Thảo luận:Đê Yên Phụ

Bình luận mới nhất: 16 năm trước bởi Viethavvh trong đề tài Đoạn này có vấn đề
Dự án Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

==Liên kết có ích==

Untitled

sửa

Cho hỏi

sửa

Mỗi khi ra Hà Nội tôi thường ra bờ đê Yên Phụ xơi thịt chó. Có phải địa danh này không? Lê Thy (thảo luận) 04:53, ngày 7 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hà Nội chỉ có một địa danh Yên Phụ đó thôi.

Vậy, nếu bài này được giữ lại, nên bổ sung thêm món RTC này vào thôi. Newone 07:50, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

ANH CHÀNG LÊ THY NÀY CHỈ BIẾT ĐẾN HÀ NỘI CÓ THẾ THÔI Ư?thảo luận quên ký tên này là của 113.190.22.105 (thảo luận • đóng góp).

Đoạn này có vấn đề

sửa

Là ngôi làng cổ của kinh đô Thăng Long được gọi văn vẻ là Tràng An [9], người làng yên Phụ được nhắc tới như người Tràng an.

Không thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Xin Hung oanh vui lòng cho dẫn chứng Yên Phụ được gọi là Tràng An (câu là ngôi làng cổ của kinh đô Thăng Long được gọi văn vẻ là Tràng An) và người Yên Phụ được gọi là người Tràng An (người làng Yên Phụ được nhắc tới như người Tràng An) ở sách nào, từ bao giờ? Tôi thấy câu thơ này chẳng có chữ nào gắn với Yên Phụ cả! Yên Phụ chỉ là một trong hàng trăm làng/xã/phố/phường kiến tạo nên cái gọi là văn hóa Tràng An! Câu thơ đó không thể vơ về riêng Yên Phụ được, thêm nữa, các bác revert lẫn nhau, mà chẳng thèm để ý chữ yên Phụ, Tràng an sai lè lè cả chính tả rồi! Viethavvh (thảo luận) 13:40, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Hung oanh nên thảo luận, đưa ra lý lẽ thuyết phục, không nên làm như vậy --Bd (thảo luận) 13:48, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
  • Bị Nhầm do hiểu sai: dấu phẩy:

Đúng ra Bd nên nhắc người xóa một đoạn bài không thảo luận, bạn lại nhắc người viết làm công việc bảo vệ bài.

Viethavvh nói rằng “Yên Phụ chỉ là một trong hàng trăm làng/xã/phố/phường kiến tạo nên cái gọi là văn hóa Tràng An! Câu thơ đó không thể vơ về riêng Yên Phụ được” là đúng.

Tràng An là một trong những tên không chính quy của kinh đô Thăng Long. Các tên này trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ... dùng để chỉ thành Thăng Long - Hà Nội:

"Trường An (Tràng An): Vốn là tên Kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất của nước Trung Quốc: Tiền Hán (206 tr CN - 8 sau CN) và Đường (618 - 907). Do đó, được các nhà nho Việt Nam xưa sử dụng như một danh từ chung chỉ kinh đô. Từ đó cũng được người bình dân sử dụng nhiều trong ca dao, tục ngữ chỉ kinh đô Thăng Long [1]

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Tràng An ở đây là để chỉ kinh đô Thăng Long [2]. .... Ngay cả bây giờ người ta vẫn còn gọi người gốc Hà Nội là người Tràng An [3].

Câu ca dao cổ bên trên cũng là một niềm tự hào của người gốc làng Yên phụ, một trong những phường cửa ô của kinh thành Thăng Long xưa..

Nói bạn nhầm là có thể vì”ngôi làng” và “Tràng An” đều nói tới địa danh, dễ lẫn. Bạn hãy so sánh hai câu :

“Là ngôi làng cổ của kinh đô Thăng Long được gọi văn vẻ là Tràng An, người làng yên Phụ được nhắc tới như người Tràng an.” Và câu:"Là ngôi làng cổ của kinh đô Thăng Long, được gọi văn vẻ là Tràng An, người làng yên Phụ được nhắc tới như người Tràng an”.

Nếu tôi dùng dấu ngoặc thì chắc chắn bạn không nhầm, nhưng sẽ xấu bài.

Nghĩa của hai câu trên hoàn toàn khác nhau. Câu dưới mới có thể hiểu là ngôi làng cổ được gọi là Tràng An. Còn câu trên thì kinh đô Thăng Long được gọi văn vẻ là Tràng An. Hai câu chúng khác nhau một dấu phẩy.

Bạn xem một thí dụ này, chữ “lão Phùng và chữ “kinh đô”tương phản nhau rõ ràng thì đọc lên là hiểu liền chứ không thể nhầm:

"Lão Phùng là người Hà Nội ngày xưa gọi là kinh đô, lão tự hào với gốc gác kinh đô". Hay viết: "Lão Phùng là người Hà Nội (ngày xưa gọi là kinh đô), lão tự hào với gốc gác kinh đô". Viết thế này thì xấu câu văn.

Người viết bài làm sao mà trọn vẹn ngay được, nếu bạn thấy sai chính tả thì bạn sửa chứ câu nệ gì trong khi bạn lại xóa cả đoạn bài.

Nếu cần thiết thì dùng dấu ngoặc hoặc sửa lại câu văn trên. Nếu không ai có ý kiến khác tôi sẽ sửa và đưa lại bài. Hung oanh (thảo luận) 16:41, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Nằm ngoài cửa ô nghĩa là ngoại thành, đã là ngoại thành thì ít ai tự nhận là người Hà Nội gốc cả. Vả lại, câu ca dao này thì có liên quan trực tiếp gì đến Yên Phụ đâu, nó bị xóa là vì vậy. RBD (thảo luận) 16:50, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Câu ca dao này là niềm tự hào của người Thăng Long nói chung. Phường Yên Hoa xưa, Yên Phụ ngày nay là một trong các phường cửa ô của kinh đô Thăng long, họ cũng được quyền tự hào với câu ca dao đó chứ?.Hung oanh (thảo luận) 17:16, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quan trọng là 2 câu ca dao này không cung cấp thêm thông tin gì cho bài cả, vậy thì thêm nó vào làm gì? Chả nhẽ giờ cứ địa danh nào của Hà Nội ta cũng lại thêm 2 câu ca dao này vào? Tôi e là không hợp lý chút nào. RBD (thảo luận) 17:19, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bài viết bách khoa phải là tập hợp các thông tin bách khoa. Vì vậy tôi cũng đồng ý xóa câu trên. Nó tương đương: "Người dân Quận 1 (hoặc Quận 2, 3...) TPHCM tự vào mình là người Sài Gòn".--195.83.178.10 (thảo luận) 17:26, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Thông tin gì đây, và bách khoa... thì bài cũng có mục này là mục thơ văn, ca dao, nó chỉ mang ý nghĩa văn hóa thôi, rằng cái phường Yên Hoa, cái làng Yên Phụ cũng có đươc niềm hãnh điện, tự hào như thế đấy, hãnh diện chung với kinh đô Thăng long xưa, Hà Nội nay. Nếu gọt đi thì bài trơ trụi bớt, vậy thôi.Hung oanh (thảo luận) 17:33, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Đã đọc không biết bao nhiêu, đã đủ nhạy cảm để biết ưu-khuyết của văn từng thành viên quen thuộc trên Wiki, tôi không nhầm về dấu phảy nào và cũng không quan tâm đến dấu phảy thừa hay thiếu của toàn đoạn. Tôi chỉ cảm thấy, cũng như RBD, rằng đoạn đó là thừa, hay nói đúng hơn là không cần thiết để đặt trong bài Làng Yên Phụ (nếu đặt vào bài này câu thơ đó thì tất tật các bài viết về địa danh tại Hà Nội đều phải cho vào hết thì mới công bằng, vì văn hóa Tràng An, người Tràng An là khái niệm chung, không chỉ là "đặc sản" của riêng Yên Phụ). Vậy thôi, làm dài thảo luận quá, bài hiện nay bỏ câu thơ đó đi vẫn ko trơ trụi chút nào (nếu có trơ trụi, đó là một loạt các thông tin khác mà đáng ra người viết bài nên viết thêm như phần "Văn hóa làng nghề" (mà tôi đã bổ sung vội vàng, chưa hoàn chỉnh); "Nhà máy điện Yên Phụ" di tích lịch sử-cách mạng một thời; ảnh chụp v.v.). Viethavvh (thảo luận) 16:02, ngày 11 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Địa giới

sửa

Xin nhờ bạn nào có tài liệu xem giúp là địa giới làng Yên Phụ nó nằm cụ thể ở đoạn nào của khu bán đảo Tây Hồ? Vì khu vực đó có mấy địa danh Yên Phụ - Nhật Tân - Quảng An - Quảng Bá. Ví dụ là cái chợ hoa Quảng An nằm phía bên kia đê Yên Phụ về phía sông Hồng thì có thuộc làng Yên Phụ không? Rồi đường Hàn Quốc và đường Nhật Bản có thuộc làng Yên Phụ không? Tôi hỏi thế để còn truyền lên ảnh minh họa cho chính xác. RBD (thảo luận) 17:06, ngày 8 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Yên Phụ phía Bắc hướng ra hòn đảo rất lớn ở trên sông Hồng, phía Tây Bắc là Tứ Liên, Đông Nam là Phúc Xá, giới hạn với Tứ Liên ở cây cầu Tứ Liên (dự kiến). Đường Thanh Niên đâm thẳng vào giữa làng Yên Phụ, và cửa ô Yên Phụ ngày trước, nay chính là một điểm đầu mút của con đường này tại vị trí giao cắt với đường đê Âu Cơ-Nghi Tàm-Yên Phụ-Trần Nhật Duật.Viethavvh (thảo luận) 04:28, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Trời, khó hình dung quá, Viethavvh có thể xác định cho tôi kiểu bốn phía của làng nay là các đường, phố nào không? Vì nói như ở trên hình như làng Ngũ Xã (bên phía hồ Trúc Bạch) cũng thuộc làng Yên Phụ? Thôi tôi hỏi cụ thể là chợ hoa Quảng An, đường Hàn Quốc và đường Nhật Bản (đoạn đường cụt đâm ra hồ ở cuối đường Xuân Diệu) có thuộc làng Yên Phụ không? RBD (thảo luận) 12:53, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Thật khó có thể hình dung, ngày xưa làng Yên Phụ có địa giới như thế nào (có khi nó bao trùm khu vực lớn hơn hiện nay, tuy vậy, như hiện nay thì nói nôm na thế này: đường Thanh Niên đâm thẳng vào giữa của phường Yên Phụ ngày nay, gần như cắt phường đó ra làm đôi ở phía điểm cuối đường. Còn chợ hoa Quảng An, đường cụt đâm ra hồ ở cuối đường Xuân Diệu thì nay thuộc phường Quảng An, nơi có Phủ Tây Hồ.Viethavvh (thảo luận) 01:54, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Chùa Kim Liên có thuộc làng này không? Nhà máy điện Yên Phụ xưa ngay sát hồ Trúc Bạch chỉ là lấy tên của làng thôi hay cũng trong địa phận của làng?--Bình Giang (thảo luận) 04:50, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Bài chùa Kim Liên tôi biên soạn từ trước, Bình Giang có thể đọc thêm (chùa này gần Yên Phụ, nhưng thuộc Quảng An); Nhà máy điện Yên Phụ, nguyên tên Xưởng phát điện Yên Phụ, được xây dựng từ 1925 là xưởng phát điện lớn nhất tại miền Bắc bấy giờ [4]. Nhà máy điện này nằm phía Bắc hồ Trúc Bạch thuộc làng Yên Phụ trước, nhưng nay nếu ko nhầm là thuộc phường Phúc Xá (do địa danh hành chính bị thay đổi, thu hẹp về sau). Viethavvh (thảo luận) 12:42, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời
Bây giờ thì tôi hiểu làng Yên Phụ có địa giới như sau: Tây giáp hồ Tây, Đông giáp sông Hồng, Bắc thì ở chỗ giữa khách sạn Thắng Lợi và chùa Kim Liên, Nam thì sát ngã Nam đầu đường Thanh Niên. Đúng chưa hả Viethavvh?--Bình Giang (thảo luận) 13:30, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Một trong những khách sạn đầu tiên

sửa

"Nơi đây đã xây Khách sạn Thắng Lợi là một trong những khách sạn đầu tiên của Hà Nội..."
Người Pháp chắc chắn đã xây dựng một số khách sạn ở Hà Nội. Trong ngần ấy năm, Hà Nội là thủ đô, tôi nghĩ có không ít khách sạn được xây dựng. Do đó tôi đề nghị bỏ câu trên. Nhắn thêm với người viết là chữ "khách sạn" ở đây không có lý do gì để viết hoa.--195.83.178.10 (thảo luận) 17:21, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)Trả lời

Quay lại trang “Đê Yên Phụ”.