Thảo luận:Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Bình luận mới nhất: 4 năm trước bởi JohnsonLee01 trong đề tài "Thường" hay "thường"
Đây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Lượt xem trang hàng ngày của Ủy ban Thường vụ Quốc hội | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Ở quốc hội các nước khác có "ủy ban thường vụ" không? NHD (thảo luận) 22:06, ngày 14 tháng 11 năm 2008 (UTC)
- Ở Trung Quốc có "Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc" (en:Standing Committee of the National People's Congress, zh:全国人民代表大会常务委员会). Tranminh360 (thảo luận) 17:02, ngày 4 tháng 5 năm 2012 (UTC)
"Thường" hay "thường"
sửaTheo chính trang web của UBTVQH http://quochoi.vn/UBTVQH/pages/default.aspx thì chữ "Thường" viết hoa. Không loại trừ khả năng hiến pháp viết sai chính tả 30ChuaPhaiLaTet (thảo luận) 08:53, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- "Ủy ban thường vụ Quốc hội" là tên được khi trong Hiến pháp, văn bản pháp luật cao nhất của Nhà nước Việt Nam. Tương tự với các tên khác như "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", "Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao", "Chánh án Tòa án nhân dân tối cao". Nguồn ở đây: trang web chính phủ, hoặc văn bản gốc của Hiến pháp 2013 (file PDF) ở đây và ở đây.Future ahead (thảo luận) 12:11, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- @Future ahead: Thành thật mà nói, trường hợp này tôi rất băn khoăn. Bạn cho rằng Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất nên dựa vào đó thì cũng hợp lý. Tuy nhiên, lại có quá nhiều văn bản pháp luật khác, thậm chí cả văn bản, trang web từ chính cơ quan này lại viết hoa chữ "Thường". Bạn còn đưa ra một ví dụ khác là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" viết thường chữ "xã" và chữ "chủ", trong khi tôi nhớ không lầm là ở cấp tiểu học khi học viết đơn, sách giáo khoa và giáo viên lại hướng dẫn ghi là "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Cũng là văn bản pháp luật nhưng lại ghi khác với Hiến pháp như vậy thì rõ ràng điều này không bình thường, trong khi đã là một văn bản pháp luật thì bắt buộc phải tuân thủ đúng cách viết chứ đâu thể viết bừa bãi. Và tương tự tại sao dạy cho học sinh là cả một thế hệ lại có thể dạy học sinh viết một cách khác với Hiến pháp. Đó là điều mà tôi băn khoăn 30ChuaPhaiLaTet (thảo luận) 20:09, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- Tại vì bản thân nhà nước Việt Nam cũng không biết nên gọi tên cơ quan của họ thế nào cho đúng, nên thôi thì ở đây ta cứ chọn theo cảm tính, thích viết thế nào cho "đẹp" thì viết, tôi chọn "Thường" viết hoa. --minhhuy (thảo luận) 05:46, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- @Future ahead: Thành thật mà nói, trường hợp này tôi rất băn khoăn. Bạn cho rằng Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất nên dựa vào đó thì cũng hợp lý. Tuy nhiên, lại có quá nhiều văn bản pháp luật khác, thậm chí cả văn bản, trang web từ chính cơ quan này lại viết hoa chữ "Thường". Bạn còn đưa ra một ví dụ khác là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" viết thường chữ "xã" và chữ "chủ", trong khi tôi nhớ không lầm là ở cấp tiểu học khi học viết đơn, sách giáo khoa và giáo viên lại hướng dẫn ghi là "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Cũng là văn bản pháp luật nhưng lại ghi khác với Hiến pháp như vậy thì rõ ràng điều này không bình thường, trong khi đã là một văn bản pháp luật thì bắt buộc phải tuân thủ đúng cách viết chứ đâu thể viết bừa bãi. Và tương tự tại sao dạy cho học sinh là cả một thế hệ lại có thể dạy học sinh viết một cách khác với Hiến pháp. Đó là điều mà tôi băn khoăn 30ChuaPhaiLaTet (thảo luận) 20:09, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- @Trần Nguyễn Minh Huy: tôi đồng ý theo ý kiến của bạn. — Le Duc Anh (💬 • 📝) 05:49, ngày 13 tháng 6 năm 2020 (UTC)