Thảo luận:Đinh Phế Đế
Untitled
sửaBài này phần nói về bản thân ĐToàn quá ít, nên hợp nhất với các bài khác về thời kỳ này và xóa bỏ đi. 118.71.146.188 (thảo luận) 01:23, ngày 8 tháng 5 năm 2008 (UTC)
Tượng
sửaXem trong ảnh, dường như người tạc tượng chưa hiểu lắm về cuộc đời Đinh Toàn. Gương mặt của người mất năm 27 tuổi không thể như bức tượng này :(--Trungda (thảo luận) 17:01, ngày 1 tháng 12 năm 2009 (UTC)
Theo như một bài viết trên báo Bộ Văn hóa thì tượng cha con vua Đinh Tiên Hoàng được tạc từ thời Nguyễn thì người Việt tạc tượng Tượng vua Đinh Tiên Hoàng ngồi ngai, đặt ở gian giữa, nhìn thẳng về phía trước, doạng chân rộng nên có phần oai vệ, đĩnh đạc, mặt tượng hơi ngửa cũng tạo thêm uy thế. Đầu tượng đội mũ bình thiên có khay vuông rộng rủ tua xung quanh, hai bên mũ chạm đôi rồng chầu vào hình mặt trời ở giữa. Tượng tai to, mặt lớn, cổ cao, mắt mở to, cánh mũi rộng, lại được gắn râu dài càng có vẻ oai phong,thân mình đẫy đà, tất cả được tạo những khối căng tròn nhưng cũng thêm nhiều đường nét ở ống tay áo và tà áo, thêm nhiều hoa văn rải ra trên khắp áo quần tượng. Tượng mặc áo long bào, cổ áo vắt chéo chữ V hẹp nhưng nẹp rộng, trước bụng có bổ tử, đeo đai ngọc, chân đi hia, đế cao được ống quần che chỉ hở một nửa. Các thành phần cơ thể cân đối, nên tượng khá thực, nhưng mang tính khái quát hơn là nét riêng cá thể, do đó chất tượng chân dung không đậm.
Gian bên trái có tượng Nam Việt Vương Đinh Liễn, còn gian bên phải có hai tượng đặt cạnh nhau, pho ngoài là thái tử Hạng Lang, pho trong là Vệ Vương Đinh Toàn. Những tượng này đều nhìn tập trung vào gian giữa, vừa để tôn nhân vật chính ở gian giữa, vừa tạo sự liên hệ so sánh. So với tượng Đinh Tiên Hoàng, ba pho này chỉ khác ở vài điểm: ngồi bục, đội mũ cánh chuồn, hai tay đưa vào lòng cùng cầm một chiếc khăn, và kích thươc có nhỏ hơn một chút. Tượng Đinh Liễn cao 135cm, trong đó đầu đội mũ cao 42cm, riêng đầu 28cm, mặt 18cm. Tượng Hạng Lang và Đinh Toàn lớn bằng nhau, toàn thể cao 121cm, nếu tính từ đỉnh đầu xuống cao109cm, riêng đầu 28cm, mặt 18cm. Hai cánh chuồn của Đinh Liễn vênh lên, còn cánh chuồn của hai pho kia chìa ngang. Ba nhân vật này về tuổi đời rất khác vua cha, thậm chí có người còn con nít, nhưng khi vào tượng đều cùng trang lứa và kém vua cha ít tuổi, tất cả đều có râu như vua cha, khuôn mặt rất giống vua cha, do đó chắc hẳn không có chất chân dung, đều được nghệ sĩ tôn lên thành người trưởng thành, đủ tư cách là những đại thần. Tượng hoàn toàn tạc theo bố cục đóng kín, các mảng khối đều văng, chi tiết trang trí quá nhiều, nhưng dù sao tỉ lệ cân đối nên gần với người thực. Lối dựng tượng này rất quen thuộc với tượng các nhân vật lịch sử đến thời nhà Nguyễn được truy tạc để thờ ở các đền riêng.Kien1980v (thảo luận) 00:35, ngày 2 tháng 12 năm 2009 (UTC)