Thái Mậu (chữ Hán: 太戊, trị vì: 1637 TCN1563 TCN[1]), tên thật Tử Mật (子密), là vị vua thứ 9 của nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc.

Thái Mậu
太戊
Vua Trung Quốc
Vua nhà Thương
Trị vì1637 TCN1563 TCN
Tiền nhiệmUng Kỷ
Kế nhiệmTrọng Đinh
Thông tin chung
Mất1563 TCN
Hậu duệ
Thụy hiệu
Cảnh Vương
Miếu hiệu
Trung Tông (中宗)
Triều đạiNhà Thương
Thân phụThái Canh

Thân thế

sửa

Thái Mậu là con thứ của Thái Canh (太庚) – vua thứ sáu nhà Thương và là con của Tiểu Giáp (小甲) các vua thứ bảy nhà Thương. Khoảng năm 1638 TCN, Ung Kỷ qua đời, Thái Mậu lên nối ngôi.

Trị vì

sửa

Thái Mậu trọng dụng Vu Hàm (臣扈) và Y Trắc (伊陟) trong việc trị nước. Vu Hàm và Y Trắc đều là các vị quan giỏi, khiến cho nhà Thương lại cường thịnh như thời Thành Thang. Các chư hầu thời Ung Kỷ từng bỏ chầu cống nhưng tới lúc đó đã đến quy phục Thái Mậu.

Vu Hàm viết thiên "Hàm Ngải" và "Thái Mậu" để ghi nhớ thành tựu. Y Trắc cũng được Thái Mậu biểu dương trong nhà Thái miếu. Ông tỏ ra rất kính trọng Y Trắc, cho rằng không nên đối xử với Y Trắc như với bầy tôi. Y Trắc khiêm tốn không nhận.

Trong năm thứ 7 của triều đại của ông, một cây tang (桑) và (谷) được tìm thấy mọc lên trong cung điện của ông. Trong năm thứ 11, ông ra lệnh cho nhà thiên văn học Vu Hàm (巫咸) đến cầu nguyện tại Sơn Xuyên (山川). Năm thứ 26, Nữ hoàng của Tây Lệ (西戎) cử sứ giả đến Thương và ông phái Vương Mạnh (王孟) sang viếng thăm. Năm thứ 31 ông bổ nhiệm Phí Hầu (费侯) là Trung Diễn (中衍) làm Xa Chính (车正). Năm thứ 35, ông viết một bài thơ gọi là Dần Xa (寅车). Năm thứ 58, ông cho xây dựng thành phố Bồ Cô (蒲姑). Năm thứ 61, chín bộ tộc Đông Cửu Di (东九夷) cử sứ giả tới Thương.

Khoảng năm 1563 TCN, Thái Mậu qua đời. Ông ở ngôi tất cả 75 năm, được truy tôn miếu hiệu là Trung Tông. Con ông là Trọng Đinh (太戊) lên nối ngôi [2][3][4].

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ bảy của nhà Thương kế nghiệp chú là Tiểu Giáp (大戊), được đặt tên sau khi chết là Đại Mậu (大戊) và được nối ngôi bởi em trai là Ung Kỷ (中丁) [3][4].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Sử ký Tư Mã Thiên - Những điều chưa biết, Bùi Hạnh Cẩn và Việt Anh dịch (2007), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, thiên:
    • Ân bản kỷ
  • Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành (1998), Cố sự Quỳnh Lâm, Nhà xuất bản Thanh Hoá

Chú thích

sửa
  1. ^ Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành, sách đã dẫn, tr 17
  2. ^ Bai, Shouyi (2002). An Outline History of China. Beijing: Foreign Language Press. ISBN 7-119-02347-0.
  3. ^ a b “The Shang Dynasty Rulers”. China Knowledge. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007.
  4. ^ a b “Shang Kingship And Shang Kinship” (PDF). Đại học Indiana. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2007.
Tiền nhiệm:
Ung Kỷ
Vua nhà Thương
1637 TCN1563 TCN
Kế nhiệm:
Trọng Đinh