Thái Thú (1870–1895), tên thật Nguyễn Long Phụng, là một trong những lãnh đạo của phong trào Cần vương tỉnh Quảng Ngãi.

Cuộc đời

sửa

Nguyễn Long Phụng xuất thân trong một gia đình nông dân ở phố (cảng) Thu Xà, phủ Tư Nghĩa, này thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.[1][2] Các tài liệu hiện nay cho là ông sinh năm Canh Ngọ (1870), trong khi bia mộ tại quê nhà khắc là năm Giáp Tuất (1874).[3]

Năm 1885, Kinh thành Huế thất thủ, phong trào Cần vương nổ ra, nghĩa quân Quảng Ngãi do Lê Trung ĐìnhNguyễn Tự Tân lãnh đạo đã mở cuộc tấn công đánh chiếm thành Quảng Ngãi, thành lập Nghĩa hội Cần vương, nhưng nhanh chóng bị dập tắt.[4] Năm 1886, Nguyễn Bá Loan tìm cách khôi phục lại Nghĩa hội Quảng Ngãi, tích súc lực lượng để tiếp tục phát động khởi nghĩa. Thái Thú gia nhập Nghĩa hội và trở thành một bộ tướng của Nguyễn Bá Loan, chỉ huy lực lượng Đoàn Kiệt với nòng cốt là những người trẻ tuổi trong Nghĩa hội.

Năm 1886, lực lượng nghĩa quân do Trần HoàiTôn Tường chỉ huy tấn công phủ lỵ Bình Sơn, nơi Nguyễn Thân, kẻ phản bội lại nghĩa quân để hợp tác với thực dân Pháp, đang đóng giữ. Hai bên giao chiến ở làng Trung Yên (tổng Bình Hòa, nay thuộc xã Bình Thạnh), Thái Thú cũng dẫn dắt đội Đoàn Kiệt tham gia, tương truyền ông từng phi ngựa xung phong và thiếu chút nữa thì tiêu diệt được Nguyễn Thân. Năm 1887, cuộc khởi nghĩa bị Nguyễn Thân đàn áp và tan rã, Thái Thú trở về quê nhà Thu Xà, cùng Nguyễn Vịnh, Tôn Đính, Bạch Văn Vĩnh,... bí mật tụ hợp lực lượng, tìm cách liên hệ với nghĩa quân Hương Khê của Phan Đình Phùng nhằm tiếp tục phong trào chống Pháp.[5]

Đêm ngày 7 rạng sáng 8 tháng Chạp năm Giáp Ngọ (1894), được sự giúp đỡ của đội "quân Bạch lộ" (binh lính người Việt của thực dân Pháp), một đội nghĩa quân do Thái Thú trực tiếp chỉ huy từ Thu Xà tiến về phía đông bắc bao vây đồn Cổ Lũy, hạ sát Thương chính Reignard (người Pháp).[6] Tuy nhiên, kế hoạch phối hợp với cánh quân của Nguyễn Vịnh để đánh chiếm tỉnh thành không diễn ra như dự liệu do Án sát Tôn Thất Lữ phòng giữ nghiêm ngặt.[7] Nhận thấy việc bao vây không có kết quả, nghĩa quân buộc phải rút về núi An Đại (Tư Nghĩa).[8][9] Tôn Thất Lữ cho quân truy quét. Thái Thú, Nguyễn Vịnh, Bạch Văn Vĩnh bị bắt và bị xử tử vào ngày 24 tháng Chạp (tháng 1 năm 1895).[10][11] Sau khi Thái Thú thất bại, các sĩ phu ở Quảng Ngãi lại tập hợp đấu tranh dưới sự chỉ huy của Trần Du cho đến tận năm 1896.[12]

Vinh danh

sửa

Di hài của ông được đưa về quê nhà Thu Xà chôn cất và lập đền thờ.[2]

Tên của ông được đặt cho một con đường ở thị trấn La Hà (Tư Nghĩa)[13] và thành phố Quảng Ngãi[14].

Chú thích

sửa
  1. ^ Lê Công Sơn (25 tháng 4 năm 2019). “Sách về người hiền tài Quảng Ngãi”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  2. ^ a b Lê Hồng Khánh (13 tháng 11 năm 2013). “Nhân vật Quảng Ngãi: Thái Thú (1870 - 1894)”. Báo Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  3. ^ Minh Trí; Đình Độ (10 tháng 9 năm 2010). “Thu Xà nay đã khác xưa”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  4. ^ Cao Chư (19 tháng 2 năm 2023). “Người có công trong khởi nghĩa Cần Vương”. Báo Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  5. ^ “Ba Tơ trong biên niên sử Quảng Ngãi 1402- 2011”. Trang thông tin điện tử huyện Ba Tơ. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  6. ^ Cẩm Thư (19 tháng 8 năm 2018). “Thu Xà, thương cảng nức tiếng một thời”. Báo Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  7. ^ Từ Tân Vũ; Phạm Nhớ; Nguyễn Chí Tuyền; Võ Văn Hào; Võ Thanh An (2004). “Chương I: Đất nước - Con người Quảng Ngãi” (PDF). Lịch sử Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi 1930 – 2000. Quảng Ngãi: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi. tr. 20–22.
  8. ^ Phạm Thanh Biền. “Về cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi (28-8-1959)” (PDF). Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học: 12-19.
  9. ^ “Điều kiện tự nhiên,dân số”. Trang thông tin điện tử huyện Tư Nghĩa. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  10. ^ Lê Hồng Khánh (8 tháng 7 năm 2015). “Nhân vật Quảng Ngãi: Nguyễn Vịnh (1840- 1895)”. Báo Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  11. ^ Lê Hồng Khánh (21 tháng 5 năm 2024). “Xuôi ngược sông đêm”. Báo VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  12. ^ Lê Hồng Khánh (14 tháng 7 năm 2013). “Nhân vật Quảng Ngãi: Trần Du (1864-1896)”. Báo Quảng Ngãi. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  13. ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (10 tháng 7 năm 2019). “Quyết định 11/2019/QĐ-UBND về việc đặt tên các tuyến đường, công trình công cộng trên địa bàn thị trấn La Hà và thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.
  14. ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (28 tháng 5 năm 2014). “Quyết định 18/2014/QĐ-UBND về việc đặt tên tuyến đường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2024.