Thúy Hà (ca sĩ)
Thúy Hà (Nguyễn Thúy Hà, 1949 - ) là nữ ca sĩ nhạc thính phòng người Việt Nam với chất giọng soprano đặc trưng, bà được coi là người thể hiện vai diễn "cô Sao" thành công nhất.[1]
Thúy Hà | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Thúy Hà |
Ngày sinh | 1 tháng 2, 1949 |
Nơi sinh | Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp |
|
Gia đình | |
Chồng | Phạm Anh Tuấn |
Con cái | Phạm Tuấn Hùng Phạm Thúy Hằng |
Nổi tiếng vì | Cô Sao trong Cô Sao (opera) |
Khen thưởng | Huân chương Chiến sĩ vẻ vang |
Danh hiệu | Nghệ sĩ ưu tú (?) |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Năm hoạt động | 1966 - 2010 |
Đào tạo | Nhạc viện Hà Nội |
Dòng nhạc | |
Ca khúc |
|
Tiểu sử
sửaThúy Hà tên đầy đủ là Nguyễn Thúy Hà, sinh ngày 1 tháng 2 năm 1949, là con gái của nghệ nhân điêu khắc Nguyễn Hiếu, ông là tác giả của bức tượng to nhất nặng 10 tấn được đặt ở chùa Ngũ Xá. Bà và em gái là NSƯT Hương Giang[2] được tiếp cận với âm nhạc từ rất sớm, bà từng là thành viên đội Sơn Ca của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Sự nghiệp
sửaNăm 13, tuổi bà gia nhập vào Đoàn nghệ thuật Quân đội và hoạt động tại đoàn trong 10 năm. 17 tuổi, Thúy Hà đã được Huy chương vàng và Huân chương Chiến sĩ vẻ vang.[3] Thúy Hà cùng với Vũ Dậu được miêu tả là hai trong số những nữ ca sĩ tiên phong trong việc biểu diễn theo phong cách nhạc nhẹ thời bấy giờ.[1]
Năm 1972,[3] bà trở về Hà Nội tiếp tục học Đại học Thanh nhạc tại Nhạc viện, tốt nghiệp bà về công tác tại Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Hà Nội,[4] Từ năm 1976,[5] nhờ vai diễn Cô Sao trong vở nhạc kịch của Đỗ Nhuận mà bà được đặc cách vài biên chế và được nâng lương, có thể thể nói thời điểm bấy giờ không có ai thay thế được bà trong vai diễn này.[1][3] Sau đấy, Thúy Hà tiếp tục chuyển về Đoàn Ca Múa Trung ương, khi Đoàn này tách ra, bà gia nhập vào Đoàn nhạc nhẹ Trung ương một thời gian. Cuối cùng bà trở Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam làm việc đến khi về hưu.[6]
Đời tư
sửaNghệ sĩ Thúy Hà kết hôn với đạo diễn âm nhạc, nghệ sĩ phong cầm Phạm Anh Tuấn.[6]
Vợ chồng bà có hai con, con trai lớn là nhạc sĩ Phạm Tuấn Hùng, con gái là Luna Phạm Thúy Hằng - một giảng viên âm nhạc.[3][7]
Giải thưởng
sửa- 1965-1966 : Huy chương vàng và Huân chương Chiến sĩ vẻ vang[3]
Tác phẩm
sửa- Bà xuất hiện trong bộ phim tài liệu "Vietnam Symphony" của đạo diễn Tom Zubrycki năm 2006.[8]
Nhạc kịch
sửa- Cô Sao trong nhạc kịch cùng tên của Đỗ Nhuận
- Marelin trong vở nhạc kịch FidelioFidelio của Beethoven
Nhạc nhẹ
sửa- Chào anh Giải phóng quân, chào mùa xuân đại thắng (Hoàng Vân)
- Cánh chim báo tin vui (Đàm Thanh)
- Bến cảng quê hương tôi (Hồ Bắc)
- Vui mở đường (Đỗ Nhuận)
- Rừng xanh vang tiếng Ta-lư (Phương Nam)
- Cánh chim báo tin vui (Đàm Thanh)
- Mùa xuân trên bến cảng (Hồ Bắc)
- Em đi làm tín dụng (Hồ Bắc)
Tham khảo
sửa- ^ a b c “Thúy Hà – Ngôi sao của thập niên 70”. Anti-elite's Blog. 29 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
- ^ Lưu Hường (5 tháng 2 năm 2016). “Cặp uyên ương nhà Đài”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
- ^ a b c d e Linh Hà (11 tháng 5 năm 2014). “NSƯT Thúy Hà: Người đàn bà hát bằng ánh mắt”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Bài ca đi cùng năm tháng”. Bài ca đi cùng năm tháng. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
- ^ “Aria cô Sao - Đỗ Nhuận”. Bài ca đi cùng năm tháng (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
- ^ a b “Thúy Hà trò chuyện cùng VOV”. Bài ca đi cùng năm tháng (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
- ^ T. Thảo (23 tháng 7 năm 2022). “Giảng viên âm nhạc Luna Pham: "Truyền đam mê đến cho người là sứ mệnh của tôi"”. Phụ nữ - Báo Người lao động online. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
- ^ NSUT Thúy Hà kể về thời kỳ hoạt động tại chiến trường năm 1966-1967, truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023