Thái tử Đảng
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Thái tử Đảng (chữ Hán: 太子黨) là một danh xưng không chính thức mang ý nghĩa châm biếm, dùng để chỉ tầng lớp con cháu của các quan chức cao cấp nổi bật và có ảnh hưởng ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bằng một cách không chính thức, tầng lớp này thường được hưởng nhiều đặc ân của nhà nước. Do đó, tầng lớp con cháu này có nhiều cơ hội để được quy hoạch để làm lãnh đạo trong tương lai, dù hình thức bên ngoài vẫn biểu hiện bởi các nguyên tắc dân chủ như thông qua bầu cử; hoặc tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, tích lũy khối lượng tài sản khổng lồ mà những người dân thường không thể nào có được.
Từ nguyên
sửaTrong lịch sử Trung Quốc, thuật ngữ Thái tử Đảng thường được dùng để chỉ tập hợp các thế lực chính trị tập trung xung quanh hạt nhân là người kế vị Hoàng đế trong tương lai, thường là Thái tử, để hình thành một bè phái chính trị trong triều đình. Như vào đời Đường Cao Tổ, Thái tử Lý Kiến Thành cấu kết với Tề vương Lý Nguyên Cát để hình thành một bè phái chính trị nhằm loại trừ ảnh hưởng của Tần vương Lý Thế Dân. Hoặc vào đời Thanh Khang Hy, nhằm nắm chắc thế lực kế vị, Thái tử Dận Nhưng đã liên kết với nhiều thân vương, văn thần võ tướng để hình thành một thế lực chính trị lớn trong triều đình.
Đầu thế kỷ 20, thuật ngữ này được dùng nhóm chính trị gia tập hợp xung quanh hạt nhân là Viên Khắc Định, con trai của Viên Thế Khải, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc (về sau tự xưng Hoàng đế). Về sau, nó được dùng mô tả nhóm con cháu thuộc tứ đại gia tộc Tưởng - Tống - Khổng - Trần (Tưởng Giới Thạch - Tống Gia Thụ - Khổng Tường Hy - Trần Lạp Phu), nhờ thế lực của các trưởng bối mà thăng tiến nhanh trong chính trị và quân sự. Sau khi chính phủ Quốc dân Đảng mất quyền kiểm soát ở đại lục, tại Đài Loan, thuật ngữ Thái tử Đảng được dùng để chỉ nhóm nhóm chính trị gia tập hợp xung quanh Tưởng Kinh Quốc, người được xem là chắc chắn kế vị cha mình là Tưởng Giới Thạch.
Hiện tại, thuật ngữ Thái tử Đảng thỉnh thoảng vẫn được dùng tại Đài Loan để chỉ trường hợp cha con cùng nằm chức vụ trong chính quyền như cha con Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Mã Anh Cửu - Mã Hạc Lăng, Thị trưởng Đài Bắc Hác Long Bân - Hác Bách Thôn, huyện trưởng Đào Viên Ngô Chí Dương - Ngô Bá Hùng...
Hạt giống đỏ là những cá nhân trẻ tuổi được quy hoạch trước sẽ làm lãnh đạo trong hệ thống Đảng Cộng sản tại các nước Cộng sản như Việt Nam, Trung Quốc. Tại Trung Quốc, Hạt giống đỏ (tiếng Anh: "great red hope") dùng để chỉ con cháu các (cựu) lãnh đạo của Trung Quốc, được hưởng các đặc ân của nhà nước và được quy hoạch để làm lãnh đạo trong tương lai.[1] Khái niệm này khác với khái niệm "các thế hệ lãnh đạo" của Trung Quốc, khi mà trước kia việc quy hoạch lãnh đạo dựa vào quá trình đấu tranh cách mạng, còn hiện nay "hạt giống đỏ" chủ yếu là con cháu.
Vì vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay được báo chí nước ngoài gọi là "Thái tử Đảng", có nghĩa là Đảng của con cháu các cựu lãnh đạo, được quy hoạch đưa lên làm lãnh đạo. Thế hệ hạt giống đỏ nhiều người được đi học tại Mỹ và được quy hoạch sẽ đưa về làm lãnh đạo. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề về thế hệ con cháu này, đặc biệt là họ quen với giàu sang và scandal.[2]
Thái tử Đảng tại Việt Nam
sửaTên | Tình trạng | Chức vụ cao nhất | Cha mẹ | Chức vụ cao nhất |
---|---|---|---|---|
Phạm Bình Minh | Về hưu | Ủy viên Bộ Chính trị
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ |
Nguyễn Cơ Thạch | Ủy viên Bộ Chính trị
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao |
Trần Tuấn Anh | Về hưu | Ủy viên Bộ Chính trị
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương |
Trần Đức Lương | Ủy viên Bộ Chính trị
Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam |
Nguyễn Thanh Nghị | Đương nhiệm | Ủy viên Trung ương Đảng
Bộ trưởng Bộ Xây dựng |
Nguyễn Tấn Dũng | Ủy viên Bộ Chính trị
Thủ tướng Chính phủ nước CHXNVN Việt Nam |
Lê Mạnh Hà | Về hưu | Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ | Lê Đức Anh | Ủy viên Bộ Chính trị
Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam |
Nông Quốc Tuấn | Đương nhiệm | Thứ trưởng,
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc |
Nông Đức Mạnh | Uỷ viên Bộ Chính trị
Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam |
Nguyễn Sinh Nhật Tân | Đương nhiệm | Thứ trưởng Bộ Công thương | Nguyễn Sinh Hùng | Ủy viên Bộ Chính trị
Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam |
Nguyễn Sỹ Hiệp | Đương nhiệm | Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ | Nguyễn Văn An | Ủy viên Bộ Chính trị
Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam |
Nguyễn Xuân Anh | Cắt chức | Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng |
Nguyễn Văn Chi | Ủy viên Bộ Chính trị
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương |
Nguyễn Bá Cảnh | Cắt chức | Thành ủy viên, Phó Trưởng Ban TT
Ban Dận vận Thành ủy Đà Nẵng |
Nguyễn Bá Thanh | Ủy viên Trung ương Đảng
Trưởng Ban Nội chính Trung ương |
Trương Tấn Sơn | Đương nhiệm | Phó Chủ tịch UBND quận Tân Bình
Thành phố Hồ Chí Minh |
Trương Tấn Sang | Ủy viên Bộ Chính trị
Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam |
Nguyễn Minh Triết | Đương nhiệm | Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam | Nguyễn Tấn Dũng | Ủy viên Bộ Chính trị
Thủ tướng Chính phủ nước CHXNVN Việt Nam |
Nguyễn Xuân Hiếu | Đương nhiệm | UV BCH TW Đoàn
Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Giang |
Nguyễn Xuân Phúc | Ủy viên Bộ Chính trị
Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam |
Lê Trương Hải Hiếu | Đương nhiệm | Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách
HĐND Thành phố Hồ Chí Minh |
Lê Thanh Hải | Ủy viên Bộ Chính Trị
Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh |
Lê Minh Hưng | Đương nhiệm | Bí thư Trung ương Đảng
Chánh Văn phòng Trung ương Đảng |
Lê Minh Hương | Ủy viên Bộ Chính trị
Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công an |
Nguyễn Chí Vịnh | Đã mất (1959 - 2023) | Thượng tướng, nguyên Ủy viên Trung uơng Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng | Nguyễn Chí Thanh | Đại tướng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đầu tiên |
Trần Quân | Đương nhiệm | Tổng Giám đốc Kho Bạc nhà nước | Trần Đại Quang | Ủy viên Bộ chính trị
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam |
Thái tử Đảng tại Trung Quốc
sửaTên | Năm sinh | Chức vụ - nghề nghiệp | Cha - mẹ, người đỡ đầu |
---|---|---|---|
Lý Bằng | 1928 | Tổng Lý Quốc vụ viện Thứ 5 (thủ tướng),
Uỷ viên trưởng Nhân Đại |
Cha nuôi Chu Ân Lai, cố Tổng Lý, mẹ nuôi Đặng Dĩnh Siêu, cố Chủ tịch Chính Hiệp |
Tập Cận Bình | 1953 | Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy | Tập Trọng Huân, Uỷ viên BCT, phó ủy viên trưởng |
Tăng Khánh Hồng | 1939 | Uỷ viên Thường vụ BCT, Bí thư ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước | Tăng Sơn, nhà cách mạng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ |
Trương Đức Giang | 1946 | Uỷ viên Thường vụ BCT,Uỷ viên Trưởng Nhân Đại (Chủ tịch quốc hội TQ) | Trương Chí Nhất, Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Pháo Binh Quân khu Quảng Châu |
Du Chính Thanh | 1945 | Uỷ viên Thường vụ BCT, Chủ tịch Chính Hiệp | Du kỳ Vĩ, Thị Trưởng Thiên Tân, (chồng cũ của Giang Thanh vợ Mao Trạch Đông) |
Vương Kỳ Sơn | 1948 | Uỷ viên Thường vụ BCT, Bí thư ủy Ban Kiểm Tra TW | nhạc phụ: Diêu Y Lâm, Uỷ viên Thường vụ BCT, phó thủ tướng thứ nhất |
Trương Cao Lệ | 1946 | Uỷ viên Thường vụ BCT, Phó thủ tướng thứ nhất | Nhạc Phụ: lãnh tụ Đặng Tiểu Bình |
Bạc Hy Lai | 1949 | Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trùng Khánh, Bộ trưởng Bộ Thương mại | Bạc Nhất Ba, ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng, Phó Chủ tịch ủy ban cố vấn TW |
Đặng Phương Phác | 1944 | Uỷ viên dự khuyết TW, Phó chủ tịch Chính Hiệp, Chủ tịch hội người Khuyết tật | Đặng Tiểu Bình, Chủ tịch Quân ủy, Chủ tịch Chính Hiệp, Chủ tịch ủy ban cố vấn |
Chu Tiểu Xuyên | 1948 | Phó Chủ tịch Chính Hiệp, Thống Đốc Ngân hàng nhà nước | Chu Kiến Nam, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
Mẹ họ Dương, Bộ trưởng Bộ Hóa Chất |
Lưu Nguyên | 1951 | Thượng tướng, Uỷ viên Quân ủy, Chính ủy Tổng cục Hậu cần | Lưu Thiếu Kỳ, Phó Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước CHNDTH |
Trương Hựu Hiệp | 1950 | Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Quân Bị | Thượng tướng Trương Tông Tốn, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần |
Hồ đức Bình | 1942 | Phó Chủ tịch liên hiệp Công Thương, Phó bộ trưởng bộ Thống Chiến | Hồ Diệu Bang, Tổng Bí thư |
Diệp Tuyển Bình | 1924 | Phó chủ tịch Chính hiệp, Tỉnh Trưởng quảng Đông | Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Uỷ viên trưởng nhân đại Toàn quốc |
Diệp Tuyển Ninh | 1938 | Uỷ viên Chính Hiệp Toàn quốc, trung tướng, cục phó cục tác chiến không quân | Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Uỷ viên trưởng nhân đại Toàn quốc |
Diệp Tuyển Liêm | 1952 | Thương gia | Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Uỷ viên trưởng nhân đại Toàn quốc |
Diệp Trọng hào | 1983 | Quận trưởng quận Cao tân - TP.Vân Phù - quảng Đông | cụ nội: Diệp Kiếm Anh, ông nội: Diệp Tuyển Bình, phó chủ tịch chính hiệp |
Diệp Hướng Chân (nữ) | Ủy viên chính hiệp toàn quốc | Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Uỷ viên trưởng nhân đại Toàn quốc | |
Lý Tiểu Bằng | 1959 | Phó Bí thư, Tỉnh trưởng Tỉnh Sơn Tây | Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện, Uỷ viên Trưởng Nhân Đại Toàn Quốc |
Lưu Á Châu | 1952 | Thượng tướng, Chính ủy Đại học quốc phòng | cha:Thiếu tướng Lưu Kiến Đức, Nhạc phụ: Lý Tiên Niệm, ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Chính Hiệp Toàn quốc |
Trương Hải Dương | Thượng tướng, ủy viên TW đảng, Chính ủy Bộ tư lệnh pháo binh 2 | Tướng Trương Trấn, Phó Chủ tịch Quân ủy TW | |
Vạn quý Phi | 1948 | Hội trưởng hội xúc tiến thương mại quốc tế TQ | Vạn Lý, ủy viên bộ chính trị, ủy viên trưởng Nhân Đại Toàn Quốc |
Trần Chí Kiên | Trung tướng | Đại tướng Trần Canh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng tham mưu Trưởng, Thứ trưởng Bộ QP | |
Cơ Thăng Đức | Nhân viên Cao cấp cơ quan tình báo | Cơ Phi Bằng, Ngoại Trưởng | |
Mao Tân Vũ | 1970 | Thiếu tướng, Ủy viên Chính Hiệp Toàn Quốc | Mao Trạch Đông (ông nội), Lãnh Tụ sáng lập Đảng, nhà nước |
Trần Nguyên | Chủ tịch Ngân hàng Phát triển TQ | Trần Vân, Phó Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn TW | |
Trần Vĩ Lợi (nữ) | 1942 | Trần Vân, Phó Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn TW | |
Hồ Mẫu Anh (nữ) | Chủ tịch hội Trẻ em Diên An | Hồ Kiều Mộc, Uỷ viên Bộ Chính trị, ủy viên ban Bí thư, trưởng ban tuyên truyền | |
Quách Chính Cương | 1971 | Thiếu tướng, Phó Chính ủy Quân khu Triết Giang | Thượng tướng Quách Bá Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thứ Nhất Quân Uỷ TW |
Lý Tiểu Lâm (nữ) | 1962 | Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm phó TGĐ Tổng công ty Điện lực TQ, CEO Tập đoàn Phát triểng năng Lượng TQ | Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện, Uỷ viên Trưởng Nhân Đại Toàn Quốc |
Hồ hải Phong | 1971 | Lãnh đạo Tập đoàn công nghệ Nuctech | Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quân ủy |
Giang miên Hằng | 1951 | Lãnh đạo công ty Shanghai Aliance | Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quân ủy |
Ôn Vân Tùng | Giám đốc điều hành "người Khổng Lồ " viễn thông Unihub Global Networks | Ôn Gia Bảo, Thủ tướng | |
Chu Vân Lai | 1958 | Chu Dung Cơ, Thủ tướng | |
Wilson Feng | quản lý quỹ đầu tư năng lượng công nghệp mới, năng lượng hạt nhân TQ | Ngô Bang Quốc (nhạc phụ), ủy viên trưởng Nhân Đại Toàn quốc | |
Lý Tuệ Đích | 1968 | Phó chủ tịch tập đoàn China Mobile | Lý Trường Xuân, ủy viên thường vụ bộ chính trị, chỉ đạo lý luận tư tưởng |
Trần Tiểu Lỗ | 1946 | Tư vấn tập đoàn bảo hiểm An bang | Nguyên soái Trần Nghị, ngoại trưởng |
Từ Minh, vợ là Ôn Như Xuân | Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Đại Liên thạch Đức | Ôn Gia Bảo, Thủ tướng | |
Lưu Lạc Phi | Chủ tịch quỹ đầu tư Citic | Lưu Vân Sơn, ủy viên thường vụ bộ chính trị, bí thư thứ nhất | |
Từ Tư Ninh (nữ) | Thiếu tá, nhân viên Tổng cục Chính trị | Từ Tài Hậu, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị |
Xem thêm
sửa- Hạt giống đỏ - danh xưng tương tự ở Việt Nam
- Con ông cháu cha
- Phú nhị đại
Chú thích
sửa- ^ Con cái các quan chức cao cấp Trung Quốc đa phần du học ở Mỹ
- ^ UserTweets:1183 (26 tháng 11 năm 2011). “Children of the Revolution”. WSJ. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.