển này của người Trung Hoa thời Đông Hán, mà ngày nay các tài liệu của Trung Quốc đại lục mới gán ghép cho biển Đông. Xem thêm nguồn đã dẫn ở bài Tam Sa.) thì có ai hạch sách gì đâu?--Doãn Hiệu (thảo luận) 09:52, ngày 25 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Biển Đông”.