Thảm sát Tổng Chúp
Thảm sát Tổng Chúp là một tội ác chiến tranh gây ra bởi Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc trong Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979. Vụ việc xảy ra ở làng Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, Giải phóng quân Trung Quốc đồng loạt tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới hai nước.[1]
Bối cảnh
sửaSau Hội nghị Paris về Việt Nam 1973, mối quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bắt đầu rạn nứt. Trung Quốc bắt đầu cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với lý do nước này thỏa hiệp với Hoa Kỳ. Trong khi đó, quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc bắt đầu hòa dịu, xúc tiến bởi chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon năm 1972. Việc này góp phần đẩy chính quyền Hà Nội gần hơn về phía Liên Xô. Năm 1974, Trung Quốc đưa quân tiến đánh và chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa. Ngay sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, tháng 9 năm 1975, nhân chuyến thăm Trung Quốc, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã đặt vấn đề Hoàng Sa với Trung Quốc, nhưng nước này tỏ thái độ không nhượng bộ.
Diễn biến
sửaNgày 9 tháng 3 năm 1979,[2] bốn ngày sau khi chính quyền Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam,[3] Giải phóng quân Trung Quốc đã tấn công vào một trại nuôi lợn ở làng Tổng Chúp, giết chết 43 người, bao gồm phụ nữ, trẻ em và vùi xác trong một cái giếng.[4][5] Theo một số người dân ở Tổng Chúp, tất cả các thi thể đều bị bịt mắt, hai tay buộc chéo đàng sau, đầu bị móp vào trong. Trên một vài thi thể có dấu vết hàng chục vết đâm bởi vật sắc nhọn. Bên cạnh những xác chết là một chiếc gậy tre dính đầy máu đã cong.[6] Trong số những xác chết, có nhiều em bé vẫn còn địu trên lưng mẹ. Theo ông Lô Ích Vinh, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hưng Đạo, bên trong chiếc giếng còn có một vài vỏ đạn AK và một chiếc búa.[7] Đinh Ngọc Tinh, cựu chiến binh Cao Bằng cho biết: "Trên đường di tản, mẹ tôi cùng những nhân công một trại heo bị bắt. Quân Trung Quốc giải đoàn người về Tổng Chúp [...] Sau khi quân Trung Quốc rút đi, anh em tôi trở về nhà tìm mẹ thì mới hay bà cùng 42 người khác đã bị thảm sát ở Tổng Chúp. Mẹ tôi được vớt lên khỏi giếng nước trong tư thế bị bịt mắt, trói tay và bị quân Trung Quốc đâm nhiều nhát lưỡi lê vào bụng".[8] Bà Đỗ Thị Hà, trên đường chạy trốn lính Trung Quốc có ghé trú ẩn tại một căn hầm ở làng Tổng Chúp. Khi quân Trung Quốc phát hiện ra, bà bị trúng lựu đạn và khiêng ra khỏi hầm. Bà cho biết lúc xảy ra vụ việc, từ hầm của bà có thể "nghe thấy tiếng hét lớn, chửi bới vọng lên từ các căn hầm" và "tiếng trẻ em khóc thét".[9]
Hậu quả và tưởng niệm
sửaTham khảo
sửa- ^ Duy Bình & Ngọc Viễn (12 tháng 5 năm 2019). “Bia tưởng niệm vụ thảm sát Tổng Chúp”. Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
- ^ Peter Eng (3 tháng 1 năm 1987). “A Village Recalls Alleged Massacre”. AP News. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
- ^ Luật học số đặc biệt: Về tội ác của bọn Trung Quốc xâm lược. Viện Luật học Việt Nam. 1979. tr. 27.
|ngày truy cập=
cần|url=
(trợ giúp) - ^ Minh Hải (11 tháng 2 năm 2019). “Ký ức 17/2/1979: Thảm sát Tổng Chúp, nỗi đau còn ám ảnh”. Kiến Thức. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
- ^ Mai Vân (18 tháng 2 năm 2019). “Người ở lại biên giới”. Nhân Dân. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
- ^ Toán Nguyễn (15 tháng 2 năm 2019). “Ký ức kinh hoàng vụ thảm sát Tổng Chúp: 43 người bị giết hại vứt xác xuống giếng”. Nông nghiệp. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
- ^ Lại Cường (7 tháng 2 năm 2019). “Tháng Hai và những ký ức khôn nguôi trên cánh đồng Tổng Chúp”. Giáo dục. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
- ^ Văn Duẩn & Mạnh Duy (13 tháng 2 năm 2019). “40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Tháng hai bất khuất”. Người Lao Động. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2020.
- ^ Đoàn Bổng (13 tháng 2 năm 2019). “Chiến tranh biên giới 1979: Cuộc chạy trốn bất thành của 43 người”. Vietnamnet. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2020.