Thành viên:Văn Hóa Làng Xã VN/Sơn Linh (nhà văn)
Sơn Linh (1930/ 30 tháng 11 năm 1935 - 12 tháng 7 năm 2002), bút danh khác: Ngọc Linh, tên thật là Dương Đại Tâm, là nhà văn, nhà biên kịch người Việt Nam nổi tiếng từ trước năm 1975 trong làng văn Sài Gòn. Ông khởi nghiệp từ viết về kịch trường, rồi đến truyện dã sử chiến đấu và tiểu thuyết tình cảm.
Viết kịch trường, ông có bút hiệu Kim Đồng Tử, rồi viết chuyện dã sử chiến đấu với bút hiệu Sơn Linh. Về tiểu thuyết tình cảm, ông viết cuốn đầu tiên trên báo Lẽ Sống rồi in thành sách là cuốn "Hoa Nở Về Đêm", nhưng nổi tiếng nhất là cuốn "Đôi mắt người xưa" được dựng thành phim và tuồng cải lương...
Bên cạnh đó, ông còn cộng tác với cả gần chục tờ báo khác nhau ở Sài Gòn.
Sơn Linh sinh ra tại tỉnh Bạc Liêu (thuộc bán đảo Cà Mau trước kia) trong một gia đình đại điền chủ.
Có ý kiến cho rằng, Sơn Linh là bút danh chung của Sơn Nam và Ngọc Linh. Sau năm 1975 cả hai đều ở lại Việt Nam và sống tiếp bằng công việc trước đây của họ đó là viết lách.
Tác phẩm
sửa- Hồn oan (Sơn Linh, Chuyện lạ miền Tây, 1957)
- Đôi mắt người xưa (tiểu thuyết, 1961)
- Bến chợ đêm khuya (Sơn Linh, tiểu thuyết, 1962)
- Tiếng hú rừng khuya (Sơn Linh, tiểu thuyết, 1962)
- Buổi chiều lá rụng (Tiểu thuyết, 1962)
- Ngả rẽ tâm tình (Tiểu thuyết, 1962)
- Nước mắt người đàn bà (Tiểu thuyết, 1962)
- Đêm biển lạnh lùng (Sơn Linh, Tiểu thuyết, 1963)
- Hạnh Hoa Thôn phục hận (Sơn Linh, tiểu thuyết dã sử, 1963)
- Tình xưa nghĩa cũ (Sơn Linh, tiểu thuyết, 1963)
- Hoa nở về đêm (Tiểu thuyết, 1963)
- Trời không có nắng (Tiểu thuyết, 1963)
- Nắng sớm mưa chiều (Tiểu thuyết, 1964)
- Bây giờ em ở đâu (Tiểu thuyết, 1965)
- Gạo chợ nước sông (Tiểu thuyết, 1965)
- Mái tóc ngày trước (Tiểu thuyết, 1965)
- Yêu trong hoàng hôn (Tiểu thuyết, 1965)
- Về một chỗ nào: Minh và Huyền (Tiểu thuyết, 1966)
- Đạo diễn và diễn viên (Biên khảo, 1967)
- Một chồng (Tiểu thuyết, 1967)
- Trên sông hoàng hôn (Tiểu thuyết, 1967)
- Như hạt mưa sa (Tiểu thuyết, 1967)
- Mưa trong bình minh (Tiểu thuyết, 1967)
- Bây giờ nửa đêm (Tiểu thuyết, 1969)
- Phố khuya (Tiểu thuyết, 1969)
- Nghĩa sĩ thành Tây Đô (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 1970)
- Lửa cháy thành Tây Đô (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 1970)
- Nửa chiều (Tiểu thuyết, 1971)
- Chiếc lá rụng về đêm (Tiểu thuyết, 1972)
- Người đẹp thành Phiên Ngung (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 1973)
- Tử chiến ở Phiên Ngung thành (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 1973)
- Cọp ba móng (Sơn Linh, Phóng sự hồi ký đường rừng, 1974)
- Đôi sơn nhân (Sơn Linh, Tiểu thuyết , 197?)
- Duyên nợ ba sinh (Sơn Linh, Tiểu thuyết , 197?)
- Giao Châu thất hùng (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 197?)
- Cờ nghĩa thành Tây Đô (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 1989)
- Không gian buồn (Sơn Linh, Tiểu thuyết, 1990)
- Lời thề không khắc ghi vào đá (Tiểu thuyết, 1992)
- Ngôi nhà không có đàn ông (Kịch và truyện ký, 1993)
- Con chim ngưng tiếng hót (Tập truyện, 1994)
- Lời tâm sự của một người đàn bà (Kịch bản cải lương, 1994)
- Ngôi nhà thiếu đàn bà (Kịch, 1994)
- Tuyển tập kịch nói (Kịch, 2000)
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- Ngọc Linh - Nhà viết kịch cao tay - Báo Người lao động
- Nhà văn Ngọc Linh từ trần
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà
- Nhớ nhà văn Ngọc Linh - Báo Sài Gòn giải phóng
- Nhớ người đất mũi - Trang tin điện tử Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh
- Dấu ấn Ngọc Linh trong văn chương phương nam
- Ngọc Linh - Và ngôi và của chính mình
- Nhà văn Ngọc Linh và ngôi nhà của chính mình
- Nhà viết kịch Ngọc Linh
Liên kết ngoài
sửa- Kịch 'Lạc dòng': Khi vật chất xô ngã thiện lương
- Sơn Linh trên Sách Truyện Tiểu Thuyết Thư Viện Việt Nam
- Đi tìm tác giả Võ Đức Biệc và nhà văn Sơn Linh