Lưu Trạch Hưng

sửa
Lưu Trạch Hưng

Lưu Trạch Hưng (15/8/1923-??) là người sáng lập hãng phim Mỹ Vân vốn là một trong những hãng phim đầu tiên và rất thành công ở Việt Nam Cộng Hoà. Theo một bài báo, cha ông vốn là người Hoa chạy nạn sang Việt Nam lấy vợ người Việt và sinh ra ông. Ông Hưng "vóc dáng đường bệ và có khả năng tổ chức cùng thấm nhuần văn hoá Việt"[1] Ông cưới được người vợ một mỹ nhân Hà Thành kém ông ba tuổi, người đã gắn bó cả đời với ông và luôn bên cạnh yểm trợ cho ông từ Hà Nội tới Sài Gòn và sau này là Hoa Kỳ. Chính tên hãng phim của ông được lấy tên từ người vợ ấy, bà Nguyễn Mỹ Vân. Đám cưới được tổ chức vào năm 1944. Theo lời kể lại, chính gia đình nhà gái đã bán cả vườn ổi làm của hồi môn giúp vốn vợ chồng ông mở hãng phim.[1]

Sự nghiệp

sửa

Ông thực hiện bộ phim đầu tay "Cô Gái Việt" vào năm 1952 và khai sinh ra thương hiệu Mỹ Vân có tên gọi ban đầu là Việt Ảnh Mỹ Vân. Bộ phim ca nhạc Cô Gái Việt đã làm giải toả bớt không khí chiến tranh ngột ngạt lúc bấy giờ ở thủ đô Đông Dương. Hai nữ diễn viên chính của bộ phim là Lan Hương và Thanh Hương có thể coi là hai nữ tài tử điện ảnh đầu tiên của hãng Mỹ Vân.[2] Sau đó, năm 1953, hãng Mỹ Vân ra mắt bộ phim Kiếp Hoa do các tài tử cải lương nhập vai như các tài tử gánh hát Kim Chung, gánh hát Ái Liên.[1] Cuối thời kì này, ông Hưng có thêm tác phẩm Bến Cũ do Bích Thuận đóng vai chính.[1]

Năm 1954, cả gia đình Lưu Thạch Hưng di cư vào Nam. Lưu Trạch Hưng tiếp tục sự nghiệp làm phim và đổi tên Việt Ảnh Mỹ Vân thành Mỹ Vân Điện Ảnh. Ở đây, hãng phim Mỹ Vân của ông đã thực hiệu nhiều bộ phim lừng danh và kiếm được rất nhiều tiền. Một kí giả cho biết từ năm 1954 đến năm 1975, hãng phim Mỹ Vân đã thực hiện được 39 bộ phim.[1]

Sau ngày 30-4-1975, ông cùng vợ đã sang Hoa Kỳ định cư. Ở đây, ông vẫn tiếp tục sự nghiệp điện ảnh của mình với hãng phim My Van Films. Lần này, hãng phim của ông dịch, lồng tiếng và phân phối một số bộ phim của Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản cũng như của Việt Nam. Cũng khi ra đi, ông bà đã gửi 10 bộ phim cũ ở Hồng Kông rồi sau này tìm cách đưa đến San Francisco. Sau khi ông Hưng qua đời, bà Mỹ Vẫn đã gửi gắm Hà Phi tìm cách bảo tồn, sửa chữa, tân trang và thêm phụ đề tiếng Anh.[1] Một số bộ phim đã được công chiếu lại ở Hoa Kỳ và Canada[1]. Link thuê xem các bộ phim này:

Sản phẩm

sửa
 
Đào Lan Hương và Thanh Hương trong phim Cô gái Việt, 1952.

Giai thoại

sửa

Gánh vàng đi đổ sông Ngô

sửa

Bà Mỹ Vân kể lại: "Nhà tôi đã cho tôi cái danh hiệu Mỹ Vân là quá đủ. Lại nói rằng khi tôi đi ngoại giao với các quan lớn cả bộ trưởng. Các anh cứ chê cười là tôi Gánh vàng đi đổ sông Ngô. Ý nói tôi giúp cho ông chồng Tàu. Tôi đã trả lời rằng: - Tôi đâu có biết sông nào là sông Ngô. Tôi chỉ đem vàng đổ xuống sông Hồng sông Hương và sông Mêkông."[1]

Cảnh quay người bay ngoài trời đầu tiên trong lịch sử điện ảnh phim Việt

sửa

Trong bộ phim chiếu dịp Tết Triệu Phú Bất Đắc dĩ, hề râu Thanh Việt phải đóng cảnh bị bắn tung lên trời rồi móc túi lấy bóng bay thổi túm thành chùm và bay tà tà xuống đất. Để thực hiện cảnh quay, Thanh Việt phải treo mình đu đưa trên dây cáp của xe cứu hỏa. Mặc dù đoàn làm phim tính toán kĩ lưỡng các biện pháp bảo hiểm; đạo diễn Lê Hoàng Hoa và tác giả ra sức trấn an nhưng Thanh Việt rất sợ hãi. Ông Mỹ Vân hứa đóng tiền bảo hiểm nhân thọ và thưởng 5.000 đồng cho Thanh Việt. Ông cũng hứa thưởng thêm cho đạo diễn và đội thu thu hình 10.000 đồng, thêm 5.000 đồng cho tác giả vì sáng kiến thực hiện cảnh bay này. Ông nói: "Lịch sử điện ảnh Việt Nam sẽ ghi nhận lần đầu tiên hãng phim Mỹ Vân thực hiện được cảnh người bay ngoài trời một đoạn xa." Cảnh quay thành công mỹ mãn mặc dầu danh hài bị mắc kẹt trên chòm cây và phải ... tè ra quần hai lần vì sợ hãi. Hề râu nói với tác giả và Lê Hoàng Hoa: "Nói thiệt với hai ông thầy, bị con vợ tôi nó bịnh sản hậu, tôi lo tiền thuốc thang cho nó không đủ nên phải liều mạng nhận thâu hình cái séquence bay này, chớ nói thiệt, bay khơi khơi trên trời, sợ là té đái ... Tôi đái trong quần khi dây bay rút tôi vọt mạnh lên trời, tới chừng kẹt dây bay, treo tòng teng quá lâu, lại sợ ... tè tè trong quần nữa đó".[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h “Người phụ nữ tên Mỹ Vân & hãng phim Mỹ Vân (Giao Chỉ Vũ Văn Lộc)”. Thanh Thuý blog. 30 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ “Hãng phim Mỹ Vân lịch sử hình thành và phát triển”. Lê Quang Thanh Tâm blog. 13 tháng 3 năm 2018.
  3. ^ “Nhớ hề râu Thanh Việt dem mạng sống đổi lấy chén cơm manh áo”. Cải lương Việt Nam. 28 tháng 5 năm 2015.