Thái Ất chân nhân

nhân vật trong Phong thần diễn nghĩa

Thái Ất chân nhân (太乙真人; Tàiyǐ Zhēnrén) là một nhân vật trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm, được sáng tạo dựa trên hình tượng của Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn của Đạo giáo,[1] trong đó miêu tả Thái Ất chân nhân là chuyển thế của Thành Thang, vị vua đầu tiên của nhà Thương.

Thái Ất chân nhân
太乙真人
Nhân vật hư cấu
Phù điêu Thái Ất chân nhân tại Đền Ping Sien Si, Malaysia
Xuất hiện lần đầuPhong thần diễn nghĩa
Dựa trênThái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn
Được đề cập tới trongPhong thần diễn nghĩa, Tây du ký, Quần tiên phá thiên môn
Xuất hiện trong văn học
Nhân vật trong Phong thần diễn nghĩa
Sư phụNguyên Thủy Thiên Tôn
Thế lựcXiển giáo
Thành viên củaXiển giáo 12 Kim Tiên
Cấp bậcĐại La Kim Tiên
Giới tínhnam
Đệ tửNa Tra
Nhân vật trong Tây du ký
Tọa kỵCửu Linh Nguyên Thánh
Nhân vật trong Quần tiên phá thiên môn
Đồ đệDương Tông Anh

Nguyên hình

sửa

Trong Đạo giáo, Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn là một vị thần ngự tại Cung Diệu Nghiêm, thế giới Trường Nhạc tại phương đông, dẫn độ vong hồn chịu khổ đi vãng sinh, cùng với tiếp dẫn người có công đức viên mãn lên trời thành tiên.

Trong tác phẩm văn học

sửa

Phong thần diễn nghĩa

sửa

Trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, Thái Ất chân nhân là đồ đệ của Nguyên Thủy Thiên Tôn và là sư phụ của Na Tra, từng nhiều lần ra tay bảo vệ Na Tra khi có người tiến đến trả thù. Điển hình là khi Thạch Cơ nương nương tiến đến hỏi tội Na Tra vì đã giết chết đồ đệ của bà, Thái Ất chân nhân đã không ngần ngại dùng Cửu Long Thần Hỏa Tráo thiêu chết bà. Hay khi Na Tra lấy chết để tạ tội việc giết thái tử của Đông hải long cung là Ngao Bính, Thái Ất chân nhân đã tạo cho Na Tra một thân thể mới bằng củ sen.[2]

Tây du ký

sửa

Trong tiểu thuyết Tây du ký, Thái Ất Chân Nhân đã ra tay thu phục Cửu Linh Nguyên Thánh, chính là tọa kỵ của ông mà đồng tử đã không may làm xổng chuồng.[3]

Quần tiên phá thiên môn

sửa

Trong bình thư Quần tiên phá tiên môn, Thái Ất chân nhân là sư phụ của nhân vật chính Dương Tông Anh.[4]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “太乙真人和太乙救苦天尊有没有关系?” [Thái Ất chân nhân cùng Thái Ất Cứu Khổ Thiên Tôn có quan hệ hay không?] (bằng tiếng Trung). 2 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ Hứa, Trọng Lâm (1570). 封神演義  [Phong thần diễn nghĩa] (bằng tiếng Trung). Trung Quốc.
  3. ^ Ngô, Thừa Ân (1592). 西遊記  [Tây du ký] (bằng tiếng Trung). Trung Quốc.
  4. ^ Trương, Hương Lan; Lý, Khánh Khê; Lý, Quan Hùng; Chu, Nguy (1990). 群仙破天门 [Quần tiên phá thiên môn] (bằng tiếng Trung). Trung Quốc: NXB Văn nghệ Xuân Phong. ISBN 9787531303701.