Thảo luận:Đại hoa đỏ
Tên gọi về nguyên tắc lấy theo nguyên chủng (ở đây là Plumeria rubra f. rubra với rubra là đỏ). Tên Việt của nó là đại hoa đỏ hay sứ cùi. Do đó lên chọn 1 trong hai tên này thay vì tên gọi Đại (Plumeria rubra) rất không rõ nghĩa. Meotrangden (thảo luận) 01:22, ngày 27 tháng 10 năm 2010 (UTC)
- Tôi không rõ trong Nam gọi là sứ cùi hay chỉ đơn giản là sứ (bông sứ), nếu có phân biệt 2 từ này thì dùng từ sứ cùi cho tên bài này. Còn ở ngoài Bắc người ta chỉ gọi là đại (hoa đại), bởi vì theo Phạm Hoàng Hộ thì lòai này có nhiền dạng (forma), có màu hoa trắng, vàng chứ không chỉ là đỏ. Nếu cứ lấy tên tiếng Việt theo Latin (mà thực ra đại hoa đỏ chỉ là 1 trong nhiều dạng của Plumeria rubra) thì tên này không có tính thực tế chút nào cả. Hungda (thảo luận) 05:41, ngày 27 tháng 10 năm 2010 (UTC)
- Bạn nên nhớ là trong dân gian về cơ bản người ta gọi gần như không cần phân biệt giữa các loài kiểu như đại lá nhọn, đại hoa tím, đại thân cong, đại lá tròn, đại lá lông v.v (nếu như trong khoa học có những tên gọi như vậy) mà nói chung chỉ gọi là đại thôi bởi thông thường đâu có cần phân biệt chúng tới mức quá cụ thể đến như thế. Tôi đồng ý với bạn là một loài nào đó có thể có rất nhiều giống, thứ, chủng, dạng với các đặc điểm bề ngoài (lá, hoa) không giống nhau lắm (vì thế mới tách ra thành subspecies, variety, forma v.v) nhưng về tổng thể chúng chỉ là một loài với bộ nhiễm sắc thể, các đặc tính di truyền v.v rất giống nhau tới mức không thể tách riêng ra thành các loài độc lập. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có một dạng nào đó là nguyên chủng (hay nguyên biến chủng), tức là dạng mà tất cả các dạng khác đều phát sinh ra từ đó vào các khoảng thời gian khác nhau trong lịch sử của loài. Vì thế tên gọi cho loài phải quy về dạng nguyên chủng này. Bạn cứ hình dung cụm từ đại hoa đỏ chỉ là một tên gọi như những tên gọi khác mà không cần để ý xem nó có bao nhiêu subspecies, variety, forma thì mọi việc sẽ ổn thôi. Meotrangden (thảo luận) 07:11, ngày 27 tháng 10 năm 2010 (UTC)
- Cảm ơn anh, tôi sẽ nhờ 1 BQV đổi hướng ngược lại: Đại (Plumeria rubra) => sứ cùi. Hungda (thảo luận) 07:48, ngày 27 tháng 10 năm 2010 (UTC)
- Bạn nên nhớ là trong dân gian về cơ bản người ta gọi gần như không cần phân biệt giữa các loài kiểu như đại lá nhọn, đại hoa tím, đại thân cong, đại lá tròn, đại lá lông v.v (nếu như trong khoa học có những tên gọi như vậy) mà nói chung chỉ gọi là đại thôi bởi thông thường đâu có cần phân biệt chúng tới mức quá cụ thể đến như thế. Tôi đồng ý với bạn là một loài nào đó có thể có rất nhiều giống, thứ, chủng, dạng với các đặc điểm bề ngoài (lá, hoa) không giống nhau lắm (vì thế mới tách ra thành subspecies, variety, forma v.v) nhưng về tổng thể chúng chỉ là một loài với bộ nhiễm sắc thể, các đặc tính di truyền v.v rất giống nhau tới mức không thể tách riêng ra thành các loài độc lập. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có một dạng nào đó là nguyên chủng (hay nguyên biến chủng), tức là dạng mà tất cả các dạng khác đều phát sinh ra từ đó vào các khoảng thời gian khác nhau trong lịch sử của loài. Vì thế tên gọi cho loài phải quy về dạng nguyên chủng này. Bạn cứ hình dung cụm từ đại hoa đỏ chỉ là một tên gọi như những tên gọi khác mà không cần để ý xem nó có bao nhiêu subspecies, variety, forma thì mọi việc sẽ ổn thôi. Meotrangden (thảo luận) 07:11, ngày 27 tháng 10 năm 2010 (UTC)