Thảo luận:Địa lý Việt Nam
Dặm biển
sửaBài này dùng từ "dặm biển". Tôi nghi ngờ đây là cách dịch đúng của "nautical mile". Ở Việt Nam hình như dùng hải lý nhiều hơn. 134.157.5.208 10:39, ngày 21 tháng 4 năm 2006 (UTC)
- Tôi cho rằng dùng dặm biển thì không khác gì cả. Chỉ là từ dùng trước kia và từ dùng mới đây thôi.Nguyễn Trường Thịnh 13:39, ngày 21 tháng 4 năm 2006 (UTC)
Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ
sửaĐịa lí Việt Nam mà sao lại không đăng ảnh 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa? — thảo luận quên ký tên này là của 58.187.87.82 (thảo luận • đóng góp).
- Có lý, bản đồ này do một thành viên Wikipedia người gốc Trung Quốc thực hiện. Cần phải sửa lại. Nguyễn Thanh Quang 11:36, 27 tháng 8 2006 (UTC)
Có thể thay bằng hình này Hình:Bản đồ Việt Nam.jpg. Casablanca1911 11:39, 27 tháng 8 2006 (UTC)
- Hình đó giấy phép chưa rõ ràng, có lẽ dùng thêm bản đồ Hình:Biển Đông.png với bản đồ hiện tại. Nguyễn Thanh Quang 11:46, 27 tháng 8 2006 (UTC)
- Tôi đề nghị xóa nó vì không có Hoang Sa và Trừong Sa . 2001:EE0:4C32:2FE0:78A5:A2F6:5E20:6531 (thảo luận) 08:25, ngày 6 tháng 4 năm 2020 (UTC)
Diện tích thực tế còn lại bao nhiêu
sửa- Bản đồ này lạ quá lại còn thiếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Coi chừng dùng nhầm bản đồ.
- Từ năm 1957,1971, 1979, 1988 đến nay Trung Quốc đã lấn chiếm hơn 2.128km².Mặc dù hàng năm đồng bằng sông Hồng và Cửu Long có lấn ra biển nên có bù lại phần nào đất đai tổ tiên người Việt bị Trung Quốc lấn chiếm chút ít.Nhưng con số diện tích thực tế hiện nay rất là nhạy cảm và là bí mật quốc gia, không biết thành viên nào vô ý dùng nguồn của Trung Quốc mà tổng diện tích Việt Nam: 329.560 km²,đất liền: 24.360 km², biển: 4.200 km² ? Tôi tạm thời che số liệu đó lại rồi.Chờ khi nào Quốc hội công bố hẵn hay chúng ta còn lại thực tế bi nhiêu km².
- Đồng bằng sông Hồng diện tích 3.000km²? Vùng đồng bằng sông Hồng nằm ngay cạnh phía Nam của đường bắc chí tuyến, giữa vĩ độ 22°00' và 21°30' Bắc và kinh độ 105°30' và 107°00' Đông.Trần Quốc Vượng (1998)[1] cho rằng vào thời kỳ nhà nước Văn Lang, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng ở gần thành phố Việt Trì ngày nay. Đến thời kỳ nhà nước Âu Lạc (thế kỷ 3 TCN), đỉnh của tam giác đã lui xuống vùng Đông Anh (Hà Nội). Hiện nay, đỉnh của tam giác này ở Hưng Yên. Nếu vẫn coi đỉnh tam giác là ở Việt Trì, thì diện tích tổng cộng của đồng bằng sông Hồng khoảng 16.644 km².xem bài Vùng đồng bằng sông Hồng . Số liệu không khớp chênh cả 10.000km²
Meem 08:35, ngày 6 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Các tư liệu khác không nói chính xác, nhưng đều thấy là trên 15 ngàn km vuông hoặc trên 1,5 triệu ha. Số liệu 3 ngàn km vuông xem ra không hợp lý, vì riêng tỉnh Thái Bình (tỉnh bé về diện tích) đã rộng 1541.89 km vuông rồi (số liệu theo Tổng điều tra dân số, kiểm kê đất đai năm 1999- dẫn lại từ At lat địa lý Việt Nam của Công ty Bản đồ-tranh ảnh giáo khoa)--Tò Mò 13:44, ngày 6 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Tọa độ địa lý
sửa- Việt Nam (tọa độ địa lý: 16°00′N 108°00′E) nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương chiếm diện tích khoảng 331.689 km2 Đây là tọa độ trung bình hay tọa độ Hà Nội?
- Có lẽ nên viết lại chỗ tọa độ địa lý. Nên nói cực Tây, cực Đông kinh độ là bao nhiêu, cực Bắc và cực Nam vĩ độ thế nào. Tương tự, chiều dài từ Bắc tới Nam cũng cần nói rõ là từ cực Bắc đến cực Nam theo đường chim bay. Ở đây có một tham khảo.--Tò Mò 13:37, ngày 6 tháng 12 năm 2006 (UTC)
- Tùy nguồn mà có các số liệu khác nhau và có tọa độ trung bình khác nhau
- Kinh tuyến: 102° 10' - 109° 30' Ðông; Vĩ tuyến: 8° 30' - 23° 22' Bắc [1]
- Diện tích: 331.212 km² Dân số: 80.902.400 người (năm 2003)Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình).Kinh tuyến: 102º 08' - 109º 28' đông Vĩ tuyến: 8º 02' - 23º 23' bắc[2][3]
- Diện tích: 331.114 km2Dân số: 80.902.400 người (2003)[4]Yamaham 18:34, ngày 6 tháng 12 năm 2006 (UTC)
Biên giới chung với Quảng Đông
sửaMình có biên giới chung với thằng Quảng Đông không hả các bác ?--58.187.65.29 08:04, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Không. Việt Nam chỉ giáp với Quảng Tây và Vân Nam. Avia (thảo luận) 09:51, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)
- "Mình có biên giới chung với thằng Quảng Đông không"? Câu trả lời chính xác phải là "đó là tùy thuộc vào nơi mình đang sống". Nếu mình đang sống tại Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp... thì không, nhưng nếu mình đang sống tại Quảng Tây hay Phúc Kiến... thì có. Mekong Bluesman 15:29, ngày 25 tháng 10 năm 2007 (UTC)
Sắp xếp
sửaTôi bỏ cái bản đồ VN của CIA, vì không cần thiết phải minh họa thêm., Dongsonvh (thảo luận) 09:46, ngày 10 tháng 3 năm 2008 (UTC)
Các điểm cực của Việt Nam
sửaMũi Đôi
sửa- theo tôi Mũi Đôi là cực đông trên đất liền của Việt Nam là điều không thể bàn cãi. Hầu hết các tài liệu mang tính chính thống và phổ cập như Sách Giáo Khoa (Lớp 9,11), Tập bản đồ địa lý Việt Nam, Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, các tuyên bố về chủ quyền lãnh hải cua Việt Nam... đều xác nhận điều này. Trong khi đó các tài liệu nói đén Mũi Điện thì không có tài liệu nào là chính thống mà chỉ được nói đến ở một vài báo (không có số liệu khoa học chính xác) nên chỉ là nguồn tin sai lệch, không chính xác
- Nếu ai không tin và muốn xác minh lại thì cứ lên Google Map(Nguồn cung cấp bởi Nasa) thì sẽ rỏ
— thảo luận quên ký tên này là của Harry Pham (thảo luận • đóng góp).
- Bạn có thể dẫn ra cụ thể hơn, ví dụ Sách khoa giáo khoa lớp mấy, trang nào, Tập bản đồ địa lý Việt Nam là tập xuất bản năm bao nhiêu, hay cụ thể là bài viết nào của Bách khoa toàn thư được không? Đó chính là "nguồn gốc" mà Wikipedia yêu cầu phải có đấy ạ. Tân (trả lời) 17:46, ngày 28 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Mũi Đôi được đề cập tới trong mục từ Hòn Gốm của Bách khoa Toàn thư Việt Nam và điều này là chính xác. Song song (thảo luận) 17:50, ngày 28 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Tôi đã đọc liên kết trong bài, nhưng vừa giải quyết được phía cực Đông thì lòi thêm 3 cực nữa chưa nguồn dẫn. Tân (trả lời) 18:08, ngày 28 tháng 7 năm 2008 (UTC)
- Theo tôi xem trên bản đồ Google map thì lại thấy điểm có tọa độ "12.881906, 109.458933" (+12° 52' 54.86", +109° 27' 32.16") ở chếch về phía đông hơn mũi Đôi.
Điểm cực Nam
sửaĐiểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam thuộc huyện Năm Căn hay Ngọc Hiển? Newone 09:59, ngày 29 tháng 7 năm 2008 (UTC)
Kinh độ và Vĩ độ
sửaSách giáo khoa Địa lý 12, xuất bản năm 2008, tại phần I: Địa lí tự nhiên, bài 2: Vị trí và địa lí, phạm vi lãnh thổ trang 13, dòng thứ 5, 6, 7, 8, 9, 10 có viết: "Phần trên đất liền nằm trong khung của hệ tọa độ địa lí sau: "điểm cực Bắc ở vĩ độ 23°23'B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; điểm cực Nam ở vĩ độ 8°34'B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiền, tỉnh Cà Mau; điểm cực Tây ở kinh độ 102°09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhè, tỉnh Điện Biên và điểm cực Đông nằm ở kinh độ 109°24'Đ tại xã Văn Thanh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa" Như vậy thì kinh độ và vĩ độ in trong SGK Địa Lí 12 khác với số liệu trong bài này. Là sách sai hay tác giả nhầm ? xyz (thảo luận) 15:33, ngày 25 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Re: Bản đồ Việt Nam
sửaTại sao phải nhất thiết kèm theo hai quần đảo khi nội dung bài viết không đề cập gì đến vấn đề phân chia hành chính hoặc tranh chấp lãnh thổ (trừ một vài ý ngắn ở "Diện tích và biên giới")? Bản đồ địa lý tự nhiên này đã nằm ở đó từ rất lâu, và nó minh họa thích hợp cho nội dung bài viết hiện tại, không phải vì tinh thần dân tộc mà luôn luôn phải có Hoàng Sa hay Trường Sa, Wikipedia không có trách nhiệm với việc này. Rất nhiều bài viết địa lý khác của những nước đang có tranh chấp trên thế giới cũng không phải luôn luôn vẽ rõ những địa danh tranh chấp của họ, nếu nội dung bài viết cho thấy nó không thật sự cần thiết. Ngay cả tỉnh Okinawa của Nhật Bản là địa danh không hề có tranh chấp (trừ vài đảo nhỏ), nhưng cũng có những khi người ta không vẽ nó ra do chỉ tập trung vào những chi tiết mà bài viết đề cập trực tiếp đến, là địa lý của các đảo chính. Giả dụ tôi là một người quốc tịch Đài Loan, tôi có quyền khiếu nại và yêu cầu vẽ luôn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào bài về Địa lý Đài Loan, bạn có thấy khó chịu không? Tôi cho rằng trừ phi là liên quan đến phân chia hành chính hoặc tranh chấp lãnh thổ, hoặc bài về chính lãnh thổ đó, còn lại không nên vẽ những địa danh có thể gây mất tính trung lập trên vào bản đồ, hoặc nếu có vẽ thì phải tô nó bằng màu khác hoặc có một dòng chú thích ghi rõ về tình trạng tuyên bố chủ quyền. Bản đồ ở Địa lý Việt Nam đang đóng góp tốt vai trò địa lý của nó, với những độ cao, thấp địa hình, nay chỉ vì một lý do là "không có hai quần đảo đang tranh chấp" mà bỏ hẳn nó đi, bạn cho rằng là hợp lý? Bạn có quyền thêm một bản đồ hành chính khác, nhưng xin đừng loại bỏ bản đồ trên nếu nó có đóng góp lớn cho bài.
Có những vấn đề rõ ràng hơn mà tôi sẽ luôn viết vào trang thảo luận khi thay đổi, nhưng ở đây tôi áp dụng "BOLD, revert, discuss cycle", do bạn đã sửa nội dung với lý do không chính đáng của một phiên bản đã ổn định từ lâu. Nếu bạn cho rằng những điều tôi nói là bất hợp lý, khi đó hãy lùi sửa, và tôi sẽ áp dụng quy trình thảo luận tìm đồng thuận theo cách thông thường. Chúng ta có rất nhiều cách làm việc ở đây. Tôi cũng tag User:Viethavvh và User:Violetbonmua do hai bạn có tham gia thảo luận trong trang của tôi. --minhhuy (thảo luận) 04:38, ngày 18 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Mình đưa bài bạn minhhuy trả lời vào đây để lấy căn bản thảo luận. Nếu nội dung về địa lý Việt Nam mà bạn cho là thích hợp mà không có Hoàng Sa, Trường Sa thì đó mình cho đó là ý kiến riêng lẻ, không phải ý kiến của đa số. Bởi vì Hoàng Sa, và Trường Sa là những phần đất không thể tách rời của Việt Nam. Viết về địa lý mà không nhắc tới 2 quần đảo này là một thiếu xót không thể chấp nhận được. Muốn trung lập thì có thể viết thêm là đây là những vùng đất hiện thời đang tranh chấp. Bởi vậy mình kêu gọi các bạn vào cho ý kiến về đề nghị của mình là xóa bản đồ đầy thiếu xót này (không hiểu ai có dụng ý gì đây) cho tới khi có được bản đồ mới thích hợp có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mong được các bạn ủng hộ. DanGong (thảo luận) 18:51, ngày 18 tháng 5 năm 2015 (UTC)
- Về phần mình, tôi phản đối đề xuất xóa hẳn bản đồ đã tồn tại từ rất lâu trên trong bài viết này, lý do như đã giải thích. Nếu thật sự chủ nghĩa dân tộc áp dụng ở đây, tôi hoàn toàn có thể nhờ người khác vẽ một bản đồ địa lý tự nhiên Đài Loan có cả Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như bản đồ địa lý tự nhiên Philippines, Brunei, v.v... để trung lập lại tất cả bài viết về địa lý của những quốc gia đang tranh chấp (những) quần đảo này. Tất nhiên làm như vậy là thiếu thực tế, nhưng để cho mọi người hiểu sự ngang nhau về "độ cần thiết" nếu đi theo lập luận trên. --minhhuy (thảo luận) 19:03, ngày 18 tháng 5 năm 2015 (UTC)
220.231.127.8 (thảo luận) 18:25, ngày 16 tháng 2 năm 2020 (UTC)- Điểm cực Tây :
+ Tọa độ : 22°23′52″B - 102°08′36″Đ + Địa điểm : A Pa Chải, huyện Mường Nhé, Điện Biên
- Điểm cực Đông :
+ Tọa độ : 12°23′22″B - 109°16′44″Đ + Địa điểm : Ở mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.
Tôi thấy 1 IP 115 sửa tọa độ các cực này nhưng không có tài liệu nào ghi nguồn như vậy, tôi thấy nên bỏ phần cực này ở đầu bài vì tôi khảo sát thì có nhiều nguồn, rất dễ gây tranh cãi. Tôi tạm bỏ, ai có nguồn hàn lâm uy tín thêm vào. A l p h a m a Talk 15:28, ngày 21 tháng 1 năm 2016 (UTC)
Hơi điêu toa
sửaVùng biển "chủ quyền", "quyền chủ quyền", "nằm trong quyền tài phán" chiếm tới 1.000.000 km2, tức chiếm 1/3 biển Đông. Ô thế thì Việt Nam bành trướng quá nhỉ? Lâm Đức Anh (thảo luận) 06:44, ngày 15 tháng 6 năm 2020 (UTC)