Thích Pháp Hòa
Thích Pháp Hòa (sinh năm 1974) là một tu sĩ người Canada gốc Việt. Ông là một nhà sư, nhà thuyết pháp Phật giáo và là một nhà nghiên cứu Phật học giáo phẩm Thượng tọa.
Thích Pháp Hòa | |
---|---|
Pháp tự | Pháp Hòa |
Bút danh | Sa Môn Thích Pháp Hòa |
Hoạt động tôn giáo | |
Tôn giáo | Phật giáo |
Trường phái | Phật giáo Bắc Tông |
Tông phái | Thiền Tông Làng Mai |
Xuất gia | 1989 |
Thụ giới | Tỳ kheo |
Trụ trì Tu Viện Trúc Lâm& Tây Thiên Cannada | |
Nhiệm kỳ | |
2006 – nay | |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Trụ trì Tây phương Thiền viện | |
Nhiệm kỳ | |
2007 – nay | |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Trụ Trì Viện nghiên cứu Phật học Edmonton (Canada) | |
Nhiệm kỳ | |
2007 – nay | |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1974 |
Nơi sinh | Cần Thơ |
Giới tính | nam |
Nghề nghiệp | tu sĩ |
Quốc tịch | Canada |
![]() | |
Tiểu sử
sửaÔng sinh năm 1974 tại Cần Thơ, Việt Nam trong một gia đình 2 anh em, sau đó cùng gia đình sang định cư tại Canada.[1] Năm 1989, Thích Pháp Hòa xuất gia với thượng tọa Thích Thiện Tâm khi ông 15 tuổi. Năm 1994, thọ giới tỳ kheo tại Làng Mai (Pháp) trong sự kiện Đài giới đàn Hương Tích của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Năm 2006, ông được tấn phong là trụ trì Trúc Lâm Thiền Viện. Năm 2007, Thích Pháp Hòa làm trụ trì Tây Phương Thiền Viện và được bầu làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Edmonton (Canada).
Ảnh hưởng
sửaÔng là một vị Sư có sức ảnh hưởng cao và được nhiều Phật tử trên toàn thế giới biết đến của Phật giáo Việt Nam qua việc thuyết giảng phật pháp và phát hành kinh sách.[2][3] Ông được cho là một người với nét giản dị, khiêm cung, hòa ái của một bậc chân tu giúp mọi người có thêm niềm tin vào chánh pháp. Ông được đánh giá tích cực bởi báo chí trong việc truyền bá và thuyết pháp tư tưởng, giáo lý Phật giáo, tạo được ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Phật tử.[4][5] Đồng thời, các bài giảng của ông được cho là tương phản so với các bài giảng của Thích Chân Quang.[3]
Năm 2024, nhà Sư Thích Pháp Hòa đã xuất bản cuốn sách "Chia sẻ từ trái tim - 50 bài giảng nhân quả thiết thực trong cuộc sống", quyển sách đã nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ cao với 10.000 lượt đặt trước trong lần tái bản, tác phẩm này được nhiều ý kiến cho là đã giúp đưa những tư tưởng cao siêu của đạo Phật trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn đến nhiều Phật tử khắp nơi .[6][7]
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Yên Thảo (5 tháng 3 năm 2024). “Thầy Pháp Hoà giảng gì mà nhiều người nghe vậy?”. phatgiao.org.vn - Cổng thông tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
- ^ “Sách bài giảng nhân quả của tác giả Thích Pháp Hòa thành hiện tượng”. VietNamNet News. 3 tháng 7 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
- ^ a b Phạm Hương (27 tháng 3 năm 2024). “Hiện tượng Thích Pháp Hòa”. Nguoi Viet Online (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
- ^ Trần Thúc Hoàng (25 tháng 11 năm 2019). “Một vị chư tăng trẻ uyên bác”. phatgiao.org.vn - Cổng thông tin Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
- ^ Bảo Thoa (13 tháng 7 năm 2024). “Khóa tu mùa hè của Thầy Thích Pháp Hòa không khuyên cúng dường”. Báo Công Thương điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
- ^ Tân Cao (6 tháng 7 năm 2024). “Nhà sư Thích Pháp Hòa ra sách về luật nhân quả”. Vnexpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
- ^ Lê Công Sơn (5 tháng 7 năm 2024). “Trương Ngọc Ánh nói về hiện tượng sách 'Chia sẻ từ trái tim' của tác giả Thích Pháp Hòa”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.