Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là một tướng lĩnh cấp cao, có cấp bậc sĩ quan cao thứ nhì trong hệ thống Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 3 ngôi sao vàng[1].



Thượng tướng
Cấp hiệu Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân chủng/Bộ tư lệnh thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Hạng
3 sao
Mã hàm NATOOF-9a
Hình thành1958
Nhóm hàmtướng lĩnh
Phong hàm bởiChủ tịch nước Việt Nam
Hàm trên Đại tướng
Hàm dưới Trung tướng
Tương đương Đô đốc Hải quân nhân dân Việt Nam
Thượng tướng Công an nhân dân Việt Nam

Theo quy định hiện hành tại Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013, các quân hàm sĩ quan cấp tướng (bao gồm cả quân hàm Thượng tướngĐô đốc) do Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia ký quyết định phong cấp.

Quân hàm Thượng tướng (trong Hải quân, còn được gọi là Đô đốc Hải quân Nhân dân Việt Nam) chỉ được phong cho các tướng lĩnh cấp cao nắm giữ các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Tổng tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Giám đốc Học viện Quốc phòng, Chính ủy Học viện Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

Lịch sử hình thành

sửa

• Cấp bậc Thượng tướng lần đầu tiên được quy định là cấp bậc giữa Đại tướngTrung tướng (trước đó 2 cấp bậc này liền kề nhau) với Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958[2]. Theo Nghị định 307–TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 có quy định quân hàm Thượng tướng mang 3 ngôi sao vàng trên cấp hiệu.

• Ngày 31 tháng 8 năm 1959, hai quân nhân đầu được phong quân hàm này (vượt cấp từ Thiếu tướng năm 1948, không qua cấp trung gian) là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Văn Tiến Dũng (sau thăng lên Đại tướng) và Chính ủy Quân khu Việt Bắc Chu Văn Tấn.

• Từ ngày 30 tháng 12 năm 1981, quân hàm Thượng tướng Hải quân được quy định tên gọi riêng là Đô đốc Hải quân với Luật về Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam[3]. Từ đó đến nay chỉ mới có 2 quân nhân được thụ phong hàm này là Giáp Văn Cương (phong năm 1988) và Nguyễn Văn Hiến (phong năm 2011).

• Tính đến tháng 3 năm 2023, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có 67 sĩ quan được phong quân hàm Thượng tướngĐô đốc (không tính các sĩ quan đã được phong lên Đại tướng).

• Quân hàm Thượng tướng được phong cho các tướng lĩnh cấp cao nắm giữ các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Tổng tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Giám đốc Học viện Quốc phòng, Chính ủy Học viện Quốc phòng.

• Quân hàm Đô đốc được phong cho các tướng lĩnh cấp cao nắm giữ chức vụ: Tư lệnh Quân chủng Hải quân

Tuy nhiên, đã có một số trường hợp ngoại lệ như tướng Đoàn Khuê được phong Thượng tướng năm 1986 (sau lên Đại tướng) khi đang làm Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Campuchia hoặc tướng Vũ Lăng được phong Thượng tướng khi đang là Giám đốc Học viện Lục quân,...

• Đối với các chức vụ Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục, Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân, Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển chưa từng có quân nhân nào được phong cấp Thượng tướng. Một số trường hợp tướng lĩnh xuất thân từ các quân chủng Hải quân, Phòng không – Không quân được thăng Thượng tướng khi không còn công tác trong quân chủng.

• Trên nguyên tắc, Thượng tướng quân đội nhân dân Việt Nam được xếp tương đương cấp Tư lệnh Tập đoàn quân (Đại tướng) ở quân đội các nước khác.

Danh sách các Đô đốc Hải quân Việt Nam

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Giáp Văn Cương 1921–1990 1988[4] Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân Huân chương Độc lập hạng nhất
2 Nguyễn Văn Hiến 1954– 2011 Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân. Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân. Ủy viên TW Đảng khóa X XI (2006–2016)

Danh sách các Thượng tướng Việt Nam

sửa

Năm 1959

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Chu Văn Tấn 1910–1984 1959[5]
  • Dân tộc Nùng
  • Một trong hai Thượng tướng đầu tiên (người thứ hai là Văn Tiến Dũng)
  • Huân chương Độc lập hạng Nhất

Năm 1974

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Song Hào 1917–2004 1974[6] Huân chương Sao Vàng
2 Trần Văn Trà 1919–1996 1974[7] 2 Huân chương Hồ Chí Minh
3 Trần Nam Trung 1912–2009 1974[8]
  • Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Chính phủ (1976–1982)
  • Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Huân chương Sao Vàng

Năm 1984

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Hoàng Cầm 1920–2013 1984[9] Tổng Thanh tra Quân đội (1987–1992) Huân chương Hồ Chí Minh
2 Vũ Lập 1924–1987 1984[10]
  • Trưởng ban Ban Dân tộc Trung ương
  • Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ
  • Tư lệnh Quân khu Tây Bắc
  • Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 2
Huân chương Hồ Chí Minh
3 Trần Văn Quang 1917–2013 1984[7] Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Huân chương Sao Vàng
4 Hoàng Minh Thảo 1921–2008 1984[11]
  • Viện trưởng Học viện Lục quân Đà Lạt (1976–1977)
  • Viện trưởng Học viện Quân sự Cấp cao (1977–1989)
  • Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự (1990–1995)
5 Đàm Quang Trung 1921–1995 1984[12]
  • Dân tộc Tày
  • Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007)

Năm 1986 [13]

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Nguyễn Hữu An[14] 1926–1995 1986
2 Nguyễn Minh Châu[15] 1921–1999 1986
  • Phó Tổng thanh tra Quân đội
Huân chương Hồ Chí Minh
3 Lê Ngọc Hiền[16] 1928–2006 1986
  • Phó Tổng Tham mưu trưởng (1974)
Huân chương Độc lập hạng nhất
4 Lê Quang Hòa[16] 1914–1993 1986
  • Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1980)
Huân chương Hồ Chí Minh
5 Vũ Lăng[10] 1921–1988 1986 Giáo sư
Huân chương Độc lập hạng nhất
6 Phạm Ngọc Mậu[17] 1919–1993 1986
  • Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Huân chương Hồ Chí Minh
7 Bùi Phùng[18] 1920–1999 1986 Huân chương Hồ Chí Minh
8 Trần Sâm[19] 1918–2009 1986 Huân chương Hồ Chí Minh
9 Phùng Thế Tài[20] 1920–2014 1986
  • Phó Tổng Tham mưu trưởng
Huân chương Hồ Chí Minh
10 Đinh Đức Thiện[21] 1913–1987 1986
  • Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải
  • Bộ trưởng phụ trách công tác Dầu khí
  • Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Huân chương Sao vàng

Năm 1988

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Nguyễn Chơn 1927–2015 1988[22]
  • Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1994–1999)
Anh hùng LLVT (1970)
2 Đặng Vũ Hiệp 1928–2008 1988[23]
  • Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1977–1984)
3 Nguyễn Nam Khánh 1925–2013 1988[15]
  • Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
4 Đào Đình Luyện 1929–1999 1988[24]
  • Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
  • Tổng Tham mưu trưởng (1991–1995)
Anh hùng LLVT (2015)

Huân chương Độc lập hạng nhất

Năm 1992

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Lê Khả Phiêu 1931–2020 1992[25]
2 Nguyễn Trọng Xuyên 1926–2012 1992[26]
  • Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1988–1989)
Huân chương Độc lập hạng nhất

Năm 1999

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Phạm Thanh Ngân 1939– 1999[17]
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1996–2001)
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1998–2001)
Anh hùng LLVT (1969)

Năm 2003

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Nguyễn Huy Hiệu 1947– 2003[27] Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1998–2011) Anh hùng LLVT (1973)

Năm 2004

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Nguyễn Văn Được 1946– 2004[28] Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam (2011–nay) Anh hùng LLVT (1976)
2 Phan Trung Kiên 1946– 2004[28] Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2002–2011) Anh hùng LLVT (1978)
3 Nguyễn Văn Rinh 1942– 2004[28] Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1998–2007) Huân chương Độc lập hạng nhất
4 Nguyễn Thế Trị 1940– 2004[28] Giám đốc Học viện Quốc phòng (1997–2007) Ủy viên TW Đảng khóa (1996–2006)

Năm 2007

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Nguyễn Khắc Nghiên 1951–2010 2007[29] Ủy viên TW Đảng khóa (2001–2011)

Năm 2009

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Bùi Văn Huấn 1945 – 2009[30] Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2006–2011) Ủy viên TW Đảng khóa (1996–2011)

Năm 2011

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Nguyễn Thành Cung 1953–2022 2011 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2011–2016) Ủy viên TW Đảng khóa X XI (2006–2016)
2 Lê Hữu Đức 1955– 2011 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2010–2016) Ủy viên TW Đảng khóa XI (2011–2016)
3 Trương Quang Khánh 1953– 2011 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2009–2016) Ủy viên TW Đảng (2006–2016)
4 Nguyễn Chí Vịnh 1957–2023 2011 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2009–2021) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Năm 2014

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Phạm Xuân Hùng 1953– 2014[31] Phó Tổng Tham mưu trưởng (2008–2016) Ủy viên TW Đảng khóa XI (2006–2016)
2 Mai Quang Phấn 1953– 2014[31] Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2012–2016) Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên TW Đảng khóa XI (2006–2016)
3 Võ Tiến Trung 1954– 2014[31] Giám đốc Học viện Quốc phòng (2009–2016) Ủy viên TW Đảng khóa XI (2011–2016)

Năm 2015

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Huỳnh Ngọc Sơn 1951– 2015 Phó Chủ tịch Quốc hội (2007–2016) Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên TW Đảng khóa XI (2006–2016)
2 Phương Minh Hòa 1955– 2015[32] Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2015–2016) Ủy viên TW Đảng khóa XI (2006–2016)
3 Võ Văn Tuấn 1957– 2015 Phó Tổng Tham mưu trưởng (2011–2017)
4 Bế Xuân Trường 1957– 2015[33] Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2015–2021) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương.
5 Võ Trọng Việt 1957– 2015[33] Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2015–2016)
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội (2016–2021)
Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội.

Năm 2016[34]

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Phạm Ngọc Minh 1959 2016 Phó Tổng Tham mưu trưởng (2013–2019)
2 Lê Chiêm 1958 2016 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2015–2021) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương.
3 Trần Đơn 1958 2016 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2015–2021) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
4 Nguyễn Phương Nam 1957 2016 Phó Tổng Tham mưu trưởng (2015–2021) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương.

Năm 2017

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Nguyễn Trọng Nghĩa 1962 2017 Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2012 – 2021)

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2021 – nay)

Ủy viên TW Đảng khóa XII (2016 – 2026)

Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII

Năm 2018

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Phạm Hồng Hương 1959 2018 Phó Tổng Tham mưu trưởng (10/2015 – 06/2019)

Năm 2019

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Trần Quang Phương 1961 2019 Phó Chủ tịch Quốc hội (2021– nay)

Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2019 – 2021)

Uỷ viên TW Đảng khoá XII (2016–2021)
2 Đỗ Căn 1962 2019 Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2016–2023)

Năm 2020

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Hoàng Xuân Chiến 1961 2020 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020–) Uỷ viên TW Đảng khoá XII (2016 – 2021)
2 Lê Huy Vịnh 1961 2020 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020–) Uỷ viên TW Đảng khoá XII (2016 – 2021)

Năm 2021

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Nguyễn Tân Cương 1966 2021 Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2021–) Uỷ viên TW Đảng khoá XII, XIII (2016 – 2026)
2 Võ Minh Lương 1963 2021 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020–) Uỷ viên TW Đảng khoá XII, XIII (2016 – 2026)
3 Vũ Hải Sản 1961 2021 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020–) Uỷ viên TW Đảng khoá XII, XIII (2016 – 2026)
4 Trần Việt Khoa 1965 2021 Giám đốc Học viện Quốc phòng (2016–) Uỷ viên TW Đảng khoá XII, XIII (2016 – 2026)
5 Phạm Hoài Nam 1967 2021 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020–) Ủy viên TW Đảng khoá XIII

(2021 – 2026)

Năm 2022

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Ngô Minh Tiến 1962 2022 Phó Tổng Tham mưu trưởng (2018–2022)
2 Lương Đình Hồng 1963 2022 Chính ủy Học viện Quốc phòng (2018–)
3 Phùng Sĩ Tấn 1966 2022 Phó Tổng Tham mưu trưởng (2019–)
4 Huỳnh Chiến Thắng 1965 2022 Phó Tổng Tham mưu trưởng (2020–) Ủy viên TW Đảng khoá XIII (2021 – 2026)

Năm 2023

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Nguyễn Văn Nghĩa 1964 2023 Phó Tổng tham mưu trưởng (2019–)
2 Trịnh Văn Quyết 1966 2023 Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2021–2024) Ủy viên TW Đảng khoá XIII (2021 – 2026)

Năm 2024

sửa
Thứ tự Họ tên Năm sinh – Năm mất Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Nguyễn Doãn Anh 1967 2024 Phó Tổng tham mưu trưởng (2022–2024) Ủy viên Trung ương Đảng khoá XIII, Ủy viên Quân ủy Trung ương
2 Lê Quang Minh 1968 2024 Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2022–nay) Ủy viên Trung ương Đảng khoá XIII, Ủy viên Quân ủy Trung ương

Danh sách các Thượng tướng đương nhiệm

sửa
TT Họ tên Năm sinh Năm thụ phong Chức vụ cao nhất Ghi chú
1 Nguyễn Trọng Nghĩa 1962 2017 Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2012 – 2021),

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương (2021–nay)

Ủy viên TW Đảng khóa XII, Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII
2 Trần Quang Phương 1961 2019 Phó Chủ tịch Quốc hội (2021–)

Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2019 – 2021)

Ủy viên Trung ương Đảng,

Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khoá XV phụ trách quốc phòng - an ninh

3 Hoàng Xuân Chiến 1961 2020 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020–) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương.
4 Lê Huy Vịnh 1961 2020 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020–) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương.
5 Võ Minh Lương 1963 2021 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020–) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.
6 Vũ Hải Sản 1961 2021 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020–) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương.
7 Trần Việt Khoa 1965 2021 Giám đốc Học viện Quốc phòng (2016–) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương.
8 Phạm Hoài Nam 1967 2021 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2020–) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương.
9 Phùng Sĩ Tấn 1966 2022 Phó Tổng Tham mưu trưởng (2019–)
10 Huỳnh Chiến Thắng 1965 2022 Phó Tổng Tham mưu trưởng (2020-) Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương.
11 Nguyễn Văn Nghĩa 1964 2023 Phó Tổng Tham mưu trưởng (2019-)
12 Trịnh Văn Quyết 1966 2023 Chủ nhiệm Tổng cục chính trị (2024-) Ủy viên Trung ương Đảng,

Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.

13 Nguyễn Doãn Anh 1967 2024 Phó Tổng tham mưu trưởng (2022–2024)

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa (10/2024 - nay)

Ủy viên Trung ương Đảng khoá XIII
14 Lê Quang Minh 1968 2024 Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (2022–)

Chú thích

sửa
  1. ^ Công báo /Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 về Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
  2. ^ Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1958
  3. ^ Luật về Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1981
  4. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 425.
  5. ^ “Sắc lệnh 110/SL ngày 31 tháng 8 năm 1959”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2011.
  6. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 867.
  7. ^ a b Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 1009.
  8. ^ Phan Hoàng, "Phỏng vấn các tướng lĩnh".
  9. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 478.
  10. ^ a b Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 1187.
  11. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 480.
  12. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 323.
  13. ^ Nghị quyết số 704 NQ/HĐNN7, ngày 30-01-1986 của Hội đồng Nhà nước về việc thăng quân hàm từ cấp Trung tướng lên cấp Thượng tướng cho 10 quân nhân (do Chủ tịch Trường Chinh Ký) - Wikisource
  14. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 718.
  15. ^ a b Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 720.
  16. ^ a b Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 596.
  17. ^ a b Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 771.
  18. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 105.
  19. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 1006.
  20. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 811.
  21. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 357.
  22. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 712, 713.
  23. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 342.
  24. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 335.
  25. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 594.
  26. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 728.
  27. ^ Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam 2004. tr. 717.
  28. ^ a b c d 72 cán bộ được thăng quân hàm cấp tướng
  29. ^ Bộ trưởng Quốc phòng được phong hàm đại tướng
  30. ^ Trao quyết định thăng quân hàm thượng tướng cho đồng chí Bùi Văn Huấn
  31. ^ a b c “Trao quyết định phong hàm Thượng tướng cho 4 sĩ quan Quân đội”.
  32. ^ “Thượng tướng Phương Minh Hòa”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2015.
  33. ^ a b “Ba sĩ quan quân đội được thăng quân hàm thượng tướng”.
  34. ^ Xuân Hoa (30 tháng 12 năm 2016). “Quân đội có thêm 4 thượng tướng”. Báo điện tử VnExpress.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa