Thăm dò điện chiếu trường
Thăm dò điện chiếu trường (Electrical resistivity tomography, ERT) là một phương pháp kỹ thuật thuộc nhóm thăm dò điện trở của Địa vật lý thăm dò, khảo sát hình ảnh cấu trúc dưới bề mặt từ các phép đo điện trở suất thực hiện ở bề mặt, hoặc bằng điện cực trong một hoặc nhiều hố khoan. Nếu các điện cực được đặt trong các hố khoan, có thể khảo sát được phần sâu hơn.
Một số nhà địa vật lý xếp cả Mặt cắt ảnh điện (Electrical resistivity imaging, ERI) vào nhóm này.
Cả hai kỹ thuật ERT và ERI đều thực hiện bố trí đa cực và đo bằng máy đo đa cực theo chương trình điều hành, còn kết quả giải ngược thì là ảnh sinh động về phân bố điện trở suất ở khối được khảo sát. Nó có tính sản xuất công nghiệp cao, và đang được vận dụng ở các nước phát triển.
Phương pháp được sử dụng cho lập bản đồ địa chất, khoáng sản, tìm nước ngầm, khảo sát địa chất công trình, địa chất môi trường và tai biến tự nhiên, khảo cổ học, tìm vật chưa nổ (UXO)... trên đất liền và trên biển gần bờ.[1][2]
Các phương pháp quan sát
sửaMặt cắt ảnh điện
sửaMặt cắt ảnh điện (ERI, Electrical resistivity imaging) thực hiện đo với hệ đa cực trên mặt đất.
Mặt cắt ảnh điện hố khoan
sửaMặt cắt ảnh điện hố khoan, hay mặt cắt điện thẳng đứng (VRP, Vertical resistivity profiling), thực hiện đo với hệ đa cực chế riêng cho hố khoan. Các điện cực làm bằng vòng chì quấn quanh cáp đo. Đo bằng máy đo đa cực mặt đất. Kết quả thu được là mặt cắt ảnh điện trở suất dọc hố khoan. Tuy nhiên mỗi "điểm ảnh" là trung bình của vòng xuyến quanh hố khoan.
Điện chiếu trường xuyên hố khoan
sửaĐiện chiếu trường xuyên hố khoan (BRT, Cross borehole resistivity tomography) thực hiện phát và thu ở hai hố khoan, nhằm thu được phân bố điện trở ở giữa hai hố khoan đó.[3][4][5]
Điện chiếu trường với điện cực ống chống
sửaĐiện chiếu trường hố khoan trong đó dùng ống chống ở 1 hố khoan làm 1 điện cực, và đo ở các hố khoan còn lại.[6]
Xử lý phân tích tài liệu
sửaTài liệu đo Mặt cắt ảnh điện, trong đó có mặt cắt ảnh điện hố khoan, thường được thực hiện bằng phần mềm như Res2Dinv.[7]
Các dạng đo chiếu trường khác thì đang là lĩnh vực tìm tòi. Trước hết, là do cách bố trí điện cực lung tung nên chưa giải được bài toán tính ra ảnh điện trở suất.
Chỉ một số dạng đo, như Điện chiếu trường xuyên hố khoan, được nhà sản xuất máy đo thực hiện phát triển phần mềm, như AGI EarthImager.
Tham khảo
sửa- ^ Loke M. H., 2000. Electrical Imaging Surveys for Environmental and Engineering Studies. Lưu trữ 2015-04-02 tại Wayback Machine Geomatrix Ltd. Publications. Truy cập 25 Dec 2014.
- ^ Qian W., Milkereit B., Gräber M., 2007. Borehole Resistivity Tomography for Mineral Exploration. Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine Retrieved 01 Apr 2015.
- ^ Cross Borehole Electrical Resistivity Tomography (ERT) Measurements. Advanced Geosciences, Inc., 2003. Truy cập 01/04/2015.
- ^ William Daily and Earle Owen. Cross‐borehole resistivity tomography. Geophysics, Volume 56, Issue 8. 2012.
- ^ Cross-hole resistivity tomography using different electrode configurations. Geophysical Prospecting 48(5): 887 - 912. 12/2001. DOI: 10.1046/j.1365-2478.2000.00220.x
- ^ Newmark R. L., Daily W. D., Ramirez A. L.,1998. Electrical resistance tomography using steel cased boreholes as electrodes. Lawrence Livermore National Laboratory, Livermore, California, USA. Truy cập 01 Apr 2015.
- ^ Loke M. H., Barker R.D., 1996. Practical techniques for 3D resistivity surveys and data inversion. Geophysical prospecting, 44, p. 499–523