Thảo luận:Bộ luật Hồng Đức

Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Awaywaraway trong đề tài Phần Nhận xét

Untitled

sửa

Không rõ Vũ văn Mẫn hay Vũ văn Mẫu?Xuxi 14:59, 18 tháng 9 2006 (UTC)

Vũ Văn Mẫu. Tôi nhầm. Vương Ngân Hà 00:11, 19 tháng 9 2006 (UTC)

Lê triều giáo hóa hình luật

sửa

Trước đây tôi tình cờ mua được cuốn sách mỏng chữ quốc ngữ mang tên Lê triều giáo hóa hình luật, không rõ nó là Luật gì, của ai. Trong đó có quy định trách nhiệm tu sửa các cấp đường thiên lý, tỉnh lộ, huyện lộ cho các quan tương ứng, riêng Lý trưởng thì có trách nhiệm huy động dân và tre làm cầu tạm cho dân đi lại trong làng qua mương, rãnh theo nhu cầu thực tế của làng, cũng như tu sửa đường làng, đình làng. Luật cũng cấm khích bác và xúi giục lân lý (xóm giềng) kiện nhau, nếu không sẽ bị đánh đòn. Nếu tôi nhớ không nhầm trong đó còn quy định sự giúp đỡ với người đi đường thiên lý bằng cách lập nhà tạm và trạm xá, cũng như người thất cơ lỡ vận. Hiện tôi không còn giữ cuốn sách đó nhưng không rõ nó có liên quan gì tới luật Hồng Đức.

Đánh đòn là xong

sửa

Cách đây vài năm báo chí cứ đăng tin cây xanh ngả đổ gây thương vong cho người đi đường, rồi đặt câu hỏi là trách nhiệm về ai, cứ bàn mãi chẳng ra. Sau này thì họ lại đưa tin là Công ty công viên cây xanh tới hỗ trợ tiền chôn cất, kể cũng có khá hơn một chút. Nhưng gần đây các mương rãnh, nắp cống bị mất gây tai nạn cho người đi đường và trẻ em hoặc phụ nữ đến mức tử vong thì họ lại cứ bàn trách nhiệm về ai tiếp. Không rõ các vua nhà Lê nghĩ gì? Cứ theo luật của Vua thì đem mấy ông quan địa phương quản lý địa bàn ra đánh đòn rồi Xuxi 09:58, 22 tháng 9 2006 (UTC)

luật hồng đức - Luật thừa kế

sửa
 Cho tôi hỏi mọi người quan tâm đến phần luật thừa kế của luật hồng đức một vấn đề như sau:
 Theo như luật thừa kế,con nuôi hưởng tài sản như cha mẹ bằng nửa con đẻ nếu như trong văn tự có nói nhận con nuôi.Vậy thì giả sử:ông A lấy bà B sinh được thị C, thị D, và có con nuôi là văn E.Khi ông bà A B chết thì ngoài tài sản được chia cho 2 con đẻ và con nuôi.Vạy thì tài sản hương hỏa sẽ thuộc về ai,văn E hay là người thừa tự của ông bà A B 

Và theo luật thì ở thời bấy giờ trọng trưởng hoặc là con trai.Nhưng gia đình này không có con trai mà có con nuôi là con trai.

 Nói một cách chính xác là khi chia tài sản ông bà A B thì các con sẽ được như thế nào
 Mong mọi người giúp tôi.Tôi xin cảm ơn!!!

Đổi tên

sửa

Tôi thấy để tên là Bộ luật Hồng Đức thì chính xác hơn. Không biết có phải vậy không?--Goodluck (thảo luận) 06:23, ngày 5 tháng 1 năm 2011 (UTC)Trả lời

Phần Nhận xét

sửa
Giống như các bộ luật phong kiến khác, luật Hồng Đức thể hiện rõ bản chất giai cấp của nó. Mục tiêu hàng đầu của nó là để bảo vệ vương quyền, địa vị và quyền lợi của giai cấp phong kiến, củng cố trật tự xã hội và gia đình gia trưởng phong kiến. Nó là sự pháp điển hóa tư tưởng chính trị và đạo đức Nho giáo. Tuy vậy, không thể phủ nhận các điểm đặc sắc và tiến bộ của nó.

Đây là 1 nhận xét theo kiểu truyền thống của sách vở VN hiện nay. Tức là nó qui kết vô tội vạ về 1 vấn đề rất khó, cần phải nghiên cứu cả quyển sách, nay chỉ tổng kết vài câu đơn giản.

Tác giả là 1 người đã kém, nay lại tự tổng kết 1 điều như vậy, tôi e là sai về phương pháp, sai về bản chất của khoa học. Rất là buồn cười.

Ví dụ câu: Nó là sự pháp điển hóa tư tưởng chính trị và đạo đức Nho giáo.

Nghe câu này, mấy tay viết bài có thể lừa được người ít học, vì đọc ra vẻ ghê gớm, nhưng nó chả có nghĩa gì cả. Và thực sự, sách vở của mấy tay này không ai đọc, không ai mua. Người giỏi như ông Đào Duy Anh, ổng đâu có bao giờ viết như thế này, mà sách vẫn bán rần rần; mà viết ghê gớm như mấy tay này sao không ai biết ?

Ở câu trên, Nho giáo là cái gì ? Chẳng lẽ pháp luật đời vua Đinh Tiên Hoàng cũng giống như thời Hồng Đức, mà thời Đinh Tiên Hoàng ảnh hưởng của Nho giáo đâu bằng thời Hồng Đức. Bản thân việc nghiên cứu Nho giáo là cái gì, ảnh hưởng thật sự như thế nào,...người đọc cũng đâu hiểu được. Tác giả cũng đâu hiểu được.

Rất nguy hiểmAwaywaraway (thảo luận) 16:25, ngày 30 tháng 1 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Bộ luật Hồng Đức”.