Thảo luận:Âu Việt

Bình luận mới nhất: 10 năm trước bởi I Love Triệu Đà trong đề tài Âu Việt trong truyền thuyết chính là nước Nam Cương/Tây Âu
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Âu Việt trong truyền thuyết chính là nước Nam Cương/Tây Âu

sửa

Trong truyền thuyết Thần cung Bảo kiếm của người Choang, Âu Việt chính là nước Tây Âu, láng giềng của nước Lạc Việt (tức Văn Lang cổ đại).[1] Truyện kể về Triệu Đà và ba nước Nam Việt, Tây Âu, Lạc Việt, nội dung rất giống với truyền thuyết Trọng Thuỷ-Mỵ Châu của người Kinh. Tuy nhiên, truyền thuyết của người Choang không kể về Trọng Thuỷ mà là hoàng tử Tây Âu ở rể bên nước Lạc Việt.[2]

Truyền thuyết của người TàyCẩu chủa cheng vùa (Chín chúa tranh vua) có nói đến nước Nam Cương chính là Âu Việt.[3] Truyện kể rằng: Tại miền Cao Bằng ngày nay tức gần nước Văn Lang, có nước Nam Cương hùng cứ một phương, kinh đô đặt tại thành Bản Phủ (nay thuộc xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng). Vương quốc này do Thục Chế tức An Trị Vương đứng đầu do mười xứ hợp thành. Từ lúc An Trị Vương lên ngôi, chín xứ còn lại đều thần phục cho nên dần dần trở nên hùng cường. Thục Chế làm vua 60 năm, thọ 95 tuổi. Con là Thục Phán mới lên 10, cuối cùng được tôn làm vua. Thục Phán ra sức củng cố cơ đồ nước Nam Cương. Nước Văn Lang láng giềng bấy giờ đang suy yếu. Thục Phán bèn cất quân sang đánh, Hùng Vương bại vong. Thế là nước Văn Lang bị gồm làm một với nước Nam Cương. Thục Phán đặt tên nước mới là Âu Lạc, đóng đô ở Loa thành. I Love Triệu Đà (thảo luận) 13:11, ngày 27 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chú thích:

  1. ^ Tráng tộc Dân gian Cố sự Tuyển, NXB Văn nghệ Thượng Hải, 1984, tr.131-138
  2. ^ “Thần cung bảo kiếm – Truyện An Dương Vương của người Choang”. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
  3. ^ “Cao Bằng và bí ẩn nơi thành cổ Bản Phủ”. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)
Quay lại trang “Âu Việt”.