Thảo luận:Lao Động (báo)
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Lao Động (báo). Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Lượt xem trang hàng ngày của Lao Động (báo) | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
14.8.1929, số báo Lao Động đầu tiên, 2 trang khổ 22x32cm, in bằng thạch cao, được ra đời tại ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột, Hà Nội.
Sau 4 số báo, do bị địch đàn áp, theo dõi, lùng sục ráo riết, báo Lao Động phải tạm thời dừng xuất bản.
Từ tháng 5.1944 - 5.1945, báo Lao Động ra được 5 số, mỗi số 4 trang khổ nhỏ.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 13.10.1945, Báo Lao Động ra công khai. Trụ sở báo tại 51 Hàng Bồ, Hà Nội. Tuỳ từng điều kiện cụ thể, báo ra 2 hoặc 4 trang khổ nhỏ. Phát hành 1.500 - 2.000 tờ báo/ kỳ vào thứ năm hằng tuần.
Tháng 1.1946, báo phát hành vào thứ bảy hằng tuần.
Ngày 20.5.1946, Hội nghị cán bộ công nhân cứu quốc họp, quyết định thống nhất các tổ chức Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Báo Lao Động được xác lập vị trí, trở thành cơ quan ngôn luận chính thức của tổ chức công đoàn trên toàn quốc.
Trong kỳ Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ nhất họp ở chiến khu Việt Bắc năm 1950, tuy khó khăn thiếu thốn mọi bề, báo Lao Động vẫn ra đều đặn 12 số trong 12 ngày đại hội.
Hoà bình lập lại năm 1954, Báo Lao Động từ Việt Bắc chuyển về Hà Nội.
Kháng chiến chống Mỹ, báo Lao Động tuỳ lúc mà xuất bản, không theo định kỳ.
Khi tổ quốc thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, báo Lao Động phát triển thêm một bước cả về nội dung và hình thức. Báo phát hành thứ năm hằng tuần, ở cả 2 miền Nam, Bắc, với 16 trang khổ nhỏ.
Năm 1978, Báo Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Lao Động hạng Nhất do Chủ tịch Nước trao tặng.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (tháng 12.1986) - dấu ấn quan trọng của thời kỳ bắt đầu đổi mới là Báo Lao Động xuất hiện chuyên mục Hộp thư công nhân xây dựng Đảng (tháng 8.1986).
Ngày 27.7.1989, thay cho việc in ty-pô lỗi thời trên giấy đen, báo bắt đầu áp dụng công nghệ in ốp-set trên giấy trắng Liên Xô, khẳng định một bước tiến quan trọng về hình thức.
Ngày 3.12.1989, báo Lao Động xuất bản tờ Lao Động Chủ Nhật - một bước chuyển biến có tính nhảy vọt, in khổ 30x40cm, 4 màu, 12 trang, Lao Động Chủ Nhật đã đứng vững bên cạnh Lao Động thứ năm, góp thêm tiếng nói của giai cấp công nhân trong sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.
Ngày 18.8.1993, Bộ Văn hoá Thông tin đồng ý cho phép báo Lao Động tăng kỳ xuất bản lên 3 kỳ/tuần.
Từ năm 1995, với Ban Biên tập mới, báo Lao Động bước vào thời kỳ ổn định và phát triển.
Lao Động đã được mời tham dự triển lãm quốc tế tại Paris (1995) và Le Havre (1996). Tại triển lãm này, tờ Courrier International bình chọn báo Lao Động là tờ báo nổi tiếng cùng 200 tờ báo khác trên thế giới.
Ngày 1.7.1996 đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử của Báo Lao Động: Báo phát hành 4 kỳ/tuần: Thứ ba, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật.
Tháng 10.1996, Báo Lao Động mở Quỹ Tấm lòng vàng. Qua 18 năm hoạt động, quỹ đã vận động được trên 220 tỉ đồng ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Tháng 10.1997, một ý tưởng mới đã ra đời: 2 trang Thông tin Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh tặng bạn đọc ở 2 thành phố lớn của đất nước. Trang Hà Nội vẫn xuất bản đều đặn từ đó tới nay.
Tháng 4.1999, Lao Động xuất bản thêm trang Miền Trung - Tây Nguyên và trang Đồng bằng sông Cửu Long tặng bạn đọc ở 2 khu vực này. Tháng 9.1999, xuất bản trang Miền Đông Nam Bộ. Đến thời điểm này, trang địa phương của báo Lao Động đã có mặt gần 40 tỉnh, thành trên cả nước.
Ngày 19.5.1999, kỷ niệm Ngày sinh nhật Hồ Chủ tịch, Báo Lao Động Điện tử ra mắt bạn đọc.
Ngày 14.8.1999, Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất.
Tháng 1.2000, Lao Động xuất bản 5 kỳ/tuần: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu.
Năm 2000, Lao Động phối hợp với VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty FPT tổ chức cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam”. Từ năm 2000 - 2007, cuộc thi “Trí tuệ Việt Nam” được tổ chức đều đặn, trao giải vào tối 1.1 hằng năm.
Tháng 4.2001: Báo xuất bản 6 kỳ/tuần, từ thứ hai đến thứ bảy.
Tháng 4.2002: Báo xuất bản 7 kỳ/tuần.
Ngày 1.5.2004, khởi động chương trình “Vinh quang Việt Nam” – tôn vinh các anh hùng lao động, điển hình tiên tiến trên cả nước. Đến nay, đã có 11 chương trình “Vinh quang Việt Nam” được tổ chức, là sự kiện thường niên của Báo Lao Động và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Ngày 11.8.2006, báo Lao Động Cuối tuần ra bộ mới với 24 trang, khổ 27x35cm, in 4 màu, số lượng phát hành hơn 70.000 bản/kỳ, có nhiều nội dung phong phú, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tượng bạn đọc.
Tháng 1.2007 đến nay, Báo Lao Động tặng thêm bạn đọc chuyên trang Tiền tệ và Đầu tư.
Ngày 14.8.2009, Lao Động vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động.
Tháng 1.2013, Lao Động Thứ Bảy xuất bản theo phong cách mới, manchette mới, tạo nên một ấn phẩm mới mang nhiều tính giải trí và phóng sự chuyên sâu.
Ngày 11.4.2013, lần đầu tiên, báo xuất bản một tờ báo theo phong cách “thị trường”, phát hành vào thứ năm hằng tuần: Tờ Lao Động và Đời Sống.
Trong năm 2013, một loạt chuyên trang của Báo Lao Động ra đời: chuyên trang “Giao thông an toàn” từ 1.1.2014, chuyên trang “Đời sống Thị trường” và “Doanh nghiệp Doanh nhân” từ..., chuyên trang “Sống khỏe - Sống sạch ” từ tháng 11.2013.
Ngày 14.8.2014, Lao Động Mobile ra đời.
Ngày 14.8.2014, Lao Động vinh dự đón nhận Huân chương Độc Lập hạng Nhất lần thứ hai
Bắt đầu cuộc thảo luận về Lao Động (báo)
Trang thảo luận là nơi để mọi người cùng nhau thảo luận để giúp nội dung trên Wikipedia trở nên tốt nhất có thể. Bạn có thể sử dụng trang này để trò chuyện với người khác về cách cải thiện Lao Động (báo).