Nội Thân vương quốc Kiev (tiếng Slav Đông cổ: Киевское кънѧжьство, đã Latinh hoá: Kievskoe kŭnęzhĭstvo, tiếng Nga: Киевское Княжество, đã Latinh hoá: Kiyevskoye Kniazhestvo, tiếng Ukraina: Київське князівство, đã Latinh hoá: Kyivske kniazivstvo) là một nhà nước Đông Slav thời Trung cổ, nằm tại khu vực miền trung của Ukraina ngày nay, xung quanh thành phố Kiev (Kyiv).[1]

Nội Thân vương quốc Kiev
Tên bản ngữ
1132–1471
    
Trái: Đồng xu phát hành dưới thời Thân vương Vladimir Olgerdovich của Kiev (1388–1392)
Phải: Đồng xu không rõ niên đại với họa tiết Thánh Michael
Câc thân vương quốc Rus' năm 1237, Kiev có màu lam nhạt
Câc thân vương quốc Rus' năm 1237, Kiev có màu lam nhạt
Tổng quan
Vị thếBộ phận của Đại thân vương quốc Vladimir (1243–1271)
Bộ phận của Vương quốc Rus' (1271–1301)
Chư hầu của Hãn quốc Kim Trướng (1301–1362)
Bộ phận của Đại công quốc Litva (1362–1471)
Thủ đôKiev (Kyiv)
Ngôn ngữ thông dụngtiếng Đông Slav Cổ
Tôn giáo chính
Chính thống giáo Đông phương
Chính trị
Chính phủMonarchy
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập
1132
• Bạt Đô phá hủy Kiev
1240
• Semen Olelkovich chết
1471
Tiền thân
Kế tục
Kievan Rus' Kiev Rus'
Tỉnh Kiev (Litva) Tỉnh Kiev

Thân vương quốc được hình thành trong quá trình phân chia chính trị Kiev Rus' vào đầu thế kỷ 12. Theo kết quả của quá trình này, quyền cai trị hữu hiệu của các Đại công tước Kiev dần dần bị suy giảm còn các vùng trung tâm của Kiev Rus' (xung quanh thủ đô Kiev), do đó hình thành một lãnh địa thân vương bị thu hẹp, được gọi là nội Thân vương quốc Kiev. Nó tồn tại trong vai trò một chính thể cho đến giữa thế kỷ 14.

Lãnh thổ

sửa

Nội Thân vương quốc Kiev chiếm giữ các vùng đất trên cả hai bờ sông Dnepr (Dnipro), giáp với Thân vương quốc Polotsk ở phía tây bắc, Thân vương quốc Chernigov ở phía đông bắc, Ba Lan ở phía tây, Thân vương quốc Halych ở phía tây-nam và bang liên bộ lạc Cumania ở phía đông nam. Về sau, Kiev sẽ giáp với Thân vương quốc Turov-Pinsk ly khai ở phía bắc và Vương quốc Galicia–Volyn hợp nhất ở phía tây.

Lịch sử

sửa
 
Nhà thờ Chính thống giáo được phục hồi tại Kiev

Khu vực Kiev Rus' bị tan rã vào đầu thế kỷ 12 và một số nhà nước kế thừa bán tự trị đã nổi lên. Kiev vẫn là trung tâm của quốc gia và là trung tâm của đời sống tinh thần với tòa đô thành của Giáo hội Chính thống giáo Rus' nằm ở Kiev.

Sau cái chết của Mstislav I của Kiev vào năm 1132, các nhà nước bán tự trị trên thực tế đã độc lập và do đó dẫn đến sự xuất hiện của Thân vương quốc Kiev với tư cách là một nhà nước riêng biệt.

Tầm quan trọng của Thân vương quốc Kiev bắt đầu suy giảm. Trong những năm 1150–1180, nhiều thành phố của nó như Vyshhorod, KanivBelgorod đã mưu cầu độc lập với tư cách là các thân vương quốc riêng lẻ. Sự xuất hiện của các thân vương quốc Vladimir-Suzdal và Galicia-Volyn dẫn đến việc chuyển đổi trung tâm chính trị và văn hóa của Rus', cũng như dòng di cư của công dân đến các thành phố như VladimirHalych.

Sự kiện Mông Cổ xâm lược Rus đã khiến Thân vương quốc Kiev rơi vào tình trạng đổ nát nghiêm trọng. Sau cuộc xâm lược, nhà nước nằm dưới quyền thống trị chính thức của Đại vương công Vladimir-SuzdalAlexander Nevsky, là một chư hầu của người Mông Cổ. Sau trận sông Irpen năm 1321, Kiev là đối tượng khao khát của Đại công tước Litva Gediminas, và khu vực được hợp nhất vào Đại công quốc Litva năm 1362. Thân vương quốc chính thức tồn tại như một thực thể riêng biệt cho đến năm 1471, khi được chuyển đổi thành tỉnh Kiev

Người thống trị

sửa
 
các thân vương của Kiev

Đại vương công

sửa

Sau khi Mông Cổ xâm chiếm Rus'

sửa

Thân vương quốc không có người thống trị của riêng mình và do các phó vương (voivoda) quản lý.

Olgovichi, Thân vương Putivl

sửa

Thân vương quốc được cai trị bởi các thân vương dòng dõi OlshanskiOlgovichi.

Đại công quốc Litva

sửa

Thân vương quốc được cai trị bởi các thân vương dòng dõi OlshanskiOlelkovichi.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Kyiv principality”. Internet Encyclopedia of Ukraine. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2022.

Nguồn

sửa