Thượng Trần

di chỉ tại làng Thượng Trần, trấn Ngọc Sơn, huyện Lam Điền, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc

Thượng Trần (giản thể: 上陈; phồn thể: 上陳) là một di chỉ thời đại đồ đá cũ tại làng Thượng Trần, trấn Ngọc Sơn, huyện Lam Điền, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Công cụ đá được tìm thấy tại đây được định tuổi 2,12 triệu năm trước và được coi như bằng chứng tông Người bên ngoài châu Phi sớm nhất được biết đến, sớm hơn Dmanisi tại Gruzia hơn 300.000 năm.[1][2] Thượng Trần có người ở trong thời gian kéo dài 850.000 năm, các công cụ mới nhất được định tuổi là 1,26 triệu năm trước đây. Chưa tìm thấy hóa thạch nào thuộc tông Người.[1][2]

Thượng Trần
上陈
Thượng Trần trên bản đồ Trung Quốc
Thượng Trần
Vị trí tại Trung Quốc
Vị tríLàng Thượng Trần, trấn Ngọc Sơn, huyện Lam Điền, thành phố Tây An
VùngThiểm Tây
Tọa độ34°13′07″B 109°29′08″Đ / 34,218587°B 109,48562°Đ / 34.218587; 109.48562
Lịch sử
Thành lập2,12 triệu năm trước
Bị bỏ rơi1,26 triệu năm trước
Niên đạiThời đại đồ đá cũ
Nền văn hóaTrung Quốc
Các ghi chú về di chỉ
Khai quật ngày2004–2017
Các nhà khảo cổ họcChu Chiếu Vũ (朱照宇), Robin Dennell

Địa điểm

sửa

Di chỉ Thượng Trần tọa lạc tại làng Thượng Trần (上陈村), trấn Ngọc Sơn (玉山镇), huyện Lam Điền, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây,[3] cách thành phố tỉnh lỵ Tây An vào khoảng 50 km (31 mi) về phía đông nam. Di chỉ nằm trên bề mặt vách đá một bên rãnh trên cao nguyên Hoàng Thổ.[4]hoàng thổ là trầm tích đất bùn đọng lại từ các trận bão, tất cả các đá lớn trong đất hoàng thổ đáng lẽ được con người hoặc con vật nào đó kênh vào.[5]

Khám phá và khai quật

sửa

Lam Điền là huyện mà hóa thạch của loài người đứng thẳng, hiện nay có tên người Lam Điền, được khám phá vào năm 1964. Hóa thạch cũ nhất là sọ ban đầu được định tuổi 1,15 triệu năm trước.[6] Năm 2001, nhà địa lý học Chu Chiếu Vũ (朱照宇) và các nhà khoa học khác bắt đầu nghiên cứu lại nơi này và xác định rằng sọ thật sự có tuổi 1,63 triệu năm.[6][7]

Họ Chu và các đồng nghiệp khảo sát khu vực chung quanh nơi của hóa thạch và khám phá các công cụ đá được chôn sâu vào trong một bên rãnh tại Thượng Trần,[6] cách đó ít hơn 3 dặm (4,8 km).[8] Nhà cổ nhân loại học người Anh Robin Dennell tham gia nhóm này vào năm 2010.[6] Họ sục tìm trong rãnh[6] và khai đào nơi này từ 2004 đến 2017. Các khám phá được xuất bản vào tháng 7 năm 2018 trong tạp chí Nature.[1][2]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Chu Chiếu Vũ (朱照宇); Dennell, Robin; Hoàng Uy Văn (黄慰文); Ngô Dực (吴翼); Khâu Thế Phiên (邱世藩); Dương Thạch Hà (杨石霞); Nhiêu Chí Quốc (饶志国); Hầu Á Mai (侯亚梅); Tạ Cửu Binh (谢久兵); Hàn Giang Vĩ (韩江伟); Âu Dương Đình Bình (欧阳婷萍) (ngày 11 tháng 7 năm 2018). “Hominin occupation of the Chinese Loess Plateau since about 2.1 million years ago”. Nature (bằng tiếng Anh). doi:10.1038/s41586-018-0299-4. ISSN 0028-0836.
  2. ^ a b c Barras, Colin (ngày 11 tháng 7 năm 2018). “Tools from China are oldest hint of human lineage outside Africa”. Nature (bằng tiếng Anh). doi:10.1038/d41586-018-05696-8. ISSN 0028-0836.
  3. ^ Trương Thần (张宸) (12 tháng 7 năm 2018). 蓝田新发现旧石器遗址 212万年前黄土高原已现人迹 [Di chỉ thời đồ đá cũ được khám phá tại huyện Lam Điền; có bằng chứng tông Người trên cao nguyên Hoàng Thổ từ 2,12 triệu năm trước] (bằng tiếng Trung). Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2018.
  4. ^ Gibbons, Ann (ngày 11 tháng 7 năm 2018). “Our ancestors may have left Africa hundreds of thousands of years earlier than thought”. Science (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2018.
  5. ^ Meyer, Robinson (ngày 11 tháng 7 năm 2018). “Ancient Humans Lived in China 2.1 Million Years Ago”. The Atlantic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2018.
  6. ^ a b c d e Zimmer, Carl (ngày 11 tháng 7 năm 2018). “Archaeologists in China Discover the Oldest Stone Tools Outside Africa”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2018.
  7. ^ Chu Chiếu Vũ (ngày 1 tháng 1 năm 2015). “New dating of the Homo erectus cranium from Lantian (Gongwangling), China”. Journal of Human Evolution (bằng tiếng Anh). 78: 144–157. doi:10.1016/j.jhevol.2014.10.001. ISSN 0047-2484.
  8. ^ Greshko, Michael (ngày 11 tháng 7 năm 2018). “Oldest Tools Outside Africa Found, Rewriting Human Story”. Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2018.