Thảo luận:Bắc Tề Hậu Chủ

Bình luận mới nhất: 6 năm trước bởi TT 1234 trong đề tài Chữ 主 đọc là Chủ hay Chúa
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Chữ 主 đọc là Chủ hay Chúa

sửa

Chào bạn TT 1234, ngày trước chúng tôi cũng có thảo luận vấn đề này tại Thảo luận:Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc. Mời bạn tham khảo. Theo tôi, chữ 主 trong trường hợp này phải đọc là "Chúa", như "vua chúa", "công chúa", "lãnh chúa", "chúa công". Cũng một chữ 主, nhưng "bà chúa" thì khác "bà chủ" chứ ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 17:03, ngày 14 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chữ 主 có hai cách phiên âm là chủ hoặc chúa, nhưng đọc thế nào còn tùy vào người đọc nữa, ta phải xét từng trường hợp, không nhất thiết cứ liên quan đến "lãnh đạo, quý tộc" đều xếp riêng một loại. Tôi đã xem kĩ trang thảo luận mà bạn dẫn, nhưng đó là về vấn đề Thiên Chúa giáo (tất cả mọi người đều gọi thành Chúa), tương tự với Công chúa, lãnh chúa... nhưng không thể đánh đồng với từ Hậu Chủ này. Nếu tra trên Google sẽ thấy rõ ràng: "Hậu Chủ" 105.000 kết quả, còn "Hậu Chúa" 11.700 kết quả. Hơn nữa, nếu bạn từng đọc qua Tam quốc diễn nghĩa, thì sẽ thấy dịch giả toàn gọi Lưu Bị, Lưu A Đẩu là Tiên Chủ, Hậu Chủ; vì thế nên tôi nghĩ độ phổ biến của từ Hậu Chủ là không cần phải bàn cãi. Còn trường hợp bài Bắc Tề Ấu Chúa thì ngược lại từ Ấu Chúa phổ biến hơn, nên tôi không đổi.--TT 1234 (thảo luận) 05:30, ngày 15 tháng 7 năm 2018 (UTC)Trả lời
Quay lại trang “Bắc Tề Hậu Chủ”.