Thảo luận:B-52 trong Chiến tranh Việt Nam

Bình luận mới nhất: 17 năm trước bởi Nguyennghia nh trong đề tài B-52 rất khó bắn hạ

Tựa của bài viết này

sửa

Bài này nên thay bằng tựa là B-52 trong chiến tranh Việt Nam. Sau khi hoàn chỉnh chúng ta sẽ cố gắng dịch ra tiếng Anh - như là cái nhìn rất khách quan về B-52 của người Việt mình. Còn tựa bài B-52 Stratofortress sẽ theo sát hơn bản tiếng Anh tương đương, nhấn mạnh ở khía cạnh thiết kế, chế tạo, đặc tính kỹ thuật của nó.

Dieu2005 03:34, ngày 12 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Thập niên 70, Mỹ có loại máy bay nào mạnh hơn B52? Tài liệu, căn cứ cho những gì bạn nói đâu?? (xin đừng mở miệng khi không có căn cứ) SAM 2 có được nối thêm module hay không thì cứ đến bảo tàng thì rõ. Không hiểu người viết bài này đã đến bảo tàng bao giờ chưa? nói dựa trên căn cứ nào?

Tính năng kỹ thuật

sửa

Tính năng kỹ thuật của bài này với bản bên tiếng Anh có nhiều khác nhau, ko rõ bản nào chính xác hơn. Nếu có nguồn tham khảo từ Boeing thì rất tốt. Nguyễn Thanh Quang 09:12, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

tôi thấy bản tiếng Đức, cũng có sai khác.--duongdttt 09:15, ngày 1 tháng 7 năm 2006 (UTC)

Mời xem: http://www.boeing.com/history/boeing/b52.html

Nên cập nhật tính năng máy bay theo phiên bản cuối cùng B-52H.

Dieu2005 03:13, ngày 12 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Hạ gục

sửa

Hạ gục nghĩa là rơi xuống và không thể tái tạo như cũ, chiếc B52 bị hạ gục nghĩa là nó không thể đại tu để bay trở lại, nhưng trên thực tế nó đâu có được đưa về xưởng để sửa chữa đâu mà dùng từ hạ gục? Dùng từ bắn rớt thì đúng thực tế hơn.

Tôi nghĩ hạ gục cũng như bắn rơi, dùng từ nào cũng được. Hạ gục đâu có nghĩa là không thể tái tạo lại như cũ, bắn rơi cũnhg chắc gì đại tu lại được? Ví dụ: nói "võ sĩ X bị hạ gục" tức là anh ta không thể "khôi phục"?
bắn rơi với bắn rớt có khác nhau một chút, bắn rơi cũng có ý nói bay thêm một khoảng rồi mớt rớt, bắn rớt là hết đường cựa quậy rơi gần đâu đó, bắn gục là rớt thẳng đứng nguyên con, bắn tan tành là bắn máy bay thành từng mảnh rơi xuống, hạ gục là nằm một chỗ đếm hoài không ngỏng đầu lên đánh tiếp, nghỉ vài ngày lại đấu tiếp được.

Vuonglenghi 06:30, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Vậy theo ý trên của bạn thì B-52 bị hạ gục không thể bay trở lại, còn ý dưới bạn nói là nó thể sửa chữa sau một thời gian chiến đấu tiếp -> mâu thuẫn. Bắn rớt là phương ngữ Nam bộ, tương tự bắt rơi. Nguyễn Thanh Quang
Tôi vào google tìm "bắn rớt máy bay" có 46 kết quả.Khoảng 227 kết quả có nội dung: "bắn rơi máy bay".Kết quả số 1 - 1 trong 1 cho "hạ gục máy bay".Sau chiến công cùng đồng đội hạ gục máy bay F111 của đế quốc Mỹ vào ngày 22/12/1972 trên bầu trời Hà Nội bằng pháo cao xạ, nữ dân quân tự vệ Ngô Thị Hiếu...

www.thanhnien.com.vn/Doisong/2005/4/28/108422.tno - 76k - Đã lưu - Tương tự.

Khoảng 54.300 kết quả có nội dung: "hạ gục ".Có cả nghĩa bóng của từ hạ gục như “Hạ gục” chàng - chuyện nhỏ! (Dân trí) - Hẹn hò đã lâu mà quan hệ của hai người vẫn... “Hạ gục” chàng - chuyện nhỏ! “Tiềm năng sex” và những lời đồn thổi...

www.dantri.com.vn/tinhyeu-gioitinh/2006/6/122450.vip - 70k - Đã lưu - Tương tự Virus W32/Kelvir "hạ gục" mạng nhắn tin Reuters. 10:18' 15/04/2005 (GMT+7). Một biến thể mới của virus W32/Kelvir đã đánh sập hoàn toàn dịch vụ nhắn tin...Một nữ quái 'hạ gục' 21 người đàn ông... Tại nhà Thủy, trinh sát tìm thấy hàng chục simcard của những người đàn ông từng bị Thủy “hạ gục”....

Từ hạ gục máy bay chắc chắn khác với bắn rơi máy bay.
Vuonglenghi 02:20, ngày 7 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Theo tôi, "hạ gục" không phù hợp cho máy bay trong chiến tranh. Chỉ nên có các khái niệm sau:

- Bắn trúng: máy bay dính đạn nhưng vẫn bay lết về sân bay được.

- Bắn rơi/rớt: máy bay không thể quay về sân bay được, rơi rớt đâu đó.

- Bắn rơi/rớt tại chỗ: rõ ràng, có tang chứng vật chứng, hết chối...

Còn để cho ngôn từ thêm phong phú, tha hồ dùng "hạ gục", "tan xác", "banh xác" gì đó... nghe cũng hay nhưng có vẻ giống... game online nhiều hơn, ghi vào tự điển e không hạp.

Dieu2005 03:22, ngày 12 tháng 8 năm 2007 (UTC)Trả lời

Bất khả chiến bại

sửa

B-52 từng được xem là loại máy bay bất khả chiến bại của Mỹ

"bất khả chiến bại" nghĩa là không thể đánh bại. Nhận định này không thực tế khi cho hai chiếc máy bay tông vào nhau thì cả hai chiếc cùng bị vỡ, chiếc nhỏ vỡ to tương đối so với kích cỡ nhưng không có nghĩa là chiếc to hơn thắng sau đÓ chiếc nào cũng khó mà bay được nữa nếu không được sửa chữa.
khi cho chiếc xe tăng tông vào chiếc B52 thì chiếc xe tăng chắc chắn thắng máy bay B52.
loài người còn tồn tại thì còn có khả năng chế tạo máy bay đánh thắng may bay B52.
"Bất khả chiến bại" đi với "được xem là", ý nói quan điểm từ phía Mỹ là máy bay này không thể bị bắn rơi. Chặt chẽ như bạn ví dụ tôi nghĩ hơi thừa. Nguyễn Thanh Quang 04:48, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
bất khả chiến bại nghĩa là chỉ đánh thắng hoặc ít ra là hòa ngoài ra dùng cho một phương tiện chiến đấu là không phù hợp. Nếu như máy bay ném bom không thể bắn rơi thì có thể dùng từ "bất khả xâm phạm", dù không đúng nghĩa lắm. Chặt chẽ được thì tốt chứ sao lại thừa ? đã là phương tiện thì nên nói về tính năng không nên dùng khái niệm thắng hoặc bại ví dụ khẩu súng ngắn và khẩu súng trường chưa biết khẩu nào thắng khẩu nào tùy theo ai bắn trước và khoảng cách xa gần, kỹ thuật bắn của người dùng.

Vuonglenghi 06:22, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Chặt chẽ rất tốt nhưng tùy trường hợp, không thì chỉ mất thời gian và mất công. "Bất khả chiến bại" (theo quan điểm người Mỹ lúc đó) tức là không thể bị đánh bại, máy bay này được xem là không thể bị đánh bại vì nó bay cao quá tầm bắn của quân đội miền Bắc... Còn ví dụ khẩu súng bạn đưa ra là vô lý vì súng sao bị đánh bại được. Nguyễn Thanh Quang 06:54, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

bất khả chiến bại là vì không gì bắn hạ được và chưa gì bắn hạ được theo khẳng định của người mỹ, có cần phải chặt chẽ quá không nhỉ,được hiểu b52 là kẻ vô địch trong chiến đấu trên không thôi, nếu đem so sánh như bạn thì một con tàu hàng tỉ USD trang bị tên lửa pháo ngư lôi các loại cũng không bằng 1 quả thủy lôi rẻ tiền! đúng là suy nghĩ nhỏ nhặt thiển cận!thảo luận quên ký tên này là của 27.66.144.47 (thảo luận • đóng góp).

con át chủ bài

sửa

Tuy vậy, cho đến ngày nay, không được xem trọng nhiều như trước, loại máy bay này vẫn là con át chủ bài trong nhiều cuộc chiến mà quân đội Mỹ tham gia.

dùng từ phương tiện chủ lực đúng hơn vì quân đội Mỹ tham gia chiến tranh tốn kém lắm, chứ không đánh bài thắng thua.
Loại máy bay này có 31 chiếc bị bắn rơi ở Việt Nam trong đó có... trận Điện Biên Phủ trên không thiếu mất số lượng máy bay rơi ở trận Điện Phủ trên không.
Được trang bị: nên bỏ tự được.

Vuonglenghi 04:34, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

"Con át chủ" là một từ tôi nghĩ chỉ để nói nó là quan trọng, chứ chẳng có nghĩa đánh bài ở đây. Nguyễn Thanh Quang 04:48, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
Tôi nghĩ những chi tiết đưa ra không quan trọng bằng việc sửa các thông số kỹ thuật cho chính xác và thêm vào các thông tin khác vì bài này còn sơ sài. Nguyễn Thanh Quang 04:51, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời
con át chủ bài là con bài to nhất, khi hai bên đánh bài họ đi từ con nhỏ tới con to hơn, con to hơn thì đánh bai con nhỏ hơn, nhưng con nào cũng có vai trò của nó cả không nên dùng luật chơi bài vào chiến tranh nó không phù hợp lắm như con bài bộ binh thì thua con bài pháo binh ? con bài tiểu liên thì tha con bài súng cối ?
tôi không đưa chi tiết nào thêm vì tôi chẳng biết gì về máy bay cả, việc thêm thông tin xin nhờ người khác, tôi chỉ góp ý cách dùng từ ngữ tiếng Việt thôi, nó không quan trọng?

Vuonglenghi 06:39, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

"át chủ bài" chỉ là một thành ngữ, mang nghĩa chỉ thứ quan trọng nhất trong một tập hợp, đừng suy diễn bài bạc như thế. Sửa tiếng Việt cho chuẩn quan trọng chứ, nhưng còn tùy sửa cái gì. Nguyễn Thanh Quang 06:58, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bản thân giới quân sự Hoa Kỳ (những năm 1960-1980) đánh giá sức mạnh quân sự Hoa Kỳ dựa trên 3 nền tảng trụ cột là: 1. tên lửa chiến lược bố trí trong các hầm trên mặt đất mà hệ Minuteman 2. Tầu ngầm mang đầu đạn hạt nhân mà xương sống là hệ Trident. 3. Máy bay ném bom chiến lược mà khi đó chỉ có B-52. Vậy nói B-52 là con át chủ bài thì cũng không sai nhất là chỉ có loại này tham gia vào chiến tranh thông thường. --Tô Linh Giang 04:22, ngày 8 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xin có lời khen về sự uyên bác của Tô Linh Giang về lãnh vực khí tài quân sự. Trở lại từ "con át chủ bài", Tô Linh Giang có bao giờ nghe "con át chủ bài" của Hồng quân Liên xô là gì chưa ? Còn "con át chủ bài" của quân Giải phóng có hay không? Từ "hạ gục" có hay không? Dùng trong trường hợp nào là phù hợpp trường hợp nào thì không phù hợp. Mời Tô Linh Giang đọc thử câu sau " Trận đánh này đã thu được kết quả thắng lợi, quân ta bắn cháy được 10 xe tăng M41 của địch, tổn thất của ta ít hơn, chỉ có 3 chiếc T54 bị hạ gục ngay tại trận. Cùng với pháo binh 130 ly, loại xe tăng T54 được xem là "rất khó bị bắn cháy " này là con át chủ bài của quân Giải phóng, đề nghị rút kinh nghiệm, các đơn vị bộ binh phải thường xuyên bám sát xe tăng để hỗ trợ và phối hợp chiến đấu." Vuonglenghi 03:45, ngày 13 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Dễ gây ngộ nhận

sửa

"B-52 từng được xem là loại máy bay bất khả chiến bại của Mỹ cho đến khi bị bắn rơi bằng tên lửa SAM-2 của Liên Xô cũ khi được các nhà quân sự Việt Nam cải tiến". Đây là câu rất dễ gây ngộ nhận, nhất là ở Việt Nam trước đây và hiện nay có những tin đồn tuy không chính thức nhưng đăng cả lên báo, và khá rộng rãi nhằm tự đề cao tạo sự tự hào không chính đáng.

  1. Ý bất khả chiến bại cho đến khi bị Việt nam bắn rơi: Thứ nhất "bất khả chiến bại" là khái niệm không chính thức và nó hay được những người Việt Nam đề cao để nhấn mạnh chiến công của mình nó tạo cho người đọc ý nghĩ B-52 đánh đông đánh tây không ở đâu bị trừng phạt chỉ duy nhất đến Việt Nam thì bị bắn hạ. Thực ra B-52 cũng chỉ mới tham chiến lần đầu tiên là tại chiến tranh Việt Nam và trước đó nó chưa từng tham chiến thì rõ ràng cái ý "Bất khả chiến bại cho đến khi bị bắn rơi tại Việt Nam" là cách viết tuy khó bắt bẻ nhưng có ngụ ý dễ gây ngộ nhận: trước đây đã đánh nhau ở đâu đâu mà "bất khả chiến bại". Còn tại chiến tranh Irag, Kosovo thì đã là chuyện khác lúc đó B-52 không còn là máy bay ném bom nữa mà nó tham chiến bằng cách phóng tên lửa có cánh từ xa thậm chí không vào vùng trời đối phương...
  2. bằng tên lửa SAM-2 được các nhà quân sự Việt Nam cải tiến: Không rõ muốn nói đến các nhà quân sự Việt Nam cải tiến những gì ở tên lửa SAM-2. Về vấn đề này trong những năm 70 đến tận bây giờ vẫn lơ lửng các tin đồn và các khẳng định "bán chính thức" (qua cả báo chí) để ca ngợi "trí tuệ kỹ thuật" Việt Nam cải tiến SAM-2 để đánh thắng B-52 Mỹ những tin đồn này hoàn toàn mang tính tuyên truyền của những người không có kiến thức về kỹ thuật nhất là kỹ thuật quân sự, và chính nhà nước VN khi đó bằng cách cán bộ đi nói chuyện cũng gián tiếp khuyến khích và lan truyền kiểu tin đồn này... Năm 2002 để kỷ niệm 30 năm "12 ngày đêm", NXB Thành phố Hồ Chí Minh đã ra cuốn sách "Nhớ về trận Điện Biên Phủ trên không" của nhiều tác giả là những cựu sỹ quan phòng không- không quân đầu ngành chỉ huy và kỹ thuật cùng các tướng tá lãnh đạo quân chủng trong 12 ngày đêm trong đó có bài "Hiểu đúng sự thật về việc cải tiến tên lửa SAM-2 ở Việt Nam" của cựu sỹ quan tên lửa trong cuộc cựu đại tá Lê Cổ đã bác bỏ hoàn toàn về những tin đồn cải tiến kỹ thuật của Việt Nam đó. Vì đây không phải là bài về tên lửa phòng không nên tôi không đi sâu vào trình bày chi tiết nhưng chỉ xin nói sơ qua như sau: Việt Nam có hạ tầng kỹ thuật quá thấp kém đến nay tuy đã tiến bộ vượt bậc nhưng còn chưa thể chế tạo được cái Diot cho tử tế, khi đó công nghiệp quốc phòng VN chế tạo lựu đạn 10 quả thì xịt 2-3, quả nổ nhanh quả nổ chậm, Cờ lê 10 thì để vặn ê cu 9 thì vừa...thì cải tiến tên lửa làm sao. Đâu phải cải tiến tên lửa là như gá cái này, cái nọ như cơ khí đâu... Trong thời gian chiến tranh quả đã có các cải tiến về tên lửa SAM-2 trong đó chỉ có 4 mặt như sau: 1. cải tiến tần số "rãnh quả đạn" để chống thủ đoạn của đối phương phát tần số phóng đạn để phá hoại điều khiển tên lửa; 2. Cải tiến góc bắn thấp để chống máy bay bay thấp tên lửa không rơi xuống đất; 3. Cải tiến đầu nổ tăng đương lượng nổ gấp đôi chứa nhiều mảnh hơn và nổ chụp về một phía; 4. Cải tiến thiết bị xác định phần tử phóng. Và tất cả các cải tiến này đều là do Liên Xô các chuyên gia Liên Xô làm qua thực tế chiến đấu thu nhận tại chiến trường Việt Nam các khối máy chính được đưa từ Liên Xô sang và các chuyên gia Liên Xô chủ trì. Sự tham gia của Việt nam chỉ là giúp đỡ về tổ chức, vị trí, phụ giúp mà thôi, và các "cải tiến" này thực ra chỉ là các "hiệu chỉnh tham số" của phía Liên Xô để chống lại không quân chiến thuật Mỹ và xin chép lại nguyên văn đoạn văn: "Lần nữa xin nhắc lại là tuyệt nhiên không có cải tiến nâng cao tầm bắn và cũng không có cải tiến gì đặc biệt để đánh B-52" (trang 240 sách đã dẫn).

Nói như vậy để chúng ta tránh cách viết đề cao mình tạo một cách tự hào không chính đáng. Hãy tự hào với những gì có thật của mình mà trong việc chống B-52 này thì nhiều cái đáng tự hào chính đáng lắm, nó lớn hơn nhiều cái tự hào không chính đáng kia: Thực sự lực lượng tên lửa phòng không của Bắc Việt Nam thật đáng tự hào đã chiến đấu vô cùng sáng tạo và chiến thắng một cách xuất sắc. B-52 là không quân chiến lược của Mỹ là để đối chọi với tầm kỹ thuật của Liên Xô. Bắc Việt Nam với lưới phòng không còn non yếu, với trình độ kỹ thuật "cờ lê 10 vặn bulông 9" bằng các biện pháp chiến thuật sáng tạo đã đánh thắng các biện pháp công nghệ kỹ thuật chiến tranh điện tử của Hoa Kỳ và đã đập tan cuộc tập kích một cách thuyết phục góp phần làm tổng thống Nixon "khẩn trương" ký hiệp định Paris. Tôi sẽ xin bổ sung phần chống B-52 trong phần B-52 trong cuộc tập kích 12 ngày đêm

--Tô Linh Giang 07:37, ngày 8 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

B-52 rất khó bắn hạ

sửa

B-52 thường bay thành tốp và có khoảng hơn 30 chiếc máy bay đi kèm để bảo vệ, phá sóng, gây nhiễu, khống chế máy bay của đối phương cất cánh vì thế rất khó bắn hạ.Sam-2 của Liên xô cung cấp không bắn tới tầm bay cao của B-52, nên Việt nam đã cải tiến. Nhưng khi có Sam-2 cải tiến mãi vẫn không bắn được máy bay B-52 và B-52 bay vào thả bom và bay ra như chỗ không người dù Việt Nam bắt không biết bao là tên lửa, đạn pháo. các nhà quân sự Việt Nam phải nghiên cứu 5-7 năm liên tục mới tìm ra được cách bắn hạ B-52 của Mỹ.--duongdttt 13:27, ngày 8 tháng 7 năm 2006 (UTC)

Cái điều bạn nói về tầm bắn đó chính là cái mà tôi muốn nói là sự đồn đại không có căn cứ:

  1. tại sao tầm bắn của SAM-2 lại thấp hơn tầm bay của B-52. Theo bảng bắn của loại tên lửa này thì cự ly (bán kính) bắn tối đa của SAM-2 là 34 km, và độ cao cực đại là 27-34 km tùy theo cự ly bắn. 1 tháng 5, 1960 vụ Liên Xô dùng loại SAM-2 này đã bắn rơi máy bay do thám U-2 của Hoa Kỳ ở độ cao 18 km và với độ cao 27-34 km thì bắn được mọi loại máy bay. B-52 có trần bay thực tế 12-15 km, khi bay trong đội hình ném bom là 9 km thì sao lại có thông tin như vậy.
  2. "Nhưng khi có SAM-2 cải tiến mãi vẫn không bắn được B-52, B-52 bay vào thả bom và bay ra như chỗ không người dù Việt Nam bắt không biết bao là tên lửa, đạn pháo. (Ông Trần Đại Nghĩa ở Vĩnh Long là nhân vật ảo tưởng à??) các nhà quân sự Việt Nam phải nghiên cứu 5-7 năm liên tục mới tìm ra được cách bắn hạ B-52 của Mỹ". Điều bạn viết như trên cho thấy những điều bạn hình dung về chiến tranh rất khác xa với thực tế chiến tranh Việt Nam. Đúng là B-52 như đi vào chỗ không người thật vì chủ yếu nó ném bom tại Nam Việt Nam, Lào, Campuchia nơi không có phòng không chính quy tầm cao và tại khu 4 (Vĩnh Linh Quảng Bình) và trên đường mòn Hồ Chí Minh là những nơi phòng không Bắc Việt Nam chủ yếu chỉ triển khai được các khẩu đội pháo cao xạ nhỏ lẻ cỡ nhỏ bắn bằng mắt không phải là đối thủ của B-52. Việc triển khai tên lửa của Quân đội Nhân dân Việt Nam rất khó khăn vì VN không có nhiều đơn vị tên lửa để triển khai không phải "bắn không biết bao nhiêu là tên lửa và đạn pháo" đâu. Và đặc biệt khi cố gắng triển khai vào khu 4 đã bị không quân chiến thuật Mỹ đánh cho thiệt hại rất nặng nề thực chất như tê liệt chỉ cần phát sóng là bị ngay hàng đàn máy bay chiến thuật đến đánh, ở những khu vực đó thì chẳng kể gì B-52 mà máy bay Mỹ nói chung từ vĩ tuyến 20 trở vào như đi vào chỗ không người. Trong chiến tranh Việt Nam tên lửa phòng không chỉ bố trí thường xuyên được đến Ninh Bình thôi nó chỉ dày đặc trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhất là xung quanh Hà Nội Hải Phòng. Ngay trong đồng bằng sông Hồng khi các trận địa tên lửa mà sơ sểnh không cảnh giác để mất sự yểm hộ của pháo cao xạ là hàng đàn F-4 đến "làm thịt" ngay. Mà lần máy bay B-52 Mỹ lần đầu tiên ra đánh đồng bằng Bắc Bộ là vào ngày 16 tháng 4 năm 1972 (đánh Hải Phòng) đúng 1 ngày, rồi sau đó biệt tăm ở Bắc Bộ cho đến tận 18 tháng 12 1972 trong chiến dịch Linebacker II chứ không phải như bạn hình dung đâu. Tên lửa VN làm gì có điều kiện nhiều tiếp xúc nhiều với B-52 để như bạn viết là "bắn không biết bao nhiêu tên lửa và đạn pháo" chính vì không có dịp đụng B-52 như vậy nên ngay từ những năm 1968-1972 khi Mỹ dừng chiến tranh không quân từ vĩ tuyến 20 trở ra QDND Việt Nam đã phải cử một số đơn vị tên lửa luồn sâu vào khu 4 và vào đường mòn HCM để tiếp xúc với B-52 nghiên cứu hoạt động của B-52 và phân tích biện pháp gây nhiễu của B-52 đây chính là cách lực lượng tên lửa VN nghiên cứu cách đánh B-52 mấy năm trời chứ không phải theo như cách nghĩ của bạn là đánh nhau mất bao nhiêu đạn mất mấy năm trời mới bắn được B-52. Và điều quan trọng nhất của việc khó đánh B-52 không phải là ở tên lửa không với đến tầm bay của B-52 mà là máy bay đối phương tung nhiễu chủ động và nhiễu thụ động dày đặc để bịt mắt radar và tên lửa làm anh không biết mục tiêu đâu mà bắn. Thực tế là đã không có cải tiến tên lửa gì đặc biệt để đánh B-52 cả mà phía Việt Nam trong chiến dịch 12 ngày đêm chủ yếu đã dùng phương án bắn mù theo sác xuất (phương án P) và ở một số trường hợp đặc biệt thuận lợi đã bắn được theo phương án chính xác (phương án T) như của tiểu đoàn 77 tên lửa tại cánh đồng Chèm Từ Liêm Hà Nội với 1 quả đạn 1 B-52. Và một nguyên nhân nữa là phía Mỹ đã quá chủ quan đánh giá quá thấp đối thủ cho rằng VN không có phương tiện kỹ thuật khả dĩ khắc phục được đòn chiến tranh điện tử gây nhiễu của mình. Nhưng dù không có phương tiện kỹ thuật tinh vi nhưng phía VN đã có cách đánh rất thích hợp với những phương tiện có sẵn tìm được cách khắc chế được đối thủ. Vì quá chủ quan nên Khi Mỹ thấy phía VN có biện pháp đánh trả hiệu quả nên đã bị bất ngờ hoàn toàn và không tìm ra được thủ đoạn nào để thay đổi cách đánh cho đến ngày cuối cùng của chiến dịch.

Tất nhiên không ai nói là B-52 dễ bắn hạ nhưng thực tế là lần đầu tiên 16 tháng 4 1972 bay vào khu vực phòng không tên lửa của Bắc VN an toàn, lần thứ 2 18 tháng 12 ra lại thì dính đòn nặng vậy thì sự hiểu cái "rất khó bắn hạ" phải hiểu như thế nào đây. Tất nhiên bằng súng AK và 12 ly 7 của bộ đội giải phóng thì khó thật.

--Tô Linh Giang 15:38, ngày 8 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

rất khó bắn hạ với bất khả chiến bại khác nhau đúng không, nghe nói tàu Titanic được xem là "tàu không thể chìm". Vuonglenghi 06:16, ngày 11 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn vuongleghi đã có những thông tin rất chính xác. Tôi có nghe một người nói do hệ thống tên lửa chống ra đa được trang bị quá mạnh nên k0 thể bật rada được, sỹ quan tác chiến phải hướng ra da (+ tên lửa) bằng mắt thường để định vị sơ bộ để giảm nhỏ thời gian phát sóng? Thông tin này có chính xác không?

Và người thân của tôi ở vùng trong cũng kể lại cứ rada hoạt động ở đâu là máy bay bu đến đó, đến mức địa phương đề nghị (ra HN) k0 cho bộ đội tên lửa hoạt động ở đó nữa.

Nguyennghia nh (thảo luận) 17:26, ngày 14 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Trong thời gian chiến tranh không quân tại Việt Nam Không quân Mỹ có loại tên lửa chống radar và chống tên lửa gọi là “Strike” mà trong các tài liệu của Việt Nam hay gọi là quả “sơ-rai”. Đây là loại tên lửa tự dẫn theo sóng radar của đối phương sẽ tự bay đến nguồn phát sóng và đánh trúng vào đài phát sóng của radar hoặc tên lửa. Ban đầu đã có một số trường hợp do các trắc thủ radar và tên lửa còn thiếu kinh nghiệm đã để cho strike bắn trúng đài phát gây tổn thất. Nhưng sau đó khi đã biết nó rồi thì strike sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hóa thôi: Khi máy bay Mỹ phóng strike thì quả tên lửa đó hiển thị rất rõ nét trên màn hiện sóng của radar và tên lửa, và các trắc thủ có thể nhanh chóng xác định được sau bao lâu nữa nó sẽ đến được chỗ mình khi đó chỉ cần tạm tắt phát sóng trong vài giây là vô hiệu hóa được strike, khi sóng tự dẫn bị gián đoạn strike sẽ bay theo quán tính và bắn trượt, nên strike không phải là quá nguy hiểm đối với radar và tên lửa phòng không. Chỉ có điều khi ta đã phóng tên lửa phòng không SAM và đang điều khiển SAM nếu tắt sóng để tránh strike thì quả tên lửa SAM của ta cũng bị vô hiệu hóa, do đó với các kíp trắc thủ tên lửa kinh nghiệm sẽ phải cân nhắc và quyết định nhanh nếu tên lửa SAM của ta còn quá xa mục tiêu máy bay địch mà strike đã gần thì phải tắt sóng tránh strike và hy sinh luôn quả tên lửa SAM, còn nếu SAM đã gần mục tiêu mà strike của địch còn xa thì cứ điều khiển SAM tiêu diệt mục tiêu máy bay địch đã rồi tắt sóng tránh strike sau cũng kịp. Đã có nhiều trường hợp như vậy rồi.
Dó đó không phải là bộ đội tên lửa phải hướng sóng bằng mắt sơ bộ vào khu vực mục tiêu đâu, đây là sự hiểu lầm không đúng và không thể làm như vậy được. Đối với bộ đội radar phải luôn phát sóng trực chiến. Còn bộ đội tên lửa phòng không có 2 hệ thống radar riêng biệt hoạt động khác nhau một là hệ thống radar cảnh giới để phát hiện mục tiêu và hệ thống này cũng giống radar thường và cũng thường xuyên hoạt động như radar thường. Khi đã bắt được mục tiêu và sỹ quan chỉ huy quyết định tiêu diệt mục tiêu nào thì số liệu của mục tiêu đó sẽ được truyền vào cho hệ thống radar điều khiển tên lửa loại radar này chỉ bật lên khi phóng tên lửa và trong khi điều khiển tên lửa bắn vào mục tiêu thôi. Loại radar điều khiển này là đối tượng để cho Strike đánh đấy. Như vậy thông tin bạn hỏi về chuyện định vị bằng mắt để giảm thời gian phát sóng là không đúng đâu và vô nghĩa.
Ý thứ hai bạn đề cập về chuyện cứ có đơn vị radar hay tên lửa đến đóng quân và hoạt động là máy bay địch đến như ruồi là đúng đấy và các địa phương rất sợ là đúng.--Tô Linh Giang (thảo luận) 18:31, ngày 16 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

Sóng rada rất dễ định vị, vậy một hệ rada luôn bật sẽ khác gì miếng mồi ngon cho tên lửa đối phương. Mọi trạm rada cuối cùng đều có mục đích duy nhất là định vị và tiêu diệt. Do vậy không lẽ k0 tiêu diệt các trạm của bộ đội rada hoặc rada cảnh giới? Nhân tiện hỏi bạn luôn kỹ thuật lắc parabol có ý nghĩa gì? Nếu có thể bạn viết luôn thành định nghĩa cũng hay. --Nguyennghia nh (thảo luận) 15:09, ngày 17 tháng 12 năm 2007 (UTC)Trả lời

B-52 là một trong ba nền tảng trụ cột

sửa

loại máy bay ném bom B-52 vẫn là một trong ba nền tảng trụ cột của sức mạnh quân sự Hoa Kỳ, xin cho biết cụ thể 3 trụ cột đó là gì vậy ?--duongdttt 09:52, ngày 26 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Xem lại thảo luận của Tô Linh giang ở trên.

Bản thân giới quân sự Hoa Kỳ (những năm 1960-1980) đánh giá sức mạnh quân sự Hoa Kỳ dựa trên 3 nền tảng trụ cột là:

1. tên lửa chiến lược bố trí trong các hầm trên mặt đất mà hệ Minuteman 2. Tầu ngầm mang đầu đạn hạt nhân mà xương sống là hệ Trident. 3. Máy bay ném bom chiến lược mà khi đó chỉ có B-52. Vậy nói B-52 là con át chủ bài thì cũng không sai nhất là chỉ có loại này tham gia vào chiến tranh thông thường. --Tô Linh Giang 04:22, ngày 8 tháng 7 năm 2006 (UTC)

Vuonglenghi 10:29, ngày 26 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Bạn nào mê cụm từ "át chủ bài" mà sửa câu này sai văn phạm đọc không hiểu muốn nói cái gì: Cho đến nay máy bay ném bom B-52 vẫn là con át chủ bài một trong ba nền tảng trụ cột (đó là tên lửa chiến lược, tầu ngầm mang đầu đạn hạt nhân và máy bay ném bom chiến lược) là sức mạnh quân sự Hoa Kỳ khi tham gia cuộc chiến.
Không biết làm vậy để làm gì?
Thua.
Vuonglenghi 04:43, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)Trả lời

Có bao nhiêu B52 rơi trong trận ĐBP trên không?

sửa

Dẫu sao bắn được B52 cũng là đáng tự hào đấy chứ, chỉ có điều hết chiến tranh rồi, để lịch sử trả lại lịch sử. Việt nam cũng không cần khuếch trương thành tích của mình, và Mỹ cũng không cần che giấu những con số cụ thể. Có điều, tôi không biết bài báo chính thức nào của hãng thông tin ngoài VN nói về con số này? Bạn nào có thể giúp không? Cảm ơn nhiều. Nguyennghia nh 17:35, ngày 14 tháng 12 năm 2007 Bao chinh thuc cua Viet Nam noi rat nhieu nhung khong duoc Nuoc My cong nhan khong ro vi sao

Quay lại trang “B-52 trong Chiến tranh Việt Nam”.