Thảo luận:An Dương Vương/Lưu 2

Bình luận mới nhất: 8 năm trước bởi Nguoiachau trong đề tài Bài viết
Lưu 1 Lưu 2

Về tranh minh hoạ Trọng Thuỷ của Phan Vũ Linh 2006

Cách đây 1-2 năm gì đó, mình mở trang "An Dương Vương" thấy có bức tranh minh hoạ Trọng Thuỷ của Phan Vũ Linh 2006 thấy vẽ đẹp và phù hợp nữa... À mà Phan Vũ Linh còn vẽ Lạc Long Quan ở trang cùng tên năm 2008 đó... Sao bây giờ ai lại gỡ xuống vậy... Có thể đăng lại lên được không? Tiện thể cho mình xin luôn bức tranh đó nhá... Cám ơn! thảo luận quên ký tên này là của I Love Triệu Đà (thảo luận • đóng góp).

Phải bức hình này không bạn: Tập tin:Trongthuy.jpg, và đây là Lạc Long Quân: Tập tin:LacLongQuan.jpg. Hình trên Commons là tự do, bạn cứ xài thoải mái. Thân ái! -- ClanKeytalk-butions 04:45, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn nhiều! Chúc bạn năm mới an khang thịnh vượng!:-) I Love Triệu Đà (thảo luận) 04:56, ngày 2 tháng 2 năm 2011 (UTC)I Love Triệu ĐàTrả lời

Nên có 2 trang wiki riêng biệt: "Triều đại An Dương Vương" và "An Dương Vương"

Theo tôi thì nên có 2 trang wiki riêng biệt: "Triều đại An Dương Vương""An Dương Vương"

- "Triều đại An Dương Vương" viết riêng về triều đại của An Dương Vương trong lịch sử Việt Nam, tương đương với "Nhà Triệu", "Nhà Trần"...

- "An Dương Vương" viết riêng về nhân vật lịch sử Thục Phán.

Các bạn thấy thế nào? I Love Triệu Đà (thảo luận) 11:46, ngày 7 tháng 4 năm 2011 (UTC)I Love Triệu ĐàTrả lời

chữ hán trong bài

Thời An Dương Vương không biết đã dùng chữ hán chưa mà sao trong bài nay tên của An Dương Vương lại có thêm chú thích chữ hán vậy.Jspeed1310 (thảo luận) 17:34, ngày 14 tháng 10 năm 2011 (UTC)Trả lời

Thục Phán chưa từng lãnh đạo người Tây Âu (Âu Việt) chống Tần vào cuối thế kỉ III TCN, chỉ có thủ lĩnh tên là Kiệt Tuấn đã giết Đồ Thư

Con của vua Thục (có thể là quân trưởng nước Nam Cương phía bắc Văn Lang theo truyền thuyết "Chín chúa tranh vua" của người Tày) là Thục Phán đem 3 vạn quân đánh Lạc Vương chép trong "Giao Châu ngoại vực kí", được dẫn trong "Thủy kinh chú":

《交州外域记》曰:交阯昔未有郡县�� � �时,土地有雒田。其田从潮水上下�� �� ��垦食其田,因名为雒民。设雒王�� �雒 侯,主诸郡县。县多为雒将,雒将铜�� � �青绶。后蜀王子将兵三万,来讨雒�� �� ��雒侯,服诸雒将,蜀王子因称为�� �阳 王。后南越王尉佗举众攻安阳王。安�� � �王有神人,名皋通,下辅佐,为安�� �� ��治神弩一张,一发杀三百人。南�� �王 知不可战,却军住武宁县。按晋《太�� � �记》县属交趾。越遣太子名始,降�� �� ��阳王,称臣事之。安阳王不知通�� �人 ,遇之无道,通便去,语王曰:能持�� � �弩王天下,不能持此弩者亡天下。�� �� ��,安阳王有女名曰媚珠,见始端�� �, 珠与始交通。始问珠,令取父弩视之�� � �始见弩,便盗以锯截弩讫,便逃归�� �� ��越王。南越进兵攻之,安阳王发�� �, 弩折,遂败。安阳王下船,迳出于海�� � �今平道县后王宫城见有故处。晋《�� �� ��地记》县属交阯。越遂服诸雒将�� �

"Giao Châu ngoại vực kí" viết: Đất Giao Chỉ thời xưa chưa có quận huyện, đất đai có ruộng Lạc. Ruộng này theo nước triều lên xuống, dân khai khẩn ruộng này mà ăn, do đó có tên là dân Lạc. Đặt Lạc Vương, Lạc Hầu làm chủ các quận huyện. Ở huyện phần nhiều là Lạc tướng, Lạc tướng đeo ấn đồng dải xanh. Sau con của Thục Vương đem ba vạn quân đến đánh Lạc Vương, Lạc Hầu, chinh phục các Lạc tướng, con của Thục Vương nhân đó xưng là An Dương Vương.

- Kiệt Tuấn (桀骏) - thủ lĩnh Tây Âu giết Đồ Thư chép trong "Hoài Nam Tử"

三年不解甲驰弩,使监禄无以转饷;�� � �以卒凿渠而通粮道,以与越人战,�� �� ��呕君译吁宋;而越人皆入丛薄中�� �禽 兽处,莫肯为秦虏,相置桀骏以为将�� � �而夜攻秦人,大破之,杀尉屠雎,�� �� ��流血数十万,乃发适戍以备之。

Tam niên bất giải giáp trì nỗ, sử Giám Lộc vô dĩ chuyển hướng; hựu dĩ tốt tạc cừ nhi thông lương đạo, dĩ dữ Việt nhân chiến, sát Tây Âu quân Dịch Hu Tống; nhi Việt nhân giai nhập tùng bạc trung dữ cầm thú xứ, mạc khẳng vi Tần lỗ, tương trí Kiệt Tuấn dĩ vi tướng, nhi dạ công Tần nhân, đại phá chi, sát Úy Đồ Tuy, phục thi lưu huyết sổ thập vạn, nãi phát thích thú dĩ bị chi.

Ba năm không cởi giáp giãn nỏ, sai Giám Lộc không chuyển được lương; lại đem quân đào kênh (tức kênh Linh Cừ nối sông Tương và sông Li) mà thông đường vận lương để đánh với người Việt, giết quân trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống; nhưng người Việt đều vào trong rừng rậm ở với cầm thú, chẳng chịu làm tù binh của quân Tần, cùng bầu Kiệt Tuấn lên làm tướng, đến đêm tối đánh người Tần, đại phá chúng, giết Hiệu úy Đồ Tuy (Thư), thây phơi máu chảy mấy chục vạn người, bèn phát lính thú đến phòng bị.

Nhìn kĩ mặt chữ nhé. Còn đây, cũng trong "Hoài Nam Tử" viết:

智过万人者谓之英,千人者谓之俊,�� � �人者谓之杰,十人者谓之豪。

Trí quá vạn nhân giả vị chi anh, thiên nhân giả vị chi tuấn, bách nhân giả vị chi kiệt, thập nhân giả vị chi hào.

Người có trí hơn vạn người gọi là anh, hơn nghìn người gọi là tuấn, hơn trăm người gọi là kiệt, hơn mười người gọi là hào. (là anh, tuấn, kiệt, hào chỉ người tài giỏi hơn người khác)

Nhìn kĩ chữ 杰 (kiệt), (俊) tuấn. Lại nữa cũng "Hoài Nam Tử":

命太尉赞杰俊,选贤良,举孝悌。

Mệnh Thái úy tuyển kiệt tuấn, tuyển hiền lương, cử hiếu đế.

Lệnh quan Thái úy chọn người kiệt tuấn, tuyển người hiền lương, nêu rõ lòng hiếu đễ.

Như thế, sách "Hoài Nam Tử" phân biệt rõ:

杰俊 (kiệt tuấn): là chỉ người tài giỏi nói chung. 桀骏 (Kiệt Tuấn): là tên người riêng.

Mặt chữ khác nhau.

桀骏 (Kiệt Tuấn) này, chữ "Tuấn" có bộ mã (ngựa) bên cạnh đã có ý khinh miệt. Chữ "Kiệt" này cũng có nghĩa là tài giỏi nhưng nghĩa gốc là cái cọc đậu của con gà. Lại cùng nghĩa với chữ "Kiệt" trong vua Kiệt nhà Hạ, đều có ý khinh miệt.I Love Triệu Đà (thảo luận) 12:18, ngày 17 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bài viết

Tôi là người lớn, nhưng đọc bài viết này chả hiểu mô tê gì cả. Có nhiều đoạn không nguồn; đoạn tự ý riêng giải thích (cái này rất phổ biến ở wiki ta, quá nhiều người thích làm thầy); biên tập rất khó theo dõi...

Vậy theo tôi nên biên tập lại đảm bảo có nguồn, dễ đọc, không chêm ý riêng vớ vẩn vào.

Nguoiachau (thảo luận) 02:19, ngày 7 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Ví dụ về đoạn này:

Mỗi giả thuyết nêu trên đều có những chỗ đáng ngờ và chỗ đáng ngờ chung là: Cho tới đầu công nguyên thời Hai Bà  Trưng, người Bách Việt vẫn chưa có họ. Do đó họ Thục của An Dương Vương là một vấn đề nghi vấn. Tựu chung, cả hai thuyết đều có chỗ đúng và có thể ghép lại thành một diễn biến xâu chuỗi: Nước Thục (ở Tứ Xuyên ngày nay) mất năm 316 TCN. Sau vài lần chống Tần thất bại (xem bài nước Thục), con cháu chạy xuống phía đông nam và đóng ở phía bắc nước Văn Lang, sống với người Âu Việt. Sau một thời gian đứng vững, thủ lĩnh phần đất phía Tây của Âu Việt tiêu diệt thôn tính Văn Lang. Trong trường hợp này, không hẳn vị thủ lĩnh đó đã là dòng dõi nước Thục cũ mà có thể chỉ là con cháu của tướng lĩnh, quan lại cũ của Thục, xưng làm họ Thục để thu phục nhân tâm vùng đất phía Tây của Âu Việt.

Chúng ta phải viết có nguồn, không phải chêm ý riêng như thế này được. Đọc tôi cũng hơi khó chịu; toàn là những lời chỉ dẫn, giống như bản thân mình lên wiki đọc để người ta chỉ bảo cho này nọ. Nguoiachau (thảo luận) 02:20, ngày 7 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “An Dương Vương/Lưu 2”.