Thảo luận:Đinh Tiên Hoàng/Lưu 2
Đây là một trang lưu trữ các thảo luận cũ. Xin đừng sửa nội dung của trang này. Nếu bạn muốn bắt đầu một thảo luận mới hoặc nhắc lại một thảo luận cũ, xin hãy thực hiện ở trang thảo luận hiện tại. |
Lưu 1 | Lưu 2 | Lưu 3 |
Đổi sang Đinh Tiên Hoàng
Có nên đổi tên bài viết này sang Đinh Tiên Hoàng không nhỉ vì tên này thông dụng hơn. (Một ví dụ nhỏ như tất cả các con đường ở các thành phố, thị xã đều mang tên Đinh Tiên Hoàng, duy chỉ có ở TP Hồ Chí Minh và Thị xã La Gi có thêm đường Đinh Bộ Lĩnh bên cạnh Đinh Tiên Hoàng)Kien1980v (thảo luận) 03:55, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)
- Tôi cũng đồng ý với ý kiến này. RBD (thảo luận) 21:58, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Đinh Tiên Hoàng vs Doanh Chính
Xin hỏi phần vừa thêm vào này là lấy từ tài liệu nào không thấy chú thích? Nếu là tài liệu gốc thì không được phép đăng, vả lại thông tin cũng rất lộn xộn, không có tính khoa học, tôi nhớ không nhầm thì Doanh Chính định đô ở Hàm Dương chứ có phải Trường An đâu mà so với Hoa Lư của Tiên Hoàng đế? RBD (thảo luận) 21:58, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Hàm Dương và Trường An nay đều là thành phố Tây An. Các sách sử ta đều viết Tràng An là kinh đô nhà Tần.Kien1980v (thảo luận) 22:04, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Hàm Dương và Trường An đâu có trùng nhau ?! Nhưng thôi, đây không phải vấn đề tranh luận vì dù sao nay cả 2 đều thuộc địa giới Tây An. RBD (thảo luận) 22:31, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường AnKien1980v (thảo luận) 22:29, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Chú thích đoạn so sánh với Tần Thủy Hoàng
- Tên gọi Tiên Hoàng hay Thủy Hoàng đều có nghĩa là hoàng đế đầu tiên. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế chính thống đầu tiên của nước Việt thống nhất, Tần Thủy Hoàng được xem là hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. ---> Tần Thủy Hoàng thì khỏi bàn rồi, Đinh Tiên Hoàng ở đây tôi không viết là hoàng đế đầu tiên của Việt Nam mà có thêm câu "chính thống" vì ông là người xưng hoàng đế khi mà nước Đại Cồ Việt được Trung Hoa công nhận, về Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam, có sách viết là Lý Nam Đế nhưng khi đó nước ta chỉ là một tỉnh của Trung Quốc, việc xưng danh của ông không chính thống.
- Cả hai danh nhân trên cùng trở thành hoàng đế sau khi tiêu diệt thắng lợi các thế lực cát cứ phân tán để lập nên một đất nước thống nhất, tự chủ. ---> Xem bài Tần Thủy Hoàng và Đinh Tiên Hoàng
- Thời gian trị vì 12 năm: Đinh Tiên Hoàng (968 - 979), Tần Thủy Hoàng (221 -210 TCN). ---> Xem bài Tần Thủy Hoàng và Đinh Tiên Hoàng
- Khi lên ngôi đều chia lại hành chính, quân sự đất nước; đóng đô ở vùng núi, các vùng sau này đều trở thành cố đô (Tràng An và Hoa Lư).
- Cả hai đều cai trị đất nước một cách cứng rắn, mọi việc đều dùng pháp luật pháp có phần hà khắc để quyết định. ---> Xem bài Tần Thủy Hoàng và Đinh Tiên Hoàng
- Cả hai khi mất đều đương quyền, người kế nghiệp đều là con thứ và sớm để quyền bính rơi vào tay quyền thần. ---> Xem bài Tần Thủy Hoàng và Đinh Tiên HoàngKien1980v (thảo luận) 22:11, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Những thông tin bạn đưa ra tôi đều đã biết, nhưng cái sự so sánh này là bắt nguồn từ đâu, sách, tài liệu nào, hay là do bạn tự thấy nó giống thì so sánh? Nếu là sách vở thì xin bạn dẫn ra nguồn về việc so sánh này (tôi không hỏi đúng sai), nếu là bạn thì xin cho hỏi ý của việc so sánh này là gì?
- Về các ý của bạn: 1. Việt Nam chưa bao giờ có hoàng đế được phong kiến phương Bắc công nhận. 2. Trước khi là hoàng đế, Doanh Chính đã là vua nhà Tần trong 26 năm, Tiên Hoàng Đế trước khi dẹp loạn đã được làm vua ngày nào chưa? 3. Không thể so sánh Hoa Lư với Trường An vì Hoa Lư đất hẹp, chỉ tiện phòng thủ mà không tiện phát triển, còn Trường An thì đứng một chỗ mà nhìn ra cả thiên hạ, Trường An là kinh đô của phong kiến Trung Quốc suốt 13 triều đại, còn Hoa Lư thì được bao nhiêu năm? 4. Việc chia lại hành chính, dùng pháp trị cứng rắn là đạo trị nước đương nhiên của một quân vương vừa thoát khỏi thời loạn, cái này thì ông vua nào có chút sáng suốt đều thực hiện cả. 5. Khi 2 người chết, Trung Quốc lâm vào đại loạn, Hán Sở tranh hùng rồi Lưu Bang rất vất vả mới hát được bài Đại Phong Ca, còn Lê Hoàn có vất vả đến mức đó không?
- Xin mời bạn đọc và cho ý kiến, theo tôi nếu đây chỉ là suy nghĩ của riêng bạn, chúng ta nên bỏ. RBD (thảo luận) 22:31, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Tôi không hiểu!
- Tại sao bị coi là một tỉnh mà Việt Nam khi đó lại có hoàng đế? Nếu một người xưng đế thì có nghĩa đã không công nhận nơi mình cai trị là một tỉnh. ---> Lý Nam Đế bị thất bại khi sự nghiệp chưa hoàn thành. Thứ nữa, nếu tôi hoặc bạn cùng xưng "Hoàng đế" thì có được coi là chính thống không? Kien1980v (thảo luận) 23:16, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Và "ông [Đinh Bộ Lĩnh] là người xưng hoàng đế khi mà nước Đại Cồ Việt được Trung Hoa công nhận". Một người xưng đế có nghĩa phủ nhận sự phụ thuộc rồi, có cần nước láng giềng công nhận nữa không? ----> Tất nhiên, không cần nước láng giềng công nhận nếu ta không nói cho họ biết ta xưng đế hoặc họ đánh bại ta sau khi xưng Kien1980v (thảo luận) 23:16, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Các nhà sử học có so sách hai người này không? Nếu không thì Wiki cũng không nên có.--V (thảo luận) 22:38, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC) ---> Theo bạn thì các nhà sử học là ai? Nhà báo có được không, nhà văn có được không? Tôi hoặc bạn có được không Đây là ý kiến tôi đưa ra, nếu thấy không bách khoa, cộng đồng xóa bỏ là đúng, nhưng chúng ta không nên quá lệ thuộc vào sách vở. Kien1980v (thảo luận) 23:16, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
So sánh
Những thông tin bạn đưa ra tôi đều đã biết, nhưng cái sự so sánh này là bắt nguồn từ đâu, sách, tài liệu nào, hay là do bạn tự thấy nó giống thì so sánh? Nếu là sách vở thì xin bạn dẫn ra nguồn về việc so sánh này (tôi không hỏi đúng sai), nếu là bạn thì xin cho hỏi ý của việc so sánh này là gì? ---> Tôi không cho rằng wikipedia là đi viết lại những gì đã có. Tôi cho rằng wikipedia là nơi khởi nguồn cái mới, tất nhiên là trên cơ sở đúng và khoa học.
Về các ý của bạn: 1. Việt Nam chưa bao giờ có hoàng đế được phong kiến phương Bắc công nhận. 2. Trước khi là hoàng đế, Doanh Chính đã là vua nhà Tần trong 26 năm, Tiên Hoàng Đế trước khi dẹp loạn đã được làm vua ngày nào chưa? 3. Không thể so sánh Hoa Lư với Trường An vì Hoa Lư đất hẹp, chỉ tiện phòng thủ mà không tiện phát triển, còn Trường An thì đứng một chỗ mà nhìn ra cả thiên hạ, Trường An là kinh đô của phong kiến Trung Quốc suốt 13 triều đại, còn Hoa Lư thì được bao nhiêu năm? ----> Tại sao không thể so sánh Hoa Lư với Trường An khi mà ngay tại Hoa Lư hiện tại vẫn còn câu đối: Hoa Lư đô thị Hán Trường An? 4. Việc chia lại hành chính, dùng pháp trị cứng rắn là đạo trị nước đương nhiên của một quân vương vừa thoát khỏi thời loạn, cái này thì ông vua nào có chút sáng suốt đều thực hiện cả. 5. Khi 2 người chết, Trung Quốc lâm vào đại loạn, Hán Sở tranh hùng rồi Lưu Bang rất vất vả mới hát được bài Đại Phong Ca, còn Lê Hoàn có vất vả đến mức đó không? ----> Việc so sánh là để bài viết thêm phong phú, có cái nhìn đa chiều hơn, giống như bài Lê Thái Tổ cũng có mục so sánh vậy. Đó là đặc điểm của từng bài viết, không thể có bất kỳ một khuôn mẫu nào áp cho tất cả bài viết về các vua được. Xin mời bạn đọc và cho ý kiến, theo tôi nếu đây chỉ là suy nghĩ của riêng bạn, chúng ta nên bỏ. RBD (thảo luận) 22:31, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC) Tôi không hiểu!
Tại sao bị coi là một tỉnh mà Việt Nam khi đó lại có hoàng đế? Nếu một người xưng đế thì có nghĩa đã không công nhận nơi mình cai trị là một tỉnh. Và "ông [Đinh Bộ Lĩnh] là người xưng hoàng đế khi mà nước Đại Cồ Việt được Trung Hoa công nhận". Một người xưng đế có nghĩa phủ nhận sự phụ thuộc rồi, có cần nước láng giềng công nhận nữa không? ---> Việt Nam làm gì có sách sử thời đó mà kế thừa từ Trung Quốc. Có thể do Lý Nam Đế xưng Hoàng đế nhưng bị thất bại luôn nên không coi là chính thống? Đinh Bộ Lĩnh xưng đế được nhà Tống chấp nhận trong quan hệ ngoại giao, còn trước đó duy có Lý Nam Đế là tự xưng, việc đó chúng ta có thể hiểu Bà Trưng, Ngô Quyền cũng có thể làm được. Kien1980v (thảo luận) 22:51, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Các nhà sử học có so sách hai người này không? Nếu không thì Wiki cũng không nên có.--V (thảo luận) 22:38, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC) Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:%C4%90inh_B%E1%BB%99_L%C4%A9nh”
- Bạn vừa làm lộn tung thảo luận của tôi và V lên rồi. Qua câu trả lời của bạn có lẽ tôi đã có thể kết luận bạn đang làm cái việc này: "nêu ý kiến chủ quan về một chủ đề." (trích Cái gì là Wikipedia). Lập luận của bạn cũng không chặt, điểm 1 bạn đã không trả lời được (nhắc lại, phong kiến Trung Quốc không bao giờ công nhận nước ta có Hoàng đế), điểm 2 bạn không trả lời, điểm 3 bạn trả lời bằng cách so sánh Hoa Lư với Trường An của nhà... Hán, điểm 4 bạn không trả lời, điểm 5 bạn dùng lặp luận quay vòng (ta không có dẫn chứng, vậy ta bảo là ta thêm cho nó phong phú). Tôi đề nghị bạn bỏ cái phần nghiên cứu cá nhân này đi, và đăng nó trên blog, diễn đàn hoặc bất cứ chỗ nào khác, nếu được trên báo là tốt nhất, vì khi đó bạn sẽ có quyền trích dẫn ngược lại về wiki. RBD (thảo luận) 23:06, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)
@ Kien1980v: Wikipedia không phải là tạp chí khoa học để đăng những ý tưởng mới, nó là bách khoa toàn thư nên chỉ ghi nhận những kiến thức phổ quát. (Xin xem Wikipedia không phải là một diễn đàn). Nếu quan điểm của bạn đã đăng báo, bạn có thể trích dẫn vào đây.
@ Rungbachduong Nói chung không trích dẫn từ các forum, blog... được, trừ khi có thể chứng minh đó là phát ngôn chính thức của cá nhân hay tổ chức. (ví dụ trường hợp blog của Công ty Nhã Nam hay nhạc sĩ Tuấn Khanh mà mọi người đã có dịp thảo luận). Avia (thảo luận) 01:21, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Em đã treo {{SecOR}} cho đoạn so sánh. Nó hơi là al5 vì em chưa được đọc tài liệu nào các sử gia người Việt lại đem mình so sánh với vua bên Trung Quốc cả. Magnifier (♋•♍) 01:37, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Có đấy bạn ơi, việc so sánh này đã có nhưng đó là ngôn ngữ "nói" trên trang chính www.ninhbinhtourism.com.vn, còn ngôn ngữ viết thì tôi tìm được trang này: vào đây đọc nè: Đinh Tiên Hoàng - Vị Tần Thủy Hoàng của Đại Cồ Việt trên trang: http://lichsuvn.info/Home/index.php?option=com_content&task=view&id=56&Itemid=33
Ngoài chúng ta có thể thấy rất nhiều việc so sánh này ở trang tìm kiếm: http://www.google.com.vn/search?hl=vi&q=%22%C4%90inh+Ti%C3%AAn+Ho%C3%A0ng%22%2B%22T%E1%BA%A7n+Th%E1%BB%A7y+Ho%C3%A0ng%22&meta=TruongHuynb (thảo luận) 20:49, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Tiên Hoàng giống Thủy Hoàng
Đinh Tiên Hoàng là người mở nền chính thống (chính thống thủy) của nước Việt. Việc so sánh với các vua Trung Hoa không có gì đáng bàn cãi. Tuy nhiên tôi đã hài hòa các tranh luận trên bằng việc đổi từ so sánh sang điểm giống, nghĩa hẹp hơn vì vị Hoàng đế của Trung Hoa là nước lớn, đương nhiên danh tiếng hơn. Mặt khác nếu nói so sánh thì có cả hàng trăm thứ có thể mang ra đây. Cả bài Lê Thái Tổ cũng phải bỏ từ này. Điểm nổi bật hơn cả trong bài này ở đây là sự giống về chữ "đầu tiên" và năm là hoàng đế. nói chung rất hợp lý và khuyến khích phát huy. Tôi cũng đề nghị đưa bài viết này vào bài chọn lọc để cộng đồng cùng đóng góp.Thaidongtrieu (thảo luận) 01:20, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Nhất trí với Tháidongtrieu TruongHuynb (thảo luận) 20:50, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Gồm thâu lục quốc
|
Lập quốc
|
Hungquoc (thảo luận) 13:02, ngày 22 tháng 3 năm 2008 (UTC)
- Tác giả? Magnifier (♋•♍) 13:07, ngày 22 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Danh nhân đất Việt
Đoạn so sánh Tiên Hoàng của Việt Nam với Thủy Hoàng của Trung Quốc đã có trong cuốn: Danh nhân đất Việt, NXB VH năm 2004. Không nên tranh cãi vấn đề này nhiều TruongHuynb (thảo luận) 00:16, ngày 1 tháng 10 năm 2008 (UTC)
So sánh trên mạng cũng có đấy, Trong báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam có đoạn: vua dám xưng là Đinh Tiên Hoàng, sánh với Tần Thủy Hoàng ngày xưa và Hoàng đế Trung Hoa cùng thời http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT1240562417Thaidongtrieu (thảo luận) 12:18, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)
dùng ở đâu?
đoạn Duyanh92 mới thêm về việc "xử lý" cái xác Đỗ Thích, nên cho sang đó vì để ở đây ko hợp chủ đề.--Trungda (thảo luận) 16:05, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Tôi thấy nó có liên quan tới việc ĐTH bị giết, cứ để đấy đã. hay bạn Trungda sợ cái vụ "ăn thịt người" này nên đẩy sang 1 bài nhỏ hơn?Duyanh92 (thảo luận) 16:18, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)
cái kiểu nhét thông tin không đâu vào thì chỉ có Kayani mà thôi.--Trungda (thảo luận) 16:20, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)
Nguồn gốc Trung Hoa
Nêu nguồn gốc Trung Hoa của nhà Tiền Lý để khẳng định thật chắc chắn vua Tiên Hoàng là hoàng đế đầu tiên của VN, thật ra không cần thiết. Chỉ cần khẳng định vua Tiên Hoàng là hoàng đế đầu tiên của thời độc lập sau Bắc thuộc, đánh dấu "mốc" mới của lịch sử VN là đủ.
Bởi nếu truy nguyên nguồn gốc, nhà Trần và nhà Hồ cũng có nguồn gốc Trung Hoa, e rằng cái mạch ngàn năm độc lập có bị đứt đoạn? Thực ra, các vua Trần, Hồ, cũng như Tiền Lý đều đã "nhập tịch" VN khá nhiều đời (như nhà Tiền Lý là 7 đời), do đó việc truy nguồn gốc để tính chính thống như kiểu Triệu Đà (đời đầu) là không cần thiết. Việc nhà Tiền Lý xưng đế chỉ làm đứt mạch Bắc thuộc trong 60 năm chứ không mở ra được thời kỳ độc lập và phát triển ổn định như vua Tiên Hoàng sau này. Điểm khác biệt là ở đây và điều này quan trọng hơn. Bởi nếu truy xa, dễ gây ra tranh cãi vì có sử gia thừa nhận Triệu Đà (từng xưng Vũ Đế) là vua VN...
Mấy chữ trong ngoặc đơn, thiết nghĩ là không cần nêu ra.--Trungda (thảo luận) 02:34, ngày 2 tháng 4 năm 2009 (UTC)
hậu cung đền vua Đinh Tiên Hoàng
đi qua tòa thiêu hương chúng ta sẽ bước qua một ngưỡng đá khoảng 0.5m để đến với nhà hậu cung(chính cung) hậu cung được thiết kế 5 gian ở giữa chính cung thò vua Đinh Tiên Hoàng và các con của ông, ở giữa đây là tượng vua Đinh Tiên Hoàng được làm bằng đồng và được sơn son thiếp vàng đầu đội mũ Bình Thiên mặc áo Long Cồn ngồi trong một ngai vàng đặt trên sập rồng đá dáng rất uy nghi, đường bệ. Hai bên sập rồng đá để tượng vua Đinh Tiên Hoàng,có hai con rồng chầu bằng đá bán thân, tạc theo kiểu yên ngựa giống như hai con rồng như ở ngoài Long Sàng,nhưng hai con rồng này lại đẹp hơn rất nhiều, có những đường nét rất độc đáo,dưới bụng con rồng đá bên phải tượng vua Đinh Tiên Hoàng tạc thêm con ca chép đang bú rồng,như thế này đây là con rồng cái và còn biểu tượng cho sự tích "Cá chép hóa rồng".Hai con rồng được đặt ở chính cung được che mưa, che nắng không bị phong hóa, nên những nét chạm khắc còn rất rõ nét,đến từng chi tiết. Ngày xưa dưới chân tượng vua Đinh Tiên Hoàng còn có tượng Đỗ Thích. Cứ đến ngày lễ hội là người ta lại mang tượng Đỗ Thích ra đánh 3 roi hay khảo 3 vồ, để dăn đe những kẻ có tội.Nhưng vì tượng Đỗ Thích bị đánh nhiều quá nên bị vỡ mất nên bây giờ người ta không để nữa. Bên tay trái của Đinh Tiên Hoàng thờ tượng Đinh Liễn mặt quay về phía nam.Đinh Liễn là con trưởng cua Đinh Tiên Hoàng. Khi còn sống Đinh Liễn đã cùng với Đinh Tiên Hoàng tham gia dẹp loạn 12 sứ quân, va cũng có rất nhiều công lớn.Đinh Liễn đã từng thay phụ thân sang tiến cống bên Hậu Ngô Vương và đã từng bị Nam Tấn Vương và Tiên Sách Vương bắt treo ngược lên trên cành cây.sau khi ĐInh Tiên Hoàng lên ngôi năm 969 Đinh Liễn đã được phong làm Nam Việt Vương. Năm 972 Đinh Liễn được cử đi sứ sang nhà Tống(Trung Quốc).Năm 973 Đinh Liễn đi sứ về, và nhà Tống sai sứ sang nước Đại Cồ Việt phong cho Đinh Liễn làm "Kiểm Hiệu Thái Sư Tĩnh Hái Quân Tiết Độ Sứ An Nam Đô Hộ".Đinh Liễn tưởng rằng mình có nhiều công lớn sẽ đươc Đinh Tiên Hoàng phong làm thái tử, nhưng Đinh Tiên Hoàng lại quá thương yêu người con thứ là Đinh Hạng Lang nên đã phong Đinh Hạng Lang làm thái tử.Vì thế mà Đinh Liễn không bằng lòng, mùa xuân năm 979 Đinh Liễn đã cho người ngầm giết chét Đinh Hạng Lang.Và đến tháng 10 năm đó thì Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn đã bị Đỗ Thích giết chết. (sau khi giết chết Đinh Hạng Lang thi Đinh Liễn rất ân hận nên đã lập 100 tòa kinh Phật bằng đá ở cạnh kinh đô trên bờ sông Hoàng Long để cầu cho linh hồn của Đinh Hạng Lang được siêu thoát). Ở bên tay phải của tượng Đinh Tiên Hoàng là tượng hai người con thứ của ông bên ngoài là tượng Đinh Hạng lang và bên trong là tượng Đinh Toàn.Đinh Hạng Lang được vua cha rất mực yêu thương nên mặc dù là con thứ nhưng vẫn được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thái Tử năm 978.đến năm 979 thì Đinh Hạng Lang bị Đinh Liễn ngầm giết chết.còn Đinh Toàn(Đinh Đế Toàn)là con trai thứ ba của Đinh Tiên Hoàng và là vị vua thứ 2 của triều nhà Đinh.Sinh năm 974 đến năm 978 đuocẹ vua cha Đinh Tiên Hoàng phong làm vệ Vương, sau khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết chết,thì Nguyễn Bặc và Lê Hoàn đã đưa Đinh Toàn lên làm vua tháng 11 năm 979.Nhưng Đinh Toàn còn nhỏ chưa lắm được việc triều chính lên đến tháng 7 năm 980 Lê Hoàn đã lên làm vua và Đinh Liên bi giáng xuống làm Vệ Vương. Năm 1001 Đinh Toàn cùng với Lê Hoàn đi dẹp loạn ở Cử Long và Đinh Toàn đã trúng tên độc của giặc và chết lúc 27 tuổi. trên đây là tôi chỉ nói sơ qua về Hậu Cung của đền Đinh vì kiến thức có giới hạn nên rất mong được bạn đọc cho một vài ý kiến.xin liên hệ theo địa chỉ Email tieuminh242@yahoo.com.xin cám ơn.
Bổ sung về đền thờ các trung thần
Tôi đang làm chuyên đề về Vua Đinh Tiên Hoàng dịp 1000 năm Thăng Long nên đã tham khảo, tìm hiểu ở Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội và thống kê được rất nhiều tài liệu về những nơi thờ cũng như di chứng về Đinh Bộ Lĩnh cũng như các quan, tướng và trung thần của vua, cũng như thời Đinh nói chung. Tạm thời chưa thể công bố những thông tin về Đinh Bộ Lĩnh được, chỉ có thể thông tin về những nơi thờ các quan trung thần của ông. Tại đó có rất nhiều điển tích, thần phả cho thấy nhiều về cuộc đời và sự nghiệp vua, là tư liệu quý bổ sung cho chính sử cũng như bằng chứng về tình cảm mà nhân dân dành cho vị hoàng đế này. Các võ tướng được thờ nhiều nơi, nhất là Hà Nội như: Đình So ở làng So xã Cộng Hòa (Quốc Oai) thờ tam vị nguyên soái Đại Vương. Đình làng Đào Thục, Thuỵ Lâm (Đông Anh) thờ ba vị thành hoàng trong đó có Đức Thánh Đương Giang, công thần triều Đinh. Làng Tình Quang, Giang Biên (Long Biên) có ngôi đình thờ Đinh Điền. Đình Mai ở xã Thanh Mai, (Thanh Oai) thờ Hà Khôi đại vương, người giúp vua dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc. Làng Động Phí, xã Phương Tú (Ứng Hòa) có miếu Cò, đình Đụn là nơi thờ hai anh em Bạch Tượng, Bạch Địa và Đô Đài là ba vị tướng tài. Làng Kim Sơn, xã Kim Sơn (Gia Lâm) có ngồi đình rất đẹp thờ nhị vị đại vương trung thần triều Đinh là Cao Điền và Cao Đô với di tích về hai lính giặc Chiêm bị bắt giữ. Đền Quan Thánh, (Ba Đình) có thờ Tứ Đại Nguyên Suý Pháp tượng đại diện cho cả 36 nguyên suý. Tục truyền các thần đã giúp Đinh Bộ Lĩnh trừ diệt yêu quái Sương Cuồng hại người ở vùng Hồ Tây. Đình Làng Bá Giang ở xã Hồng Hà (Đan Phượng) suy tôn ông Nguyễn Cả, Tổng súy Thượng tế Đại tướng quân đời Đinh với hội thả diều vào 15/3 âm lịch… Đình làng Đại Vi, xã Đại Hồng (Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) thờ ba vị tướng Trưng Ngọ, Trưng Mai và Bạch Đa. Đình thôn Cẩm Du xã Thanh Lưu (Thanh Liêm, Hà Nam) thờ hai ông Quang Minh, Huyền Minh. Đình La Xuyên, xã Yên Ninh (Ý Yên, Nam Định) thờ Ninh Hữu Hưng, ông tổ nghề mộc có công xây dựng thành Hoa Lư, Công tượng lục phủ giám sát tướng quân nhà Đinh. Đền thờ Trung Tấn Vương, người xã An Tiêm, huyện Thượng Nguyên, có công giúp vua dẹp hai sứ quân. Đình làng Mai Động (Hà Nam): thờ An Định Công Phạm Hán và Thống Lĩnh Công Phạm Phổ, công thần không thờ hai vua. Đền Kim Đằng nằm ở phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên được xây dựng trên mảnh đất Đinh Điền chọn làm đại bản doanh với thế "Thanh Long, Bạch Hổ chầu về". Đền Xám ở Lạc Đạo (Giao Thuỷ, Nam Định) cho biết đây từng là bản doanh của Trần Lãm. Đình làng Thuỵ Trà xã Nam Trung (Nam Sách, Hải Dương) thờ hai vị thành hoàng triều Đinh là Phạm Lệnh Công Đại vương và Phạm Hoà Đại vương… Hội Làng Gừa ở xã Liêm Thuận (Thanh Liêm, Hà Nam) với Trò chơi cướp cầu và đấu vật nhắc lại tục tuyển chọn lính từ thời Đinh. Hội diễn ra ngày 4/1 âm lịch tại đình làng Gừa, nơi thờ vị tướng tài của Đinh Bộ Lĩnh tên là Trương Nguyên. Hội Xuân Phả diễn ra vào ngày 10/2 âm lịch tại xã Xuân Trường (Thọ Xuân, Thanh Hóa) suy tôn: Đông Hải đại vương, người báo mộng giúp vua Đinh dẹp loạn. Tục đánh quân ở làng Yên Thư xã Yên Phương (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) lại có các trò "Mục đồng đánh quân" và "Chợ mục đồng" suy tôn tinh thần thượng võ của Đinh Bộ Lĩnh khi qua đây đánh dẹp sứ quân Nguyễn Khoan ở Vĩnh Mỗ. Các lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội động Hoa Lư ở Ninh Bình cũng diễn lại tích cờ lau tập trận của Đinh Bộ Lĩnh thưở nhỏ.
Tôi định cho mục này vào bài viết nhưng thấy ghi bài viết quá dài nên để ở đây. Hơn nữa về số đền Vua Đinh Tiên Hoàng cũng chưa có số liệu nào thống kê chính xác được, mà điều này tôi cũng đang nghiên cứu. Khi đến tìm thường những người gác đền không có ở đó, mà dân chúng thì hiểu rất lơ mơ về đền, đình tại làng mình. Nếu bạn nào quan tâm hoặc cần tài liệu, thần tích thì nên đến những nơi đó để tìm hiểu, nó sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều.
TruongHuynb (thảo luận) 08:05, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)
Nghi án
Sao lại không thể nghi ngờ đám Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp có thể là thủ phạm giết Đinh Tiên Hoàng ? Ai đó viết khi Đinh Tiên hoàng bị giết, Lê Hoàn đang cầm quan ở xa, không có ở Hoa Lư, vậy sao lại đổ lỗi cho ông vội vàng được ? Trang Tiếng Anh còn viết xanh rờn Lê Hoàn là thủ phạm giết DTH mà không có chứng cớ nào đưa ra cả ? Lá cải quá!— thảo luận quên ký tên này là của 113.22.15.43 (thảo luận • đóng góp).
- Bạn hãy đọc bản tiếng Việt này. Và hãy đăng nhập.--Trungda (thảo luận) 14:55, ngày 19 tháng 5 năm 2009 (UTC)
Chưa đọc cuốn sách của mấy vị ít tên tuổi nọ nhưng thấy cũng khó mà thuyết phục. Bạn đọc thêm cuốn này Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, Tác giả: Trần Bá Chí Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân Năm xuất bản: 2003
Theo chính sử và gia phả họ Đỗ ở xã Xuân Ninh huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, Đỗ Thích là cháu đích tôn của Đỗ Cảnh Thạc. Trước kia Đỗ Cảnh Thạc là danh tướng của Ngô Quyền. Khi triều Ngô suy sụp, Đỗ Cảnh Thạc về chiếm vùng Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Tây) để tranh hùng với các sứ quân, hy vọng lên làm vua trị nước. ý định đó không thành vì bị sức mạnh của Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan, khiến Đỗ Cảnh Thạc ôm hận mà chết trên núi Đồng Lĩnh.
Đỗ Cảnh Thạc chết, tướng sĩ họ Đỗ ở khu Trại Quyền đều ra hàng phục. Đinh Bộ Lĩnh tuyển chọn, thu nạp nhân tài, trong đó có Đỗ Thích và gia nhân họ Đỗ. Đỗ Thích từ ngày được thu nạp, tỏ ra một lòng một dạ phụng sự nhà Đinh, không quản vất vả nguy nan, sớm tối theo hầu vua trải bao trận mạc. Đến ngày đất nước yên ổn, vua Đinh tin yêu Đỗ Thích coi như người nhà, cho vào cung cấm hầu hạ bên mình, gọi là Tri hầu nội nhân.
Hầu hạ vua đã 12 năm, tưởng mối hận của ông nội xưa Đỗ Thích đã quên lãng. Không ngờ tháng Mười năm Kỷ Mão, Đỗ Thích đã hành động trả thù một cách tàn bạo: giết vua để cướp ngôi. Mưu đồ tàn bạo này được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư. “Trước đó Đỗ Thích làm chức lại ở Đồng Quan, đêm nằm trên cầu, bỗng thấy ngôi sao sa vào miệng. Thích cho là điềm tốt (được Trời cho làm vua), bèn nảy ra ý định giết vua”.
Xem thêm tiểu sử 3 con DTH[1] Việc Đỗ Thích hành thích Đinh Tiên Hoàng cũng chỉ là thông tin từ Đại Việt sử ký toàn thư vốn có khá nhiều sai sót về ghi chép và nhận định. Đỗ Thích chỉ làm chức quan nhỏ, không vây cánh, lại là cháu của Đỗ Cảnh Thạc (nếu gia phả kia là đúng) thì không thể nào hành động một cách hồ đồ đến mức giết vua để bị bắt tại trận như thế được. Tôi nghĩ ông chỉ là nạn nhân trong một mưu đồ chính trị, và chi tiết nằm mơ thấy sao rơi vào miệng cũng khá vô lý. Không lẽ ông đi kể giấc mơ này cho người ngoài biết, vì mơ như vậy là dễ bị khép vào tội phản nghịch lắm.— thảo luận quên ký tên này là của Pearlyriver (thảo luận • đóng góp).
Công chúa Nhà Đinh
Không biết ông Đinh Tiên Hoàng này có bao nhiêu nàng công chúa nhỉ
--Theo các thần tích, thần sắc các đền thờ ở cố đô Hoa Lư thì Đinh Tiên Hoàng có 3 người con gái: Minh Châu (được gả cho Trần Thăng, em Trần Lãm), Phất Ngân (gả cho ?) và Phất Kim (được gả cho Ngô Nhật Khánh). Tuy nhiên người ta thường lẫn lộn Phất Ngân với công chúa Lê Thị, con gái vua Lê Đại Hành được gả cho Lý Thái Tổ, sau này sinh ra vua Lý Thái Tôngnguoicodo (thảo luận) 22:58, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)
Miếu hiệu và thụy hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng vài điều hồ nghi
Tại sao lại chỉ là Tiên Hoàng Đế? Tiên Hoàng là từ chỉ vua đời trước đâu thể gọi là thụy hiệu. các đời sau cũng không đặt thêm ắt phải có duyên cớ. tỉ như vua Lê Chiêu Thống ít ra cũng được Nhà Nguyễn sau này mà cụ thể là vua Gia Long truy tôn là Mẫn Hoàng Đế! cái này mong các học giả và đồng đạo tìm hiểu rõ hơn! Đào Thiên Chương (thảo luận) 06:44, ngày 16 tháng 6 năm 2010 (UTC)Đào Thiên Chương
- Phép đặt miếu và thụy hiệu của VN dường như chỉ từ thời Lý mới đặt hiệu đều đặn thành "nếp" giống Trung Quốc. Từ Tiền Lê trở về trước khá sơ sài, thậm chí không đặt như Lê Đại Hành. Đáng ngạc nhiên là trong gần 10 vị vua thời phục quốc chỉ có Lê Trung Tông (Tiền Lê) là vị vua duy nhất có miếu hiệu (mà ông này thì chỉ ngồi có 3 ngày!), còn lại chỉ có thụy hiệu hoặc không có. Còn Lê Chiêu Thống là trường hợp may mắn hơn các vua mất nước khác như Mạc Mậu Hợp hay Nguyễn Quang Toản. Người đặt hiệu cho Chiêu Thống không có thù hằn gì với ông mới "rộng lượng" làm được chuyện đó.--Trungda (thảo luận) 10:18, ngày 7 tháng 2 năm 2011 (UTC)
- Theo một số phả tộc đọc được, thì có một số dòng họ vua chúa Việt Nam đã tự truy tôn (dù dòng họ đã không còn người làm vua) cho các vị vua của tộc mình. Điều này dẫn đến tranh cãi về miếu hiệu và thụy hiệu của một số bài vua Việt Nam trên Wikipedia Tiếng Việt. Kiểu truy tôn này khá điển hình ở Trung Quốc thời Minh-Thanh, xem nhà Nam Minh hay Phổ Nghi. Lưu ý rằng kiểu truy tôn như vậy dường như không được chấp nhận trong các tài liệu ngày nay tại Việt Nam.--Hoàng Sơn 10:14, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)
Khóa
Đề nghị báo quản viên nào đó cho thêm bản mẫu định hướng vào để liệt kê các bài cùng tên với. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 07:05, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC)
- Đã thêm.--Cheers! (thảo luận) 08:36, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC)
Sao lại khóa thế?? Mở ra đi chứ Kien1980v (thảo luận) 12:13, ngày 16 tháng 12 năm 2012 (UTC)
Lại khóa tiếp
Bài này thường xuyên bị phá hoại, tôi đề nghị khóa dài hạn đối với sửa đổi của thành viên mới. Lúc trước có nghe nói rằng tay này hay phá hoại lúc thời tiết nóng (hè) và lạnh (đông) nên lần trước tôi bán khóa bài dài đó chứ--Cheers! (thảo luận) 00:44, ngày 2 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Trong thơ văn
- “Bé thì chăn nghé, chăn trâu
- Trận bày đã lấy bông lau làm cờ
- Lớn lên xây dựng cơ đồ
- Mười hai sứ tướng bây giờ đều thua”
Đoạn thơ này có phải trích trong Đại Nam quốc sử diễn ca không nhỉ?Hamhochoilatoi (thảo luận) 11:15, ngày 29 tháng 4 năm 2013 (UTC)
- Tôi không thuộc Đại Nam quốc sử diễn ca, nhưng chắc chắn đây là 4 câu thơ trong mục "Câu đố (đây là ai?)" của sách giáo khoa phổ thông.--Trungda (thảo luận) 02:38, ngày 9 tháng 8 năm 2013 (UTC)
Sửa đổi tên
Tên nhân vật có gì đặc biệt mà bị sửa đi sửa lại nhiều dữ vậy? TemplateExpert Thảo luận 14:13, ngày 4 tháng 8 năm 2013 (UTC)
- 影武者 cho rằng Định Tiên Hoàng huý là Đinh Hoàn, không phải là Đinh Bộ Lĩnh, chữ "hoàn" trong "Đinh Hoàn" viết bằng chữ Hán là 環 chứ không phải là 桓. Donyesin (thảo luận) 06:11, ngày 8 tháng 8 năm 2013 (UTC)
- À ý bạn đó là Đinh Tiên Hoàng là ng TQ chứ gì? Hiểu hiểu. TemplateExpert Thảo luận 06:29, ngày 8 tháng 8 năm 2013 (UTC)
- Có khi nào bạn đó nghĩ Alphama là người Trung Quốc không ta ;-) DHD --thảo luận_ 06:46, ngày 8 tháng 8 năm 2013 (UTC)
- Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Bộ Lĩnh hay Đinh Hoàn đang còn tồn nghi. "Đinh Tiên Hoàng bị sử sách gọi nhầm tên?" Donyesin (thảo luận) 06:51, ngày 8 tháng 8 năm 2013 (UTC)