Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Điều lệ chọn Kiểm định viên
Gia hạn thêm 10 ngày(các đề mục thiếu phiếu cần thiết). Thời gian gia hạn: 7 giờ 00 ngày 31 tháng 5 năm 2020 đến 6 giờ 59 phút ngày 9 tháng 6 năm 2020.
14 thành viên đã tham gia các hoạt động thảo luận, hỏi đáp hoặc biểu quyết, chúng tôi vẫn đang chờ ý kiến và lá phiếu của bạn!
11 thành viên đã bấm nút theo dõi trang, để cập nhật thông tin cũng như cập nhật lá phiếu, mời bạn nhấn nút theo dõi trang!
- Lý do biểu quyết: Do điều lệ kiểm định viên cũ thiếu cập nhật, quy định chung của Meta mâu thuẫn với điều 20 Quy chế biểu quyết thông qua cuối năm 2019 về số lá phiếu đồng thuận cũng như mức đồng thuận, một số vấn đề khác gặp khó khăn trong thực tế áp dụng quy định. Vì vậy, tôi mở biểu quyết này, song song với biểu quyết chỉnh lý điều 20 Quy chế Biểu quyết Wikipedia tiếng Việt nhằm xin cộng đồng cùng tham gia biểu quyết, đưa ra một khung quy định mới chắc chắn cho việc bầu chọn kiểm định viên. Đây là các quy định quan trọng và có tầm ảnh hưởng dài lâu đến dự án, mong mọi người tích cực tham gia, cho ý kiến.
- Thời gian biểu quyết:
- Theo giờ chuẩn quốc tế (UTC): 00 giờ, thứ Sáu, ngày 1 tháng 5 năm 2020 đến hết 23 giờ 59 phút, thứ Bảy ngày 30 tháng 5 năm 2020.
- Theo giờ Việt Nam (UTC+7): 07 giờ, thứ Sáu, ngày 1 tháng 5 năm 2020 đến hết 06 giờ 59 phút, Chủ Nhật, ngày 31 tháng 5 năm 2020
- Thời gian gia hạn nếu có, sẽ kéo dài đúng 10 ngày và sẽ thông cáo tại trang này. Kết quả sẽ cố gắng công bố trong thời gian sớm nhất.
Lịch trình cụ thể của Biểu quyết
|
---|
|
- Tư cách thành viên bỏ phiếu: Theo quy chế Wikipedia tiếng Việt, thành viên này cần thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:
- Đã mở tài khoản ít nhất 30 ngày và có ít nhất 300 sửa đổi; đồng thời có 50 sửa đổi trong 30 ngày gần nhất.
- Đã mở tài khoản ít nhất 90 ngày và có ít nhất 3000 sửa đổi.
- Lưu ý:
- Xin đánh dấu theo dõi trang để cập nhật tình hình biểu quyết, cũng như thay đổi lá phiếu theo tình hình hiện tại của biểu quyết, vì phương án nào đạt được nhiều đồng thuận nhất trong số các phương án sẽ được chọn, nên bạn hãy cân nhắc cập nhật phiếu để dồn phiếu cho phương án gần với phương án bạn chọn nhất.
- Dĩ nhiên biểu quyết này không áp dụng cho cuộc bình chọn kiểm định viên hiện hành.
- Xin dùng một trong hai mẫu biểu quyết phía dưới để thành viên tổ chức dễ dàng thu thập và công bố các thông tin trực quan nhanh nhất đến mọi người về tình hình biểu quyết (đã có sẵn khi bấm sửa mã nguồn đề mục bỏ phiếu).
Mẫu lá phiếu Biểu quyết
sửa- Mẫu dạng bảng
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án |
- Mẫu dạng ngắn gọn
- Các phương án tôi chọn lần lượt là: [1]-[2a] -[2b] -[2c] -[3] -[4] -[5] -[6] -[7a] -[7b]- [8] - [9].
LƯU Ý:
- Các vấn đề chưa quyết định ngay lúc bỏ phiếu có thể để trống (với dạng bảng) và giữ nguyên định dạng [điều] chờ bổ sung sau.
- Không buộc phải tham gia tất cả các điều khoản.
- Vì là biểu quyết đa lựa chọn, lựa chọn đạt được số phiếu cao nhất sẽ được áp dụng, tất cả các thành viên có toàn quyền thay đổi lá phiếu nhiều lần, tùy vào tình hình biểu quyết, để chọn được tiêu chuẩn chung, nhưng sát với mong muốn của mình nhất.
Bạn có biết?
sửa- Khái niệm và giới thiệu về kiểm định viên (CheckUser), trích từ Wikipedia:CheckUser:
“ | Tại Wikipedia, CheckUser (kiểm định) là một công cụ chỉ được trao cho một số ít người, công cụ này cho phép kiểm tra thông tin IP của người dùng cũng như một số dữ liệu nhật trình lưu tại máy chủ trong một số trường hợp nhất định, nhằm bảo vệ Wikipedia chống lại các phá hoại, gây rối hay lạm dụng đã xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra. Công cụ CheckUser chỉ cung cấp các thông tin nhật trình đã lưu để kiểm tra, còn việc giải quyết từng vụ việc đòi hỏi kinh nghiệm và kĩ năng đáng kể ở người thực hiện, dù đã sử dụng công cụ này. | ” |
- Lược dịch Quy định Meta về bầu chọn kiểm định viên meta:CheckUser policy, mục Appointing local Checkusers:
“ | Trên bất kỳ wiki nào, phải có ít nhất hai người dùng có trạng thái CheckUser hoặc không có ai cả. Điều này là để họ có thể kiểm soát lẫn nhau và xác nhận hành động của họ. Trong trường hợp chỉ còn lại một kiểm định viên trên wiki (khi chỉ có một người khác nghỉ hưu hoặc bị gỡ công cụ), cộng đồng phải chỉ định kiểm định viên mới ngay lập tức (để số lượng kiểm định viên ít nhất là hai)....Tình trạng ứng cử của một ứng viên cho công cụ CheckUser phải được thông cáo rộng rãi.... Ứng viên phải làm quen với chính sách quyền riêng tư. Sau khi đạt được sự đồng thuận (ít nhất 70%–80% tổng số thành viên tham gia bỏ phiếu ủng hộ hoặc ứng viên đạt số phiếu bầu cao nhất trong các cuộc bầu cử có nhiều ứng viên) trong cộng đồng địa phương và có ít nhất 25-30 thành viên ủng hộ ứng viên ứng cử viên thành công... Nếu không có đủ số phiếu cho ít nhất hai ứng viên kiểm định viên, sẽ không có bất kỳ kiểm định viên nào trên wiki đó. | ” |
Điều lệ vắn tắt chọn kiểm định viên
sửaNội dung khung điều lệ
sửa- Biểu quyết kiểm định viên tại Wikipedia tiếng Việt tuân theo các điều lệ sau:[15]
- Ứng viên kiểm định viên có thể được một thành viên khác đề cử [(hoặc)...(1)...] trở thành kiểm định viên Wikipedia tiếng Việt.
- Tiêu chuẩn người đề cử kiểm định viên và ứng viên kiểm định viên:
- a. Ứng viên cần đạt tất cả các tiêu chuẩn sau đây:
- b. Người đề cử ứng viên cần hội đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- - Đã đăng ký tài khoản và bắt đầu sửa đổi Wikipedia tiếng Việt ít nhất là [...(7a)...] năm
- - Đã thực hiện ít nhất [...(7b)...] sửa đổi, [...(9)...].[2]
- Thời gian bầu cử:
- Một ứng cử viên sẽ trở thành kiểm định viên sau cuộc bỏ phiếu nếu thoả mãn 2 điều kiện sau:
- a. Số phiếu thuận (đồng ý, ủng hộ) phải ít nhất là [...(4)...] phiếu.[19]
- b. Tỉ lệ thuận phải đạt từ [...(5)...] trở lên.[20]
- c. Ít nhất [...(6)...] bảo quản viên (chỉ những tài khoản có quyền bảo quản viên; trừ chính ứng viên kiểm định viên, nếu người này đồng thời có quyền bảo quản viên) xác nhận tính hợp lệ sau khi thẩm định tính hợp quy của tất cả các lá phiếu của cuộc biểu quyết (thời gian biểu quyết, tư cách thành viên, quy định về nội dung lá phiếu theo Quy chế Biểu quyết).[21]
- Ứng viên đắc cử kiểm định viên có quyền tự trình báo Meta hoặc được một thành viên khác trình báo Meta để được cung cấp công cụ sau khi biểu quyết được đóng với kết quả là thành công.
- Các điều lệ khác liên quan phải tuân giữ trong cuộc biểu quyết:
- Thành viên đủ điều kiện tham gia biểu quyết là thành viên đã đăng nhập, thỏa một trong hai điều kiện sau đây:
- Lá phiếu hợp lệ là lá phiếu thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây:
- Nếu không đủ điều kiện thì chỉ được phép ý kiến.
- Các lá phiếu có nội dung chung chung, không rõ hoặc không có lý do đều bị hủy bỏ sau khi một thành viên nhóm bảo trì thẩm định.[26]
- Ứng cử viên nên cho biết lý do tại sao muốn trở thành kiểm định viên để các thành viên khác có thể dựa theo đó mà bỏ phiếu.[27]
- Ứng cử viên thất bại cần thời gian giãn cách tối thiểu 1 tháng nếu muốn ứng cử hay được đề cử lại.[28]
Ghi chú
sửa- ^ Là tiêu chuẩn bắt buộc của dự án toàn cầu, lấy theo điều lệ kiểm định viên cũ.
- ^ a b c d Tránh các con rối hoặc các thành viên nghiện đếm sửa đổi dùng "thủ thuật" chào mừng thành viên để tăng số sửa đổi. Dùng công cụ Xtool để kiểm tra
- ^ Theo các tiền lệ và quy định chính xác theo từng phút, tránh tranh cãi mâu thuẫn. Đã quy định trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt
- ^ Điều khoản gia hạn thông qua trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt
- ^ Theo gợi ý của Meta, không tính tổng số phiếu mà tính số phiếu thuận.
- ^ Meta gợi ý là từ 70% trở lên, nhưng cũng đang thảo luận xem có nên tăng mức độ này lên không.
- ^ Tránh tình trạng ứng viên tự đóng biểu quyết mình; tránh sai sót thiếu bao quát khi chỉ một bảo quản viên chốt kết quả.
- ^ Điều khoàn có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết nhằm hạn chế rối biểu quyết, vốn sẽ rất nguy hiểm trong cuộc biểu quyết chọn kiểm định viên. Đã quy định trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
- ^ Điều khoản đã quy định trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt
- ^ Theo các điều lệ và tiền lệ cũ, trong Điều lệ chọn Bảo quản viên.
- ^ Tính chính xác đến từng phút.
- ^ Điều khoản quy định trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
- ^ Theo các tiền lệ các biểu quyết nhân sự khác.
- ^ Theo các biểu quyết nhân sự khác.
- ^ Khung quy định lấy theo mẫu từ Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ và có các cải tiến nhằm biểu quyết rõ quy định cho mức độ truy cập Wikipedia:Kiểm định viên.
- ^ Là tiêu chuẩn bắt buộc của dự án toàn cầu, lấy theo điều lệ kiểm định viên cũ.
- ^ Theo các tiền lệ và quy định chính xác theo từng phút, tránh tranh cãi mâu thuẫn. Đã quy định trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt
- ^ Điều khoản gia hạn thông qua trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt
- ^ Theo gợi ý của Meta, không tính tổng số phiếu mà tính số phiếu thuận.
- ^ Meta gợi ý là từ 70% trở lên, nhưng cũng đang thảo luận xem có nên tăng mức độ này lên không.
- ^ Tránh tình trạng ứng viên tự đóng biểu quyết mình; tránh sai sót thiếu bao quát khi chỉ một bảo quản viên chốt kết quả.
- ^ Điều khoàn có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết nhằm hạn chế rối biểu quyết, vốn sẽ rất nguy hiểm trong cuộc biểu quyết chọn kiểm định viên. Đã quy định trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
- ^ Điều khoản đã quy định trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt
- ^ Theo các điều lệ và tiền lệ cũ, trong Điều lệ chọn Bảo quản viên.
- ^ Tính chính xác đến từng phút.
- ^ Điều khoản quy định trong Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
- ^ Theo các tiền lệ các biểu quyết nhân sự khác.
- ^ Theo các biểu quyết nhân sự khác.
Phương án | 1 | 2 | ||||
---|---|---|---|---|---|---|
Ứng cử | (1). Chấp nhận cho tự ứng cử | Đồng ý | Không đồng ý | |||
Ứng viên | (2a). Ứng viên không mang quốc tịch Việt Nam[1] |
1 | 2 | |||
Đồng ý | Không đồng ý | |||||
(2b). Thời gian tính từ sửa đổi đầu tiên của tài khoản ứng viên |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
1 năm | 2 năm | 3 năm | 5 năm | 7 năm | ||
(2c). Số sửa đổi của tài khoản ứng viên |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
3.000 (bằng BQV) | 5.000 | 10.000 | 15.000 | 20.000 | ||
Thời gian | (3). Thời gian gia hạn chọn kiểm định viên |
1 | 2 | 3 | 4 | |
15 (Quy chế) |
30 | 45 | 60 | |||
Các yếu tố biểu quyết | (4). Số phiếu thuận Không phải Tổng số phiếu |
1 | 2 | 3 | ||
>= 25 (Meta) |
>=30 | >=35 | ||||
(5). Tỉ lệ thuận | 1 | 2 | 3 | 4 | ||
>= 70% (Meta) |
>=75% | >=80% (Quy chế) |
>=85% | |||
(6). Số BQV thẩm định tính hợp quy các lá phiếu biểu quyết |
1 | 2 | 3 | |||
1 | 2 | 3 | ||||
Người đề cử | (7a). Thời gian tính từ sửa đổi đầu tiên của tài khoản đề cử. |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 năm | 2 năm | 3 năm | 5 năm | 7 năm | ||
(7b). Số sửa đổi của tài khoản đề cử |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
1.000 | 3.000 | 5.000 | 7.500 | 10.000 | ||
Cử tri | (8). Đổi "mở tài khoản 90 ngày" thành "90 ngày kể từ sửa đổi đầu tiên". |
1 | 2 | |||
Đồng ý | Không đồng ý | |||||
Cách tính số sửa đổi trong quy định |
(9). Không tính số sửa đổi ở không gian
trang cá nhân, thảo luận thành viên[2] |
1 | 2 | |||
Đồng ý | Không đồng ý |
ĐỀ MỤC BIỂU QUYẾT
sửaPhương án | 1 - Đồng ý | 2 - Không đồng ý | Tiến trình hội đủ số phiếu | Kết quả sau 30 ngày | KẾT QUẢ CHÍNH THỨC | ||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Ứng cử | (1). Chấp nhận cho tự ứng cử | 6* | 4 | 100% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
(1). Chấp nhận cho tự ứng cử | - | |||
Ứng viên | (2a). Ứng viên không mang quốc tịch Việt Nam[1] |
1 - Đồng ý | 2 - Không đồng ý | 70% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
Chưa thể kết luận: 7/10 phiếu | Chưa thể kết luận. | |||
4 | 4 | ||||||||
(2b). Thời gian tính từ sửa đổi đầu tiên của tài khoản ứng viên |
1
1 năm |
2
2 năm |
3
3 năm |
4
5 năm |
5
7 năm |
100% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
Chưa thể kết luận: Hai phương án có số ủng hộ bằng nhau. | 2b). Thời gian tính từ sửa đổi đầu tiên của tài khoản ứng viên: 5 năm | |
0 (phiếu) | 0 | 5 | 6 | 0 | |||||
(2c). Số sửa đổi của tài khoản ứng viên |
1
3.000 |
2
5.000 |
3
10.000 |
4
15.000 |
5
20.000 |
100% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
(2c). Số sửa đổi của tài khoản ứng viên: 15.000 |
- | |
0 (phiếu) | 0 | 1 | 7 | 2 | |||||
Thời gian | (3). Thời gian gia hạn chọn kiểm định viên |
1
15 ngày |
2
30 ngày |
3
45 ngày |
4
60 ngày |
80% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
Chưa thể kết luận: 8/10 phiếu. | (3). Thời gian gia hạn chọn kiểm định viên: 30 ngày | |
1 (phiếu) | 7 | 0 | 1 | ||||||
Các yếu tố biểu quyết | (4). Số phiếu thuận Không phải Tổng số phiếu |
1
>=25 |
2
>=30 |
3
>=35 |
100% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
(4). Số phiếu thuận: >=25 | - | ||
7 (phiếu) | 1* | 2 | |||||||
(5). Tỉ lệ thuận | 1
>=70% |
2
>=75% |
3
>=80% |
4
>=85% |
90% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
Chưa thể kết luận: 9/10 phiếu | (5). Tỉ lệ thuận >=80% | ||
2 (phiếu) | 2 | 6 | 0 | ||||||
(6). Số BQV thẩm định tính hợp quy các lá phiếu biểu quyết |
1
1 BQV |
2
2 BQV |
3
3 BQV |
90% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
Chưa thể kết luận: 9/10 phiếu | (6). Số BQV thẩm định tính hợp quy các lá phiếu biểu quyết: 3 | |||
1 (phiếu) | 3 | 6 | |||||||
Người đề cử | (7a). Thời gian tính từ sửa đổi đầu tiên của tài khoản đề cử. |
1
1 năm |
2
2 năm |
3
3 năm |
4
5 năm |
5
7 năm |
100% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
(7a). Thời gian tính từ sửa đổi đầu tiên của tài khoản đề cử: 5 năm. |
- |
1 (phiếu) | 3 | 2 | 4 | 0 | |||||
(7b). Số sửa đổi của tài khoản đề cử |
1
1.000 |
2
3.000 |
3
5.000 |
4
7.500 |
5
10.000 |
100% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
(7b). Số sửa đổi của tài khoản đề cử: 10.000 |
-
*Ghi chú: Phần biểu quyết 1, 2b, 2c. 4. 7a, 7b, 8, 9 đã kết thúc trong thời gian không gia hạn là 30 ngày. | |
1 (phiếu) | 2 | 2* | 2 | 3 | |||||
Cử tri | (8). Đổi "mở tài khoản 90 ngày" thành "90 ngày kể từ sửa đổi đầu tiên". |
1 - Đồng ý | 2 - Không đồng ý | 100% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
8). Đổi "mở tài khoản 90 ngày" thành "90 ngày kể từ sửa đổi đầu tiên". | ||||
10 (phiếu)* | 0 | ||||||||
Cách tính số sửa đổi trong quy định |
(9). Không tính số sửa đổi ở không gian
trang cá nhân, thảo luận thành viên[2] |
1 - Đồng ý | 2 - Không đồng ý | 100% số phiếu cần thiết để kết luận trong 30 ngày |
(9). Không tính số sửa đổi ở không gian
trang cá nhân, thảo luận thành viên | ||||
8 (phiếu)* | 2 |
Nhấp vào để chọn một mẫu lá phiếu và biểu quyết
sửa
01 # Đồng ý Các phương án mình chọn lần lượt là:
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 1 | 1 | 4 | 4 | 4 | 3 | 3 | 3 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Lý do bố sung:
- [1]
Không cho phép chấp nhận tự ứng cử vì sợ người tự ứng cử không đủ tiêu chuẩn--> Sau khi mình tham khảo các ý kiến bên dưới, mình nhận ra rằng là nên cho tự ứng cử vì nếu người đó có kinh nghiệm thì cứ cho họ vào và hơn nữa quyết định là của cộng đông. Sửa lúc 04:33, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC) - [2a]
Ứng viên nào cũng có thể được đề cử vậy tại sao lại phân biệt đối xử với người Việt làm gì?-->gạch lý do ở phần 2a và bỏ phiếu trắng vì mình đã hiểu tại sao lại không nên cho người việt làm KDV.--> Thành viên bên nước ngoài có kinh nghiệm hơn. - [2b, 2c, 7a, 7b] Thời gian tính từ sửa đổi đầu tiên nên là 5 năm để người ấy có thể tu dưỡng, dựa trên kinh nghiệm của mình. Riêng người đề cử thì chỉ cần một năm thôi cho nó nhẹ nhàng
- [3] Thời gian gia hạn chọn thì
cứ như cũcho 60 ngày cho nó có thời gian để hội đủ số phiếuminh bạch và khắt khe. - [4, 5, 6] Số phiếu thuận nên là 35, với tỉ lệ đồng thuận là 80% và số BQV thẩm định tính hợp quy các lá phiếu biểu quyết nên là 3 để thể hiện sự đồng thuận của nhiều người do công cụ này rất nguy hiểm cần người tín nhiệm cao vì tài khoản của mỗi người là rất quan trọng với họ
- [8] Nên là 90 ngày từ sửa đổi đầu để chống tài khoản con rối và nhiều thứ khác
- [9] Không tính sửa đổi của trang thảo luận thành viên để đảm bảo công bằng
- Tạm thời gạch phiếu của bạn Jsmile0209 do thời hạn biểu quyết chưa bắt đầu. Ý kiến của tôi là nếu người tự ứng cử không đủ tiêu chuẩn thì BQV ngay lập tức đóng biểu quyết, vì quy định nêu rõ ứng viên phải đạt các tiêu chuẩn luật định. Số phiếu thuận ở mức 35 và có 80% đồng thuận thì tổng số phiếu ít nhất 44 phiếu, một con số không tưởng (nếu không sai) thì tất cả các biểu quyết trong lịch sử dự án đều chưa đạt mốc này, đồng nghĩa với việc đưa dự án vào chỗ "chết" và gián tiếp tước công cụ của DHN nếu Mxn chính thức nghỉ hưu (quy định Meta). Về thời gian gia hạn tôi thiết nghĩ nên tăng vì yêu cầu với cử tri và số phiếu thuận rất cao, có khả năng lớn không đạt đủ số phiếu trong thời gian 30+15 ngày. Tất cả quyết định là ở bạn, tôi chỉ nêu vài ý kiến tại đây. Ngày 1 tháng 5 bạn vào tái xác nhận là phiếu cho hợp quy nhé! ✠ Tân-Vương 06:11, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- Đã đến thời gian biểu quyết, bạn Jsmile0209 có thể vào tái xác nhận lá phiếu của mình. ✠ Tân-Vương 00:29, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Để trả lời cho thắc mắc của Jsmile0209 về câu hỏi "[2a] Ứng viên nào cũng có thể được đề cử vậy tại sao lại phân biệt đối xử với người Việt làm gì?" (tôi thấy bạn khá trẻ 13 tuổi theo phần tự giới thiệu tại trang thành viên và chưa hiểu được tầm quan trọng của sự việc). Câu hỏi được nhiều người nêu tại một số nơi, ngay tại đây (biểu quyết này) bao gồm bạn và một số người khác nên tôi đã đưa câu trả lời vào mục Bình luận, ý kiến khác không cần phản hồi ngay bên dưới biểu quyết này, bạn có thể đọc tại đó để tìm kiếm câu trả lời.Nacdanh (thảo luận) 07:44, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Đã tái xác nhận. J.Smile (love you) thảo luận 12:55, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Để trả lời cho thắc mắc của Jsmile0209 về câu hỏi "[2a] Ứng viên nào cũng có thể được đề cử vậy tại sao lại phân biệt đối xử với người Việt làm gì?" (tôi thấy bạn khá trẻ 13 tuổi theo phần tự giới thiệu tại trang thành viên và chưa hiểu được tầm quan trọng của sự việc). Câu hỏi được nhiều người nêu tại một số nơi, ngay tại đây (biểu quyết này) bao gồm bạn và một số người khác nên tôi đã đưa câu trả lời vào mục Bình luận, ý kiến khác không cần phản hồi ngay bên dưới biểu quyết này, bạn có thể đọc tại đó để tìm kiếm câu trả lời.Nacdanh (thảo luận) 07:44, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Đã đến thời gian biểu quyết, bạn Jsmile0209 có thể vào tái xác nhận lá phiếu của mình. ✠ Tân-Vương 00:29, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tạm thời gạch phiếu của bạn Jsmile0209 do thời hạn biểu quyết chưa bắt đầu. Ý kiến của tôi là nếu người tự ứng cử không đủ tiêu chuẩn thì BQV ngay lập tức đóng biểu quyết, vì quy định nêu rõ ứng viên phải đạt các tiêu chuẩn luật định. Số phiếu thuận ở mức 35 và có 80% đồng thuận thì tổng số phiếu ít nhất 44 phiếu, một con số không tưởng (nếu không sai) thì tất cả các biểu quyết trong lịch sử dự án đều chưa đạt mốc này, đồng nghĩa với việc đưa dự án vào chỗ "chết" và gián tiếp tước công cụ của DHN nếu Mxn chính thức nghỉ hưu (quy định Meta). Về thời gian gia hạn tôi thiết nghĩ nên tăng vì yêu cầu với cử tri và số phiếu thuận rất cao, có khả năng lớn không đạt đủ số phiếu trong thời gian 30+15 ngày. Tất cả quyết định là ở bạn, tôi chỉ nêu vài ý kiến tại đây. Ngày 1 tháng 5 bạn vào tái xác nhận là phiếu cho hợp quy nhé! ✠ Tân-Vương 06:11, ngày 30 tháng 4 năm 2020 (UTC)
02 Phương án của mình:
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 1 | Trắng | 3 | 3 | 2 | 1 | 3 | 3 | 3 | 3 | 1 | 1 |
- Lý do thêm: Về số (1) thì mình cảm thấy là nếu một người đủ điều kiện thì tại sao không cho phép họ tự ứng cử vì quyết định dù sao cũng nằm trong tay của cộng đồng.
Về số (2a) thì do phần lớn thành viên Wiki mang quốc tịch Việt Nam nên việc không cho người mang quốc tịch Việt Nam làm KĐV mình thấy không hợp lý lắm. Về phần yêu cầu của ứng viên và người đề cử thì mình chọn như vậy vì cả hai người này đều cần phải có kinh nghiệm và cần đủ thời gian để tạo nên uy tín nhất định. Khoảng thời gian 3 năm mình cảm thấy là đủ dài để đáp ứng được hai điều này. 5 hay 7 năm là một khoảng thời gian hơi dài, vì trên Wiki cũng có rất nhiều thành viên mới tham gia trong khoảng thời gian vài năm trở lại đây và nhiều thành viên lâu năm cũng không còn có thể tham gia Wiki thường xuyên vì một lý do nào đó. về phần tỷ lệ phiếu thuận thì mình chọn là 80%, vì quyền KĐV đòi hỏi sự uy tín, và do vậy cần phải đạt được sự tín nhiệm từ cộng đồng. Còn về tổng số phiếu [phiếu thuận] thì mình chỉ chọn theo quy chế của Meta là 25 với lý do là theo quan sát thì đại đa số biểu quyết trên vi wiki đều chỉ có số phiếu thuận giao động trong khoảng này. Chọn phương án tối thiểu này là muốn tránh trường hợp ứng cử viên thất bại dù đủ tỷ lệ nhưng lại không đạt yêu cầu về số phiếu. -- thảo luận 02:16, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Lý do thêm: Về số (1) thì mình cảm thấy là nếu một người đủ điều kiện thì tại sao không cho phép họ tự ứng cử vì quyết định dù sao cũng nằm trong tay của cộng đồng.
- Chào A, đề mục 25 không phải tổng số phiếu mà là số phiếu thuận. Có nghĩa là phải đạt ít nhất 25 phiếu đồng ý mới tính đến tỷ lệ trong tổng số phiếu đó bạn. ✠ Tân-Vương 04:17, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Ý mình là tổng số phiếu thuận nhưng do diễn đạt không chuẩn khiến điều mình muốn nói bị hiểu sai. Ngoài ra mình cũng bổ sung thêm là KĐV tuy có thể mang quốc tịch Việt Nam nhưng không nên định cư ở Việt Nam, vì dạo gần đây An ninh Mạng VN đang được triển khai rất chặt chẽ, nên không loại trừ khả năng cơ quan Pháp lý sẽ tiếp cận KĐV này để yêu cầu hợp tác khi xảy ra chuyện nhạy cảm. Tất nhiên là khi vị KĐV này còn mang quốc tịch Việt Nam thì vẫn còn bị ràng buộc bởi luật pháp Việt Nam chứ không phải bởi mỗi quốc gia sở tại. Nhưng trong trường hợp người này không cư trú tại VN thì xác suất bị tiếp cận sẽ giảm đi nên có thể tạm coi là chấp nhận được. -- thảo luận 12:48, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Bạn chọn như vậy thì một người Việt, quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam vẫn có thể ứng cử, nếu người đó trở thành kiểm định viên thì (tôi giả sử) thông tin bạn có trên wikipedia này sẽ bị khai thác nếu chính phủ Biệt Nam yêu cầu (nếu họ kiểm duyệt và quan tâm đến bạn) hoặc một bên thứ ba mua thông tin từ kiểm định viên dùng cho mục đích nào đó (không chắc chắn). Đó là những giả định của tôi. Quyết định vẫn là của bạn, tôi chỉ nêu giả định. Tất nhiên, ví dụ, tôi bị chính phủ Nhật Bản điều tra, yêu cầu wiki cung cấp thông tin, tôi vẫn được đảm bảo quyền lợi công dân trong quá trinh truy tố của bên tư pháp, nhưng Việt nam thì tôi không thấy sự độc lập của tư pháp (công tố) và hành pháp (chính phủ).Nacdanh (thảo luận) 13:39, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Chào bạn, mình cũng đã suy nghĩ về những điều trên, chỉ có điều lúc bấy giờ mình vẫn đang phân vân về việc loại bỏ các ứng viên mang quốc tịch Việt Nam liệu có hơi thiếu công bằng hay không. Nhưng sau khi xem xét ý kiến của bạn ở dưới, mình xin phép đổi lựa chọn ở câu 2a thành phiếu trắng -- thảo luận 15:41, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Ý mình là tổng số phiếu thuận nhưng do diễn đạt không chuẩn khiến điều mình muốn nói bị hiểu sai. Ngoài ra mình cũng bổ sung thêm là KĐV tuy có thể mang quốc tịch Việt Nam nhưng không nên định cư ở Việt Nam, vì dạo gần đây An ninh Mạng VN đang được triển khai rất chặt chẽ, nên không loại trừ khả năng cơ quan Pháp lý sẽ tiếp cận KĐV này để yêu cầu hợp tác khi xảy ra chuyện nhạy cảm. Tất nhiên là khi vị KĐV này còn mang quốc tịch Việt Nam thì vẫn còn bị ràng buộc bởi luật pháp Việt Nam chứ không phải bởi mỗi quốc gia sở tại. Nhưng trong trường hợp người này không cư trú tại VN thì xác suất bị tiếp cận sẽ giảm đi nên có thể tạm coi là chấp nhận được. -- thảo luận 12:48, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Chào A, đề mục 25 không phải tổng số phiếu mà là số phiếu thuận. Có nghĩa là phải đạt ít nhất 25 phiếu đồng ý mới tính đến tỷ lệ trong tổng số phiếu đó bạn. ✠ Tân-Vương 04:17, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
03 Bầu chọn:
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 2 | 1 | 3 | 4 | 1 | 1 | 2 | 3 | 3 | 5 | 1 | 1 |
Nacdanh (thảo luận) 05:47, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)
04
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 2 | 1 | 4 | 4 | 2 | 1 | 1 | 3 | 2 | 2 | 1 | 1 |
- Một vài điều chú ý: Chỗ “90 ngày kể từ sửa đổi đầu tiên” không hề trái với điều 16 của Quy chế. Những con số trong quy chế, trong trường hợp của việc chọn kiểm định viên chỉ nên xét là định mức tối thiểu. Với việc chọn KĐV, yêu cầu phải cao hơn để tránh nạn rối và những thành viên có tiền sử nhận án cấm. — MessiM10 14:27, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)
05 Các phương án tôi chọn:
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 2 | 2 | 4 | 4 | 2 | 2 | 3 | 2 | 2 | 3 | 1 | 1 |
- Bổ sung: "Công dân Việt Nam" nhưng định cư lâu dài ở nước ngoài vẫn có thể chấp nhận. — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 14:23, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
06 # Đồng ý Các phương án mình chọn lần lượt là:
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 1 | 2 | 3 | 4 | 2 | 1 | 2 | 2 | 4 | 4 | 1 | 1 |
Lý do bố sung:
- [1] Nếu người ứng cử có ý nguyện nhận chức vụ này thì nên để họ tự ứng cử, không cần thiết phải cấm. Việc người đó ứng cử thế nào sẽ do cộng đồng và quy định quyết định.
- [2a] Không nên cấm như vậy vì nó hơi phân biệt đối xử quá, có quốc tịch Việt Nam cũng được, miễn sao đã không còn cư trú ở Việt Nam, đang tạm trú hoặc sống ở nước ngoài là được.
- [2b, 2c, 7a, 7b] Bản thân người đóng góp Wiki thường là ngắn hạn do nhiều lý do. Cũng không thể quá lâu được. 3 năm và hơn 7000 sửa đổi em nghĩ là đủ kinh nghiệm đối với ứng viên và người đề cử rồi.
- [3] Bản thân số người tham gia ít mà đây là đề cử quan trong để đúng 2 tháng (60 ngày) là ổn.
- [4, 5, 6] Số phiếu thuận nên ở mức tối thiểu là được, không nên quá, đặc biệt là khi các biểu quyết dạng này thường cộng đồng ít quan tâm. Tất nhiên để đảm bảo khách quan, nên có 3/4 người đồng ý cho chức vụ này.
- [8] Nên là 90 ngày, tránh các tài khoản rối và thành viên tạo tài khoản cho đủ ngày vô biểu quyết với mục đích xấu
- [9] Không nên tính sửa đổi trên các không gian khác ngoài thành viên để đảm bảo độ tin cậy của thành viên biểu quyết và sự công bằng.
--Thiện Hậu (thảo luận) 15:24, ngày 8 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Thienhau2003: Dường như lập luận của bạn và lựa chọn của bạn cho 2a đang bị mâu thuẫn, bạn xem xét lại kẻo nhầm lẫn nhé, thân ái. --minhhuy (thảo luận) 15:16, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)
07 Sau nhiều ngày suy nghĩ, đây là ý kiến của tôi.
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 1 | 2 | 4 | 4 | 2 | 1 | 3 | 3 | 4 | 4 | 1 | 1 |
- Ý 1: Tôi nghĩ các ứng viên vẫn có thể tự ứng cử chứ không cần phải đến tay người khác. Bởi vì thật sự, cái kết quả cuối cùng vẫn phụ thuộc vào người bầu cử hết, nếu họ giỏi và có khả năng sẽ được nhiều lượt ủng hộ và ứng cử. Nếu không thì rớt cử, vậy thôi.
- Ý 2a:
Xin phép không trả lời vì tôi vẫn chưa rõ lắm về luật pháp Việt Nam và quốc tế.
- Sau khi đọc và xem xét các ý kiến bên dưới của các bậc đàn anh, tôi nghĩ nếu một KĐV là người Việt Nam thì cũng chẳng sao cả. Nếu xem xét một cách sâu sắc thì việc này cũng chỉ rất nhỏ (không đáng quan tâm) đối với nhà nước ta, không hề nghiêm trọng như nhiều bài báo gần đây miêu tả.
- Ý 2b: Tôi nghĩ một ứng cử viên nên cần 5 năm để có kinh nghiệm và chuẩn bị thật đầy đủ nhất. P/S: Tuy nhiên tôi cũng nghĩ nếu ứng cử viên là một người thật sự tài năng, tự tin hay đã có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống thì chỉ cần 3 năm là đủ.
- Ý 2c: Một ứng cử viên nên luôn thường xuyên online, sửa chữa hay chăm sóc Wiki một cách tốt và chân thật nhất. Ngoài ra họ cũng phải có một số lượng sửa chữa nhiều để mang thêm kinh nghiệm về các ứng dụng và cách thức hoạt động của Wiki. Không ngại khi tôi cho họ nên có 15000 lượt sửa đổi.
- Ý 3: Chọn Kiểm Định Viên là một công việc quan trọng, cần thiết và vô cùng phức tạp. Tôi nghĩ nếu gia hạn quá ít thì nhiều thành viên khác (có thể là vẫn chưa đủ điều kiện, lỡ quên mất hay vẫn chưa thể suy nghĩ tốt nhất) sẽ có khả năng không kịp đưa ra lá phiếu của mình. Nên tôi nghĩ sẽ khá tốt nếu gia hạn thêm 30 ngày.
- Ý 4: Một Kiểm Định Viên nên nhận được nhiều sự tin cậy của các thành viên Wiki, tôi nghĩ họ nên nhận được 25 phiếu hoặc trở lên là quá đủ.
- Ý 5: Tôi nghĩ một ứng cử viên muốn có được lòng của người dùng Wiki ngoài việc được sự ủng hộ nhiều họ cũng cần phải cần có một sự phản đối ít nhất có thể. Nếu số lượng giữa phiếu thuận - chống gần nhau thì chứng tỏ ứng cử viên này vẫn chưa được lòng của tất cả thành viên đã bỏ phiếu cho họ, điều này sẽ gây ra một hậu quả rất lớn nếu họ ứng cử thành công tạo nên một cuộc chiến hỗn loạn nguy hiểm về sau. Vì thế tôi muốn số phiếu thuận phải áp đảo phiếu chống >=80% (như cũ). P/S: Tôi cũng đã tính đến trường hợp có thể sẽ các thế lực đối địch nhau trong Wiki sẽ tìm cách để phá hoại hay đồng thuận ảo,... Tuy nhiên tôi tin tưởng các BQV sẽ làm thật tốt trách nhiệm của mình.
- Ý 6: Tốt nhất nên có 3 BQV (hoặc hơn) để thẩm định, xem xét, chúng ta cần phải có một buổi biểu quyết thật chính xác và minh bạch nhất có thể bởi đây là một công việc rất quan trọng.
Phần câu 7 có vẻ như hơi trái ngược với ý kiến về phần câu 1 của tôi, nhưng tôi vẫn sẽ trả lời:
- Ý 7a: 5 năm, đương nhiên một người đề cử ít nhất phải bằng hoặc hơn kinh nghiệm của người ứng cử.
- Ý 7b: 7500 lần sửa đổi, người đề cử cũng cần phải có nhiều hiểu biết lớn các luật Wiki trong việc chọn ứng cử viên.
- Ý 8: Như cũ
- Ý 9: Như cũ
Thân,
14:37, ngày 13 tháng 5 năm 2020 (UTC)
— T.D.N.C.Cls (Thảo luận)
08 Các phương án:
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 2 | ý kiến khác | 3 | 5 | ý kiến khác | 3 | 3 | 1 | 4 | 5 | 1 | 2 |
Tôi không đồng ý bất cứ phương án nào gia hạn thời gian biểu quyết, vốn dĩ biểu quyết là không nên gia hạn. Ứng cử viên có thể ứng cử vô số lần nếu muốn, không hề có giới hạn cho số lần ứng cử, chỉ có giới hạn thời gian giữa 2 lần ứng cử. Tôi không thường thấy các dự án khác, kể cả Meta xin gia hạn. Về quốc tịch thành viên tôi cho rằng không quan trọng, nhưng phải đảm bảo yêu cầu khi Meta truy hỏi, tuy nhiên một người có thể bỏ phiếu về vấn đề quốc tịch nếu anh ta thấy quan ngại ảnh hưởng đến bản thân, đó là quyền cơ bản của cá nhân. PS: Điều số 9 rất khó nắm bắt, không ai rảnh đi lọc ra đếm sửa đổi, tuy nhiên tôi đề nghị phải có edit thảo luận lẫn sửa bài. A l p h a m a Talk 04:25, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
09
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 1 | 2 | 3 | 5 | không phương án | 1 | 1 | không phương án | 2 | 2 | 1 | 2 |
Giải thích về các lựa chọn:
- [1] Wikipedia không phải nơi bầu cử tổng thống đại nghị, đề mà phải được một "đảng phái" nào đó tiến cử.
- [2a] Wikipedia:Chính sách không phân biệt đối xử
- [2b] Tôi nghĩ 3 năm là cần thiết để ứng viên tìm kiếm được sự tin cậy của cộng đồng
- [2c] Tôi nghĩ một ứng viên nên sửa đổi Wikipedia đủ nhiều để thành thạo cách dự án này vận hành
- [3] Tôi không đồng ý việc gia hạn các biểu quyết nhân sự, do nó làm tăng sự phức tạp trong việc kiểm đếm kết quả và xác nhận đồng thuận.
- [4 và 5] Quy định toàn cục của Meta đã được cân nhắc phù hợp với hầu hết dự án wiki, và dự án này chẳng lớn và tích cực hoạt động đến mức phải nâng cao giới hạn mà Meta đã xem xét.
- [6] Tôi nghĩ bất cứ thành viên nào cũng có quyền giám sát tính hợp lệ của lá phiếu.
- [7a và 7b]
Tôi vốn dĩ phản đối việc ứng viên phải có người đề cử, xem [1].Sau khi được ThiênĐế98 giải thích rằng 2 điều này chỉ áp dụng cho trường hợp có người đề cử ứng viên, tôi đã chọn lại trên tinh thần giống như một người ứng cử, người đề cử cũng phải có một sự thấu hiểu Wikipedia nhất định để bảo đảm sự nghiêm túc và cân nhắc kỹ lưỡng khi đề cử ai đó, tránh làm mất thời gian của cộng đồng. - [8] Theo quan điểm có phần phiến diện của tôi, một người thực sự "sửa" Wikipedia mới là người có quan tâm đến các vấn đề nội bộ của dự án.
- [9] Các bạn đang bình chọn thành viên viết bài tốt nhất hay thành viên tích cực tham gia các vấn đề cộng đồng nhất?
--minhhuy (thảo luận) 05:41, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi nghĩ BQV Trần Nguyễn Minh Huy cần xem xét lại đôi chút lá phiếu. Lý do là việc có chấp nhận cho tự ứng cử hay không thì không mâu thuẫn với 7a và 7b, vì điều 1 thông qua thế nào thì điều 7a và 7b cũng phải có, tức là dành cho trường hợp có người đề cử thì người đề cử phải đạt mức thế nào (để tránh đề cử tràn lan gây tốn thời gian cộng đồng). Hy vọng anh sẽ tham gia biểu quyết các điều trên. P.S: Điều 9 dành cho các bạn bị nghiện đếm số lần sửa đổi bằng cách chạy tay gửi bản mẫu chào mừng các thành viên, các con rối vốn chỉ thảo luận chính trị... Tôi đang tính đưa ra phương án riêng của mình, nhưng chắc sẽ hoãn để chờ kết quả từ anh. Xin cảm ơn. ✠ Tân-Vương 05:53, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @ThiênĐế98: Cảm ơn bạn đã chỉ ra sơ suất, tôi đã chọn lại cho 7a và 7b kèm giải thích mới ở trên. Riêng điều 9 tôi vẫn giữ quan điểm cũ, do tôi chưa thấy có trường hợp lạm dụng nào như vậy và tôi không muốn phải phòng ngừa "thiện ý" của người bỏ phiếu. --minhhuy (thảo luận) 06:06, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Trần Nguyễn Minh Huy, về điều 6 thì nguyên văn điều lệ sẽ là c. Ít nhất [...(6)...] bảo quản viên (chỉ những tài khoản có quyền bảo quản viên; trừ chính ứng viên kiểm định viên, nếu người này đồng thời có quyền bảo quản viên) xác nhận tính hợp lệ sau khi thẩm định tính hợp quy của tất cả các lá phiếu của cuộc biểu quyết (thời gian biểu quyết, tư cách thành viên, quy định về nội dung lá phiếu theo Quy chế Biểu quyết)., tức là các thành viên khác vẫn được xem xét như thường, nhưng khi chốt kết quả thì cần bao nhiều BQV để thẩm định lại các lá phiếu rồi thống nhất kết quả? ✠ Tân-Vương 06:35, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @ThiênĐế98: Tôi chưa từng bỏ phiếu trong cuộc biểu quyết điều lệ đó, nên cũng xem như tôi không có ý kiến hoặc phản đối điều khoản như trên. Tôi vẫn cho rằng không chỉ bảo quản viên mà tất cả thành viên khác đều có thể xác minh phiếu bầu có hợp lệ hay không, nếu có sai sót thì một người khác sẽ phát hiện và chỉ ra ngay chứ không nên đặt gánh nặng kiểm kê và bảo đảm kết quả lên bảo quản viên. Nếu buộc phải chọn thành viên kiểm kê thì tôi chẳng thà chọn hành chính viên, do hành chính viên cũng là người xử lý kết quả biểu quyết chọn bảo quản viên. --minhhuy (thảo luận) 06:43, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Trần Nguyễn Minh Huy, về điều 6 thì nguyên văn điều lệ sẽ là c. Ít nhất [...(6)...] bảo quản viên (chỉ những tài khoản có quyền bảo quản viên; trừ chính ứng viên kiểm định viên, nếu người này đồng thời có quyền bảo quản viên) xác nhận tính hợp lệ sau khi thẩm định tính hợp quy của tất cả các lá phiếu của cuộc biểu quyết (thời gian biểu quyết, tư cách thành viên, quy định về nội dung lá phiếu theo Quy chế Biểu quyết)., tức là các thành viên khác vẫn được xem xét như thường, nhưng khi chốt kết quả thì cần bao nhiều BQV để thẩm định lại các lá phiếu rồi thống nhất kết quả? ✠ Tân-Vương 06:35, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @ThiênĐế98: Cảm ơn bạn đã chỉ ra sơ suất, tôi đã chọn lại cho 7a và 7b kèm giải thích mới ở trên. Riêng điều 9 tôi vẫn giữ quan điểm cũ, do tôi chưa thấy có trường hợp lạm dụng nào như vậy và tôi không muốn phải phòng ngừa "thiện ý" của người bỏ phiếu. --minhhuy (thảo luận) 06:06, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi nghĩ BQV Trần Nguyễn Minh Huy cần xem xét lại đôi chút lá phiếu. Lý do là việc có chấp nhận cho tự ứng cử hay không thì không mâu thuẫn với 7a và 7b, vì điều 1 thông qua thế nào thì điều 7a và 7b cũng phải có, tức là dành cho trường hợp có người đề cử thì người đề cử phải đạt mức thế nào (để tránh đề cử tràn lan gây tốn thời gian cộng đồng). Hy vọng anh sẽ tham gia biểu quyết các điều trên. P.S: Điều 9 dành cho các bạn bị nghiện đếm số lần sửa đổi bằng cách chạy tay gửi bản mẫu chào mừng các thành viên, các con rối vốn chỉ thảo luận chính trị... Tôi đang tính đưa ra phương án riêng của mình, nhưng chắc sẽ hoãn để chờ kết quả từ anh. Xin cảm ơn. ✠ Tân-Vương 05:53, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
10
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 1 | Chưa quyết định | 4 | 4 | 2 | 1 | Chưa quyết định | 3 | 4 | 5 | 1 | 1 |
Giải thích thêm:
- 1. Chấp nhận ứng viên tự đề cử nếu đủ khả năng đảm nhận công cụ và đủ các tiêu chuẩn cần thiết. Khi có thâm niên và số sửa đổi cao như vậy cũng đã hạn chế các yếu tố tự đề cử thiếu nghiêm túc.
- 2b. Ứng viên không chỉ cần có thâm niên mà còn phải hiểu rất sâu cơ chế hoạt động cũng như các tiền lệ, quy tắc ngầm của dự án, do KDV cần bao quát một số phần bài và tình trạng rối tại dự án.
- 2c. 15.000 là mức vừa phải.
- 3. Thời gian gia hạn 30 ngày cho mọi người đủ thời gian đánh giá ứng viên.
- 4. Như quy chế cũ Meta vì sợ không đủ số thành viên tham gia, 25 phiếu.
- 6. Ba BQV cho tăng thêm tính chính xác và kiểm tra chéo lẫn nhau.
- 7a. Cần có thâm niên để không tốn thời gian cộng đồng, hiểu biết các quy tắc của dự án.
- 7b. Số sửa đổi để chứng minh sự gắn bó với dự án.
- 8,9. Quy định thêm thắt chặt với việc bầu bán nhân sự kiểm định viên.
✠ Tân-Vương 06:26, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
11
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 1 | 1 | 4 | 5 | 2 | 2 | 3 | 2 | 4 | 3 | 1 | 1 |
Bình luận:
- 1 - Việc tự ứng cử hay được đề cử đều có một điểm chung là phải thông qua cuộc biểu quyết. Việc cho phép tự ứng cử sẽ cho phép những người ta tự ra ứng cử, thay vì vào thế bị động.
- 2a - Ứng cử viên mang quốc tịch nào không quan trọng, miễn là họ làm tốt. Nhưng có lẽ sẽ tốt hơn nếu họ biết tiếng Việt.
- 2b - Ba năm là một con số quá ngắn. Bảy năm có lẽ hơi dài vì lúc đó đa số thành viên đều rời bỏ Wikipedia này và thay thế bởi những thế hệ mới. (Vì nản?)
- 2c - Kiểm định viên là một quyền lực rất lớn. Tiêu chuẩn sửa đổi cần nâng lên mức cao nhất. Con số 20.000 có vẻ chưa đủ. Nhưng con số 20.000 sửa đổi cũng không tệ nếu nó chỉ bao gồm các sửa đổi tại các trang không phải là trang thành viên, thảo luận, và không bao gồm sửa đổi bị xóa.
- 3 - Thời hạn gia hạn 15 ngày là quá ngắn. Nhưng thời gian gia hạn cũng đừng nên vượt quá thời gian một cuộc biểu quyết bình thường. Vậy 30 ngày là đủ.
- 4 - Cuộc biểu quyết vừa rồi có 36 người bỏ phiếu. Vậy nên tôi chọn 30 phiếu thuận là đủ
- 5 - Cần ít người phản đối, nhưng 85% thì nhiều quá
- 6 - Bảo quản viên 1 người chắc cũng đủ. Nhưng cần 2 người để có người vừa làm, người kia vừa giám sát.
- 7a, 7b - Người đề cử chỉ cần là người có uy tín, 3 năm làm việc và 5000 sửa đổi là hợp lí.
- 8 - Mở một tài khoản 10 năm sau mới dùng khác nào 10 năm sau lập 1 tài khoản mới.
- 9 - Đồng ý vì sửa đổi tại trang thành viên và thảo luận là an toàn nhất dành cho các rối.
Lâm Đức Anh (thảo luận) 12:14, ngày 5 tháng 6 năm 2020 (UTC)
12
Đề mục BQ | 1 | 2a | 2b | 2c | 3 | 4 | 5 | 6 | 7a | 7b | 8 | 9 |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Phương án | 1 | 2 | 4 | 5 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Lý do:
- Nếu người đó đã xuất trình đủ giấy tờ với WMF thì có thể tự ứng cử thôi.
- a. Chúng ta nên linh hoạt, nếu người đó mang quốc tịch VN thì các thành viên bỏ phiếu có thể về nơi ở: nếu họ ở hải ngoại thì có thể bỏ phiếu thuận, ở VN thì bỏ phiếu chống.
b+c. Thiên Đế là người mới được đề cử làm KĐV cũng vừa đáp ứng những tiêu chuẩn này nên mình nghĩ đây là mức thích hợp. - Thời gian chính thức là 30 ngày mà gia hạn thêm 30 ngày là thành gấp đôi rồi! Nếu người đó thực sự xứng đáng thì phải chứng minh được điều đó trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Cộng đồng chúng ta không tham gia BQ quá sôi nổi nên cần để mức tối thiểu.
- Tương tự như điều số 4.
- Càng nhiều càng tốt, chúng ta không thiếu BQV đến mức đó.
- Theo mình, người đề cử không quan trọng lắm bởi vì còn tuỳ thuộc vào việc ứng viên có đồng ý không.
- Mặc dù còn hơi lỏng lẻo như đã nói ở phía dưới nhưng vẫn hơn là quy định cũ.
- Tương tự như điều số 8.
a2 + b2 = c2 03:04, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- Hình như bạn bỏ phiếu quá hạn rồi thì phải. A l p h a m a Talk 05:47, ngày 10 tháng 6 năm 2020 (UTC)
- Gạch phiếu của Q.Khải vì đã quá thời gian biểu quyết, bỏ phiếu lúc 10/6 nhưng BQ đã kết thúc từ 9/6. The love - V.A.V.I 😍😍 (J = J. Smile 💚💚💚) 15:21, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Bình luận, ý kiến khác không cần phản hồi
sửa- Ý kiến Tôi thấy có khá nhiều người hỏi về "ứng viên người Việt cư trú tại Việt Nam có được ứng cử kiểm định viên?". Một số người đã hỏi bên trên với câu hỏi này, tôi xin mạn phép giải nghĩa như sau. Thứ nhất, không phải phân biệt, tại bất cứ quốc gia nào đều được ứng cử kiểm định viên. Thứ hai, đặc thù tại Việt Nam, tôi sẽ đưa bạn bài báo Exclusive: Facebook agreed to censor posts after Vietnam slowed traffic - sources để bạn thấy rằng Facebook dần dần đã bị chi phối bởi chính trị tại Việt Nam. Vậy tại sao họ phải nhượng bộ, xin thưa vì "cá mập cắn cáp" nên băng thông giảm, nguy hại lớn là các công ty công nghệ lớn sẽ ngại Việt Nam nên đầu tư công nghệ/chuyển giao sẽ không còn cũng như chính sách 4.0 tại Việt Nam giảm sút hiệu quả vì chẳng ai muốn đầu tư công nghệ/hạ tầng tại Việt Nam mà băng thông không ổn định như vậy (một sứt mẻ hình ảnh không đáng có và cản trở kỷ nguyên 4.0 tại Việt Nam). Vụ Facebook và chính phủ Việt Nam (vỏ bọc tranh cãi thuế) với bản chất là về mối quan hệ người Việt-chính phủ Việt Nam, cụ thể chính phủ Việt Nam muốn kiểm duyệt và người Việt muốn tự do trên internet (tự do ngôn luận, một quyền cơ bản được nêu quan điểm, còn tin giả đã có chế định pháp lý), mâu thuẫn này sẽ không chỉ ở vụ Facebook-chính phủ Việt Nam mà sẽ còn xảy ra ở nơi khác (ví dụ như VOZ, Zalo, YouTube, Twitter, Instagram, TikTok, Line,... có thể cả wikipedia). Vậy tại sao quốc gia khác cũng có an ninh mạng (như Nhật, Hoa Kỳ, Pháp, Đức,...) sao không lo ngại vì các quốc gia đó có tam quyền phân lập tức là chính phủ sẽ chịu sự giám sát của đảng đối lập, các tờ báo độc lập giám sát, các tổ chức xã hội dân sự giám sát, nhánh tư pháp độc lập với chính phủ (hành pháp). Những tác nhân này sẽ xử lý những sai phạm mà chính phủ không thể can thiệp và không thể che giấu. Và Việt Nam thiếu những điều đó (tất nhiên cởi mở hơn Trung Quốc). Nên tôi sẽ không đồng ý với ứng viên "cư trú tại Việt Nam" có công cụ "kiểm định IP" và từ đó họ sẽ biết vị trí nơi chốn thực tế của người dùng internet. Đây là câu trả lời của tôi. Có thể đọc Vụ án Hồ Duy Hải để thấy pháp luật Việt Nam rất...Nacdanh (thảo luận) 08:49, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Các câu hỏi để tìm hiểu thêm Dự thảo (Q&A)
sửa- Chỗ điều lệ KĐV: Nên giữ theo quy chế đã là đủ rồi, không biết liệu thêm vào “từ sửa đổi đầu tiên”, “không tính sửa đổi tại trang thảo luận,...” e có cứng quá không (dù bản thân không trái với quy chế vì yêu cầu được phép cao hơn mức tối thiểu)? — MessiM10 18:55, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- Ý kiến Đối với vai trò KĐV, thiết nghĩ cần "cứng" hơn để bảo vệ dự án.
- Nếu rối biểu quyết nắm rõ quy định, cộng với thời gian biểu quyết chưa chính thức khởi động (hỏi ứng viên sau đó vài ngày mới đưa ra biểu quyết để chuẩn bị biểu quyết kỹ lưỡng hơn; tạo biểu quyết xong chờ một hoặc vài ngày sau chính thức bỏ phiếu) thì đàn rối có khả năng tích tụ đủ 50 sửa đổi trong 30 ngày gần nhất. Đối với các tài khoản tạo sẵn nằm vùng (kiểm định cấm mấy tài khoản), vậy nếu dùng tài khoản này, viết sửa cho đủ 50 sửa đổi trong thời gian biểu quyết chưa chính thức bắt đầu, thế là có ngay một phiếu chọn kiểm định viên. Các rối bầu chọn nhân sự rõ là gây hại cho dự án: ủng hộ ảo một ứng viên "phe nhóm" của họ; phản đối các ứng viên đụng chạm lợi ích của họ, ví dụ như truy bắt rối.
- Về không tính sửa đổi tại trang thảo luận, trang cá nhân là để chặn hiện tượng các thành viên nghiện sửa đổi, quanh quẩn dùng cách chào mừng thành viên bằng tay hay sửa đi sửa lại trang cá nhân, chưa hiểu biết dự án mức tối thiểu nâng số lượng sửa đổi để lấy tư cách bỏ phiếu, rối biểu quyết mà dùng cách thức trên thì vô cùng tai hại. Chưa kể ứng viên hay người đề cử có phần lớn là sửa đổi dạng thức này thì tốn thời gian dự án khi phải đi vào biểu quyết các biểu quyết dạng này.
- Tôi nghĩ cho thời gian gia hạn sẽ làm quy định này khác với quy định trên Meta. NHD (thảo luận) 21:10, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- Ý kiến Chào KĐV DHN, cảm ơn anh đã quan tâm và cho ý kiến, vì chưa tìm ra quy định trên do không thông thuộc với hệ thống Meta, xin anh hướng dẫn đường link để cá nhân tôi tìm đọc, hiện tôi chỉ tìm đọc được đề mục sau: Appointing local Checkusers tại meta:CheckUser policy, trong đó nội dung chính như họ thông cáo đến chúng ta, và tôi chưa thấy giới hạn thời gian bầu cử công cụ này. Xin DHN hỗ trợ nhanh để có thể xóa bỏ/chỉnh sửa đề xuất này trước ngày khai mạc. ✠ Tân-Vương 21:21, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- Tôi dựa theo thông báo từ ủy ban thanh tra: Thêm vào đó, đoạn đầu trong Điều 20, phần d, cho thấy điều kiện phiếu tối thiểu có thể bỏ qua được nếu biểu quyết đuợc gia hạn. Nếu quy định này áp dụng cho việc bổ nhiệm CheckUser, nó cũng không tuân theo chính sách toàn cầu vì lý do tương tự, và cũng nên được sửa đổi. Đọc lại kỹ thì không thấy cấm gia hạn, chỉ không cho phép bỏ điều kiện tối thiểu. NHD (thảo luận) 21:34, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- Cảm ơn KĐV DHN đã có lời xác nhận và cảm ơn câu hỏi đánh đúng vấn đề được nhiều thành viên quan tâm nhất, mong anh tiếp tục xem và cho ý kiến dự thảo này để có thể điều chỉnh thêm trước biểu quyết.
- Xin nhân câu hỏi từ anh DHN mà xác nhận lại cho các thành viên khác tham gia biểu quyết được rõ: Việc bỏ qua số phiếu tối thiểu và kết luận theo tỉ lệ đã bị hủy bỏ trong dự thảo này, trích điều lệ tóm tắt tại trang này: Một ứng cử viên sẽ trở thành kiểm định viên sau cuộc bỏ phiếu nếu thoả mãn 2 điều kiện sau: Số phiếu thuận (đồng ý, ủng hộ) phải ít nhất là [...(4)...] phiếu; Tỉ lệ thuận phải đạt từ [...(5)...] trở lên; Ít nhất [...(6)...] bảo quản viên (chỉ những tài khoản có quyền bảo quản viên; trừ chính ứng viên kiểm định viên, nếu người này đồng thời có quyền bảo quản viên) xác nhận tính hợp lệ sau khi thẩm định tính hợp quy của tất cả các lá phiếu của cuộc biểu quyết (thời gian biểu quyết, tư cách thành viên, quy định về nội dung lá phiếu theo Quy chế Biểu quyết). Thời gian gian hạn chỉ là gia hạn cho cộng đồng đánh giá ứng viên mà thôi, nếu sau thời gian này hội không đủ số phiếu, ứng viên thất cử. ✠ Tân-Vương 21:44, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- Tôi dựa theo thông báo từ ủy ban thanh tra: Thêm vào đó, đoạn đầu trong Điều 20, phần d, cho thấy điều kiện phiếu tối thiểu có thể bỏ qua được nếu biểu quyết đuợc gia hạn. Nếu quy định này áp dụng cho việc bổ nhiệm CheckUser, nó cũng không tuân theo chính sách toàn cầu vì lý do tương tự, và cũng nên được sửa đổi. Đọc lại kỹ thì không thấy cấm gia hạn, chỉ không cho phép bỏ điều kiện tối thiểu. NHD (thảo luận) 21:34, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- Ý kiến Chào KĐV DHN, cảm ơn anh đã quan tâm và cho ý kiến, vì chưa tìm ra quy định trên do không thông thuộc với hệ thống Meta, xin anh hướng dẫn đường link để cá nhân tôi tìm đọc, hiện tôi chỉ tìm đọc được đề mục sau: Appointing local Checkusers tại meta:CheckUser policy, trong đó nội dung chính như họ thông cáo đến chúng ta, và tôi chưa thấy giới hạn thời gian bầu cử công cụ này. Xin DHN hỗ trợ nhanh để có thể xóa bỏ/chỉnh sửa đề xuất này trước ngày khai mạc. ✠ Tân-Vương 21:21, ngày 29 tháng 4 năm 2020 (UTC)
- Tôi ủng hộ việc sử dụng Xtool để loại bỏ các sửa đổi bên lề như Trang thành viên vào thảo luận thành viên. Tuy nhiên rối có thể spam lỗi sai chính tả rồi sửa lại nhiều lần, hoặc vào phần sửa mã nguồn xóa mấy cái dấu cách thừa chẳn hạn, ... để tăng số lượng sửa đổi. Liệu có cách nào để kiểm soát việc "lách luật"? nếu BQ thông qua?— ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 08:23, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC) và Hơn nữa, việc áp dụng "cách tính sửa đổi mới" này phải đồng bộ với các loại BQ khác: BQnội dung chọn lọc, BQ xóa bài, BQ chọn ĐPV, BQV,.... — ʇǝqǝʌƃuɐɹƃuoW 🙆♂️trao yêu thương🙆♀️ 08:25, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Xin trả lời bạn Mongrangvebet là các cách tính sửa đổi này chỉ quy định với một dạng biểu quyết đặc biệt và duy nhất là chọn kiểm định viên. Về cách chính chính tả thì điều lệ dự kiến này không bao quát được vấn đề này. Tôi đã từng nghĩ đến việc lách này nhưng việc chỉnh sửa và phác thảo một quy định để giới hạn những thành viên dạng này là mơ hồ và chắc chắn gặp nhiều phản ứng. ✠ Tân-Vương 15:05, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Mình có một số thắc mắc như sau:
- Theo quy chế hiện hành thì tỷ lệ ủng hộ phải đạt 70% trở lên giống như quy định của Meta chứ có phải là 80% đâu?
- Nếu một thành viên di chuyển một trang ở ngoài hai không gian tên thành viên / thảo luận thành viên sang một trong hai không gian tên này thì lúc đó tác vụ này sẽ được tính là hai sửa đổi (nếu không tắt đổi hướng hoặc trang đổi hướng bị xoá), vậy chúng ta phải tính cả hai sửa đổi hay chỉ tính một, hay không tính cái nào hết?
- Chỗ đổi từ "mở tk được 90 ngày" sang "đã 90 ngày kể từ sửa đổi đầu tiên" dễ bị lạm dụng. Ví dụ như một thành viên mở tk năm 2016 và thực hiện duy nhất 1 sửa đổi rồi bỏ wiki, đến năm 2020 thì hoạt động lại và tích cực hơn, vừa có đủ 300 sửa đổi và 50 sửa đổi trong 30 ngày vừa qua. Nếu tk này là rối mà lại đi bỏ phiếu thì chúng ta biết làm thế nào? V − E + F = 2 08:44, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- P/S: Vừa mới xem lại thì phát hiện mâu thuẫn trong quy chế: hai câu "Đối với biểu quyết chọn thành viên quản trị, số phiếu thuận phải chiếm từ 2/3 tổng số phiếu (trên 66,(6)%) (ĐPV, BQV, HCV) và từ 4/5 tổng số phiếu (trên 80%) (KĐV)." và "Riêng bầu chọn kiểm định viên phải có tối thiểu 25 phiếu thuận và ít nhất 70% số người tham gia biểu quyết đồng ý." Không biết ai tự ý sửa thế này. V − E + F = 2 12:11, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Q.Khải: Biểu quyết này ban đầu cộng đồng thông qua là 80%, tuy vậy sau đó Uỷ ban Thanh Tra có ý kiến thì bị...chỉnh sửa thành 85% (không rõ con số này do đâu và Thienhau đã trả lời là chỉnh nhầm). Chính tôi đưa về con số 70% cho phù hợp với đề nghị từ Meta (vụ việc thảo luận này xem tại trang thảo luận quy chế). Tôi không nghĩ là khi di chuyển một trang lại được "cộng thêm" sửa đổi. Việc bài viết trở về trang cá nhân/nháp thì nó tự động chỉnh thành sửa đổi tại không gian này, và vì thế không được cộng đếm. Ý kiến thứ ba thì xin bạn đọc kỹ "điều lệ vắn tắt". Việc đề nghị này làm cho một người không được mở tài khoản sẵn để tham gia biểu quyết và không có bất kỳ sửa đổi gì (khi kiểm định rối cũng đã có cấm vô hạn vài trường hợp). Với điều kiện tài khoản bạn nêu tôi không thấy có bất cứ điều gì kỳ lạ để cấm người này tham gia biểu quyết. Dự án có một cưu BQV bỏ nick thời gian dài trong 7-8 năm và quay trở lại tích cực 1 năm là được chọn làm BQV, dù có nhiều ý kiến phải đối như bạn. ✠ Tân-Vương 15:05, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @ThiênĐế98: Di chuyển trang được tính là hai sửa đổi, xem [1]. Một sửa đổi là tạo trang (lưu trong lịch sử của trang có tựa đề cũ), sửa đổi kia là sửa đổi nhỏ (lưu trong lịch sử của trang có tựa đề mới). Như đã nói ở yk số 3 và như Mongrangvebet đã nói, quy định rất dễ lách. Thừa nhận là sửa lại thế này thì có chặt hơn trước một chút nhưng cũng không khác mấy, nếu đã sửa đổi quy định thì phải sửa cho thật hay vào, làm sao mà không ai lạm dụng được. Mà hai phương án 8 và 9 tại sao chỉ giới hạn trong Điều lệ chọn KĐV thay vì mở rộng áp dụng cho toàn bộ quy chế luôn? V − E + F = 2 04:19, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Q.Khải Quy định này có chặt hơn quy định trước, tuy vậy các bạn cho là rất dễ lách bằng cách sửa chính tả nhỏ và di chuyển. Tôi xin phản hồi cả hai ý kiến này như sau: vào thời kỳ tôi gia nhập dự án, tôi đã có đọc lại rất nhiều biếu quyết, thảo luận của các thành viên thế hệ trước. Họ quy định rằng, dù con bot có sửa một lỗi chính tả nhỏ đi nữa, thì bài viết đó không còn là do công sức một người viết bài, do đó không được xóa nhanh. BQV Việt Hà cũng nhiều lần nhắc đi nhắc lại về sự đóng góp dù nhỏ nhưng không thể phủ nhận của việc chỉnh chính tả. Việc di chuyển trang với số đếm là 2 trang, tôi vô cùng ngạc nhiên với chi tiết nhỏ và không đáng này: họ không thể di chuyển trang qua lại nhiều lần mà không thể bị nhắc nhở, thậm chi bị cấm khóa tài khoản tạm thời được: di chuyển trang cá nhân qua lại cũng không, di chuyển các trang nội dung mà sai lệch sẽ bị khóa, khả năng này vô cùng thấp. Với những quan điểm trên, dù từng có nghĩ về lách luật của Mongrangvebet, tôi không thêm vào các quy định. Xin thưa với bạn Q.Khải rằng đây là biểu quyết điều lệ KĐV, chỉ là biểu quyết để nói về điều lệ KĐV, ngoài ra, không có bất kỳ nội dung nào khác chồng lấn, làm hình hình phức tạp thêm ở đây. Do năng lực có hạn, tôi trông đợi vào thế hệ các bạn nâng cấp và chỉnh sửa các hệ thống quy định, để quy định thật hay, thật chặt và không bị lạm dụng. ✠ Tân-Vương 04:49, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @ThiênĐế98: Còn một cách lách luật nữa là liên tục hồi sửa bản thân. Vì việc này không thể gây ra bàn phím chiến nên không thể dùng 3RR để cấm thành viên này. Và nếu có bị phát hiện và nhắc nhở thì họ có thể sử dụng nhiều tk con để phá hoại rồi dùng tk chính để hồi sửa, khiến người khác nghĩ rằng thành viên này đang chống phá hoại nhưng thực sự họ mới là người đang phá hoại và còn lạm dụng hệ thống. V − E + F = 2 04:57, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Q.Khải mỗi các thao tác lùi sửa bản thân, cá nhân tôi nếu thấy, đều tự đặt câu hỏi nghi vấn và quan sát rõ lý do. Khó có khả năng lạm dụng lâu dài cách thức trên vì sẽ bị chú ý và quan sát từ các thành viên bảo trì dự án. Về cách thức thứ hai là dùng rối để phá rồi lùi, tôi đặt câu hỏi về trình độ bảo trì viên nếu không sớm nhìn ra các hình thức quen thuộc của một tài khoản (tại sao không viết bài, tại sao ưa hồi sửa và thời gian hoạt động) và tiến hành trưng ra yêu cầu thẩm định, vì thời gian viết rối và lùi phải nhanh, không sẽ bị thành viên khác lùi mất nên "cách" này xem ra độ khả thi thấp và còn mất cả hai tài khoản cùng lúc. ✠ Tân-Vương 05:02, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @ThiênĐế98: Còn một cách lách luật nữa là liên tục hồi sửa bản thân. Vì việc này không thể gây ra bàn phím chiến nên không thể dùng 3RR để cấm thành viên này. Và nếu có bị phát hiện và nhắc nhở thì họ có thể sử dụng nhiều tk con để phá hoại rồi dùng tk chính để hồi sửa, khiến người khác nghĩ rằng thành viên này đang chống phá hoại nhưng thực sự họ mới là người đang phá hoại và còn lạm dụng hệ thống. V − E + F = 2 04:57, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Q.Khải Quy định này có chặt hơn quy định trước, tuy vậy các bạn cho là rất dễ lách bằng cách sửa chính tả nhỏ và di chuyển. Tôi xin phản hồi cả hai ý kiến này như sau: vào thời kỳ tôi gia nhập dự án, tôi đã có đọc lại rất nhiều biếu quyết, thảo luận của các thành viên thế hệ trước. Họ quy định rằng, dù con bot có sửa một lỗi chính tả nhỏ đi nữa, thì bài viết đó không còn là do công sức một người viết bài, do đó không được xóa nhanh. BQV Việt Hà cũng nhiều lần nhắc đi nhắc lại về sự đóng góp dù nhỏ nhưng không thể phủ nhận của việc chỉnh chính tả. Việc di chuyển trang với số đếm là 2 trang, tôi vô cùng ngạc nhiên với chi tiết nhỏ và không đáng này: họ không thể di chuyển trang qua lại nhiều lần mà không thể bị nhắc nhở, thậm chi bị cấm khóa tài khoản tạm thời được: di chuyển trang cá nhân qua lại cũng không, di chuyển các trang nội dung mà sai lệch sẽ bị khóa, khả năng này vô cùng thấp. Với những quan điểm trên, dù từng có nghĩ về lách luật của Mongrangvebet, tôi không thêm vào các quy định. Xin thưa với bạn Q.Khải rằng đây là biểu quyết điều lệ KĐV, chỉ là biểu quyết để nói về điều lệ KĐV, ngoài ra, không có bất kỳ nội dung nào khác chồng lấn, làm hình hình phức tạp thêm ở đây. Do năng lực có hạn, tôi trông đợi vào thế hệ các bạn nâng cấp và chỉnh sửa các hệ thống quy định, để quy định thật hay, thật chặt và không bị lạm dụng. ✠ Tân-Vương 04:49, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @ThiênĐế98: Di chuyển trang được tính là hai sửa đổi, xem [1]. Một sửa đổi là tạo trang (lưu trong lịch sử của trang có tựa đề cũ), sửa đổi kia là sửa đổi nhỏ (lưu trong lịch sử của trang có tựa đề mới). Như đã nói ở yk số 3 và như Mongrangvebet đã nói, quy định rất dễ lách. Thừa nhận là sửa lại thế này thì có chặt hơn trước một chút nhưng cũng không khác mấy, nếu đã sửa đổi quy định thì phải sửa cho thật hay vào, làm sao mà không ai lạm dụng được. Mà hai phương án 8 và 9 tại sao chỉ giới hạn trong Điều lệ chọn KĐV thay vì mở rộng áp dụng cho toàn bộ quy chế luôn? V − E + F = 2 04:19, ngày 2 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Q.Khải: Biểu quyết này ban đầu cộng đồng thông qua là 80%, tuy vậy sau đó Uỷ ban Thanh Tra có ý kiến thì bị...chỉnh sửa thành 85% (không rõ con số này do đâu và Thienhau đã trả lời là chỉnh nhầm). Chính tôi đưa về con số 70% cho phù hợp với đề nghị từ Meta (vụ việc thảo luận này xem tại trang thảo luận quy chế). Tôi không nghĩ là khi di chuyển một trang lại được "cộng thêm" sửa đổi. Việc bài viết trở về trang cá nhân/nháp thì nó tự động chỉnh thành sửa đổi tại không gian này, và vì thế không được cộng đếm. Ý kiến thứ ba thì xin bạn đọc kỹ "điều lệ vắn tắt". Việc đề nghị này làm cho một người không được mở tài khoản sẵn để tham gia biểu quyết và không có bất kỳ sửa đổi gì (khi kiểm định rối cũng đã có cấm vô hạn vài trường hợp). Với điều kiện tài khoản bạn nêu tôi không thấy có bất cứ điều gì kỳ lạ để cấm người này tham gia biểu quyết. Dự án có một cưu BQV bỏ nick thời gian dài trong 7-8 năm và quay trở lại tích cực 1 năm là được chọn làm BQV, dù có nhiều ý kiến phải đối như bạn. ✠ Tân-Vương 15:05, ngày 1 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @ThiênĐế98: Vậy cái BQ chọn KĐV của bạn tính 70% hay 80%? Còn về BQ này, xin hỏi kết quả tính như thế nào? Vì mỗi thành viên sẽ đưa ra phương án của riêng mình nên rất khó để một số lượng lớn thành viên đồng ý hoàn toàn với nhau, hay là tính theo từng nội dung: mỗi nội dung có tỷ lệ ủng hộ cao hơn tỷ lệ phản đối thì thông qua và ngược lại? Nếu tính theo cách 2 thì những nội dung có nhiều hơn 2 phương án (2b–7b) thì kết luận thế nào, chỉ cần phương án được chọn nhiều nhất hay phải thêm điều kiện đạt tỷ lệ trên 50% tổng số phiếu thì mới thông qua? V − E + F = 2 23:59, ngày 4 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Q.Khải: về biểu quyết cảu tôi, các thành viên nhắc nhở không được mở biểu quyết để giải quyết vấn đề mâu thuẫn quy định hiện tại, và tôi đã ghi rõ trong mục lưu ý thứ 2. Về cách đóng biểu quyết này là lựa chọn nào đạt đồng thuận cao hơn thì đóng theo đề xuất này, do đó đã có lưu ý số 1: Xin đánh dấu theo dõi trang để cập nhật tình hình biểu quyết, cũng như thay đổi lá phiếu theo tình hình hiện tại của biểu quyết, vì phương án nào đạt được nhiều đồng thuận nhất trong số các phương án sẽ được chọn, nên bạn hãy cân nhắc cập nhật phiếu để dồn phiếu cho phương án gần với phương án bạn chọn nhất. ✠ Tân-Vương 00:10, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @ThiênĐế98: Như mình đã nói ở trên là quy chế đang có hai câu mâu thuẫn với nhau về tỷ lệ đồng thuận, một câu nói 70%, một câu nói 80%, ý mình hỏi là phải tính theo cái nào? Thứ hai, nếu như hai (hoặc thậm chí ba) phương án được chọn nhiều nhất cùng có số phiếu ủng hộ bằng nhau thì sao? V − E + F = 2 00:16, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Q.Khải: Các quy định mâu thuẫn nhau thì ai cũng đã rõ rồi, cái đóng biểu quyết theo tỉ lệ nào, là ứng viên, tôi cũng chưa biết các thành viên quyết định ra sao khi không cho áp dụng cuộc biểu quyết mới này vào biểu quyết hiện hành. Bạn hỏi một câu hỏi tôi không trả lời được. Về các phương án nếu có số phiếu bằng nhau, vì chưa có tiền lệ, gia hạn biểu quyết và thảo luận thêm, mời thêm các thành viên để phá bỏ thế cân bằng mới đóng được biểu quyết. ✠ Tân-Vương 00:26, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @ThiênĐế98: Như mình đã nói ở trên là quy chế đang có hai câu mâu thuẫn với nhau về tỷ lệ đồng thuận, một câu nói 70%, một câu nói 80%, ý mình hỏi là phải tính theo cái nào? Thứ hai, nếu như hai (hoặc thậm chí ba) phương án được chọn nhiều nhất cùng có số phiếu ủng hộ bằng nhau thì sao? V − E + F = 2 00:16, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @Q.Khải: về biểu quyết cảu tôi, các thành viên nhắc nhở không được mở biểu quyết để giải quyết vấn đề mâu thuẫn quy định hiện tại, và tôi đã ghi rõ trong mục lưu ý thứ 2. Về cách đóng biểu quyết này là lựa chọn nào đạt đồng thuận cao hơn thì đóng theo đề xuất này, do đó đã có lưu ý số 1: Xin đánh dấu theo dõi trang để cập nhật tình hình biểu quyết, cũng như thay đổi lá phiếu theo tình hình hiện tại của biểu quyết, vì phương án nào đạt được nhiều đồng thuận nhất trong số các phương án sẽ được chọn, nên bạn hãy cân nhắc cập nhật phiếu để dồn phiếu cho phương án gần với phương án bạn chọn nhất. ✠ Tân-Vương 00:10, ngày 5 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- ThiênĐế98, Jsmile0209, A Ngoài ra, tôi thấy câu hỏi thứ 1 trong biểu quyết "chấp nhận ứng viên tự ứng cử" hình như trái luật vì Wikipedia:Biểu quyết chọn kiểm định viên có quy định rằng "Thông thường, để được trao quyền sử dụng công cụ CheckUser, các thành viên không thể yêu cầu (tự ứng cử) mà cần nhận được đề cử từ cộng đồng, từ các điều hòa viên hoặc trọng tài", ít nhất cần một người uy tín giới thiệu vì nếu tự được quyền ứng cử và trong khoảng hơn 700.000 tài khoản hoạt động thì việc đủ phiếu (25 phiếu) rất dễ đạt được khi wikipedia tiếng Việt phát triển trong tương lai. Đây có thể là lỗ hổng cực kỳ lớn.Nacdanh (thảo luận) 05:54, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Chào Nacdanh, câu hỏi này nằm trong bản dự thảo luật mới, tức nó sẽ được cộng đồng thông qua, thay thế hoàn toàn quy định cũ bạn dẫn. Ngoài ra, BQV Minh Huy từng cho biết tại trang tin nhắn BQV: Mặc dù việc ứng cử kiểm định viên theo thông lệ của Wikipedia tiếng Anh là qua đề cử từ một người khác, không có quy định ràng buộc nào như vậy ở Wikipedia tiếng Việt. tại trang tin nhắn BQV, tôi tin rằng chúng ta đang đi đến hướng quy định chặt chẽ thế nào là được, là không được phép trong quy định mới này. Tài khoản hoạt động có trên 1 sửa đổi tháng vừa qua rất thấp: chỉ 2.526 thành viên, trong số đó khoảng 200 tài khoản quảng cáo, quấy rối, rối, dùng một lần rồi bỏ, và phần lớn các tài khoản đều không đủ tư cách tham gia bầu chọn. Tôi nhớ không lầm con số đủ tư cách chỉ dao động trong khoảng hơn 100 tài khoản, với quy định siết chặt tư cách biểu quyết mới thông qua năm 2019. Để tránh các biểu quyết mang tính "thử nghiệm cộng đồng" do tiêu chuẩn thấp, tôi hy vọng cộng đồng thông qua các tiêu chuẩn khá cao với ứng viên và người đề cử ứng viên. ✠ Tân-Vương 06:16, ngày 3 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Điều kiện 2(a) về quốc tịch tôi thấy rất khó thực thi nếu thông qua. Chẳng lẽ phải đòi hỏi người ứng cử công khai đưa bằng chứng về danh tính của họ trước khi ứng cử? Việc này có lẽ sẽ loại bỏ hầu hết mọi người, bất kể họ có đáp ứng điều kiện này hay không. Hiện nay đã có thủ tục đòi hỏi người CheckUser phải đưa giấy tờ danh tính (bảo mật cho quỹ Wikimedia) trước khi trao quyền, chứ chưa có việc công khai danh tính. NHD (thảo luận) 16:57, ngày 19 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @DHN: Bạn nên đưa ra ý kiến về quốc tịch tại cuộc biểu quyết chọn kiểm định viên hiện hành, nơi thành viên ứng cử đang bị yêu cầu phải công khai danh tính về quốc tịch, thậm chí có yêu cầu còn đòi hỏi phải cam kết không được quay trở về Việt Nam, theo tôi là rất đáng ngại và đang xâm hại đến nhân thân của một tình nguyện viên. --minhhuy (thảo luận) 17:03, ngày 19 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Do mọi người đều sợ bị xâm hại nhân thân nên họ mới làm vậy. Dù sao đây cũng là Việt Nam. Một ứng cử viên có quốc tịch Việt Nam chỉ gây lo lắng cho cộng đồng. Nếu nghĩ đến cộng đồng chứ không phải tìm mọi cách để chiếm lấy cái ghế Kiểm định viên để thực hiện một mục đích nào đó thì sẽ dễ dàng hiểu được điều này. Nếu nói rằng công an Việt Nam đã biết mọi người ở đây là ai nên không cần quan tâm Kiểm định viên có phải người của công an hay không lại càng gây lo lắng hơn nữa, họ lại càng muốn ứng cử viên không phải là người có quốc tịch Việt Nam. Nói như vậy ngay giữa cuộc bầu cử Kiểm định viên chẳng khác gì răn đe cử tri chúng tôi biết lá phiếu nào thuộc về ai, liệu mà bỏ phiếu. Quỹ Wikimedia có yêu cầu đòi hỏi người CheckUser phải đưa giấy tờ danh tính cho họ nhưng giấy tờ có thể bị làm giả cũng như người ta có thể mượn giấy tờ của ai đó chụp hình rồi gửi cho Wikimedia Foundation. Chẳng ai kiểm tra được giấy tờ đó là giả hay thật, có chính chủ hay không. Người đã có ý đồ xấu thì mấy chuyện này không khó với họ. Quesmolen (thảo luận) 21:20, ngày 19 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Ứng viên cũng không có nghĩa vụ phải đưa ra giấy tờ "thật" để chứng minh danh tính của họ theo yêu cầu của cộng đồng, như vậy là xâm phạm một cách nặng nề quy định về sự riêng tư mà WMF áp dụng lên mọi thành viên chứ không chỉ kiểm định viên. Và nói như DHN, điều này cũng khiến cho quyền kiểm định viên tại Wikipedia mãi mãi bị cô lập (làm sao chứng minh ứng viên nói thật, hay kể cả những kiểm định viên hiện tại cũng có danh tính theo cách mà chúng ta biết?), nó thực sự là vì "mọi người đều sợ bị xâm hại", hay vì một lý do nào khác có lợi cho bên thứ ba? Cũng xin đừng chụp mũ về mục đích của ứng viên, nó gây rối và phá hỏng sự nhân văn của cộng đồng và bôi nhọ thiện ý đóng góp của người dùng, bởi kiểm định viên cũng chỉ là một người dùng, và cộng đồng chỉ đánh giá một người dùng qua chính sự đóng góp của họ, không phải nhân thân (xem Wikipedia:Chính sách không phân biệt đối xử). --minhhuy (thảo luận) 03:23, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Chỉ cần làm cho mọi người tin tưởng thì không ai hỏi điều gì. Quốc tịch cũng là một nhân tố tạo niềm tin cho cộng đồng. Đây là mối quan tâm chung của nhiều người chứ không phải 1-2 người.Quesmolen (thảo luận) 03:51, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Việc dựa vào quốc tịch để đánh giá khả năng làm việc (dù là công việc trong tương lai) của một ứng viên chính là vi phạm rõ rệt Chính sách không phân biệt đối xử. Trừ phi Wikimedia Foundation ban hành một Nghị quyết mới nhấn mạnh sự đánh giá này là có thể chấp nhận được ở một vài quốc gia cụ thể. --minhhuy (thảo luận) 03:55, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Minh Huy nên nói điều này với những bạn đang quan tâm đến quốc tịch của Thiên Đế tại cuộc bầu cử Kiểm định viên. Có thể họ sẽ thay đổi quan điểm. Quesmolen (thảo luận) 03:57, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Ngoại trừ bạn (không hề là "người mới") và một số ít người khác ra, tôi không thấy ai tỏ ra quan tâm quá mức đến hạch sách về các giấy tờ và thủ tục trong đời sống thực của ứng viên. Tôi cũng không có nhu cầu làm thay đổi quan điểm của một người bỏ phiếu, việc tôi nên làm và đã thực sự làm là nhấn mạnh cho cộng đồng này thấy WMF vẫn còn có Chính sách không phân biệt đối xử, xin đừng đưa mọi việc đi quá xa, chứ không phải tôi đơn thuần đang trả lời câu hỏi của bạn. --minhhuy (thảo luận) 04:05, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Minh Huy nên nói điều này với những bạn đang quan tâm đến quốc tịch của Thiên Đế tại cuộc bầu cử Kiểm định viên. Có thể họ sẽ thay đổi quan điểm. Quesmolen (thảo luận) 03:57, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Việc dựa vào quốc tịch để đánh giá khả năng làm việc (dù là công việc trong tương lai) của một ứng viên chính là vi phạm rõ rệt Chính sách không phân biệt đối xử. Trừ phi Wikimedia Foundation ban hành một Nghị quyết mới nhấn mạnh sự đánh giá này là có thể chấp nhận được ở một vài quốc gia cụ thể. --minhhuy (thảo luận) 03:55, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Chỉ cần làm cho mọi người tin tưởng thì không ai hỏi điều gì. Quốc tịch cũng là một nhân tố tạo niềm tin cho cộng đồng. Đây là mối quan tâm chung của nhiều người chứ không phải 1-2 người.Quesmolen (thảo luận) 03:51, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Ứng viên cũng không có nghĩa vụ phải đưa ra giấy tờ "thật" để chứng minh danh tính của họ theo yêu cầu của cộng đồng, như vậy là xâm phạm một cách nặng nề quy định về sự riêng tư mà WMF áp dụng lên mọi thành viên chứ không chỉ kiểm định viên. Và nói như DHN, điều này cũng khiến cho quyền kiểm định viên tại Wikipedia mãi mãi bị cô lập (làm sao chứng minh ứng viên nói thật, hay kể cả những kiểm định viên hiện tại cũng có danh tính theo cách mà chúng ta biết?), nó thực sự là vì "mọi người đều sợ bị xâm hại", hay vì một lý do nào khác có lợi cho bên thứ ba? Cũng xin đừng chụp mũ về mục đích của ứng viên, nó gây rối và phá hỏng sự nhân văn của cộng đồng và bôi nhọ thiện ý đóng góp của người dùng, bởi kiểm định viên cũng chỉ là một người dùng, và cộng đồng chỉ đánh giá một người dùng qua chính sự đóng góp của họ, không phải nhân thân (xem Wikipedia:Chính sách không phân biệt đối xử). --minhhuy (thảo luận) 03:23, ngày 20 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Do mọi người đều sợ bị xâm hại nhân thân nên họ mới làm vậy. Dù sao đây cũng là Việt Nam. Một ứng cử viên có quốc tịch Việt Nam chỉ gây lo lắng cho cộng đồng. Nếu nghĩ đến cộng đồng chứ không phải tìm mọi cách để chiếm lấy cái ghế Kiểm định viên để thực hiện một mục đích nào đó thì sẽ dễ dàng hiểu được điều này. Nếu nói rằng công an Việt Nam đã biết mọi người ở đây là ai nên không cần quan tâm Kiểm định viên có phải người của công an hay không lại càng gây lo lắng hơn nữa, họ lại càng muốn ứng cử viên không phải là người có quốc tịch Việt Nam. Nói như vậy ngay giữa cuộc bầu cử Kiểm định viên chẳng khác gì răn đe cử tri chúng tôi biết lá phiếu nào thuộc về ai, liệu mà bỏ phiếu. Quỹ Wikimedia có yêu cầu đòi hỏi người CheckUser phải đưa giấy tờ danh tính cho họ nhưng giấy tờ có thể bị làm giả cũng như người ta có thể mượn giấy tờ của ai đó chụp hình rồi gửi cho Wikimedia Foundation. Chẳng ai kiểm tra được giấy tờ đó là giả hay thật, có chính chủ hay không. Người đã có ý đồ xấu thì mấy chuyện này không khó với họ. Quesmolen (thảo luận) 21:20, ngày 19 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- @DHN: Bạn nên đưa ra ý kiến về quốc tịch tại cuộc biểu quyết chọn kiểm định viên hiện hành, nơi thành viên ứng cử đang bị yêu cầu phải công khai danh tính về quốc tịch, thậm chí có yêu cầu còn đòi hỏi phải cam kết không được quay trở về Việt Nam, theo tôi là rất đáng ngại và đang xâm hại đến nhân thân của một tình nguyện viên. --minhhuy (thảo luận) 17:03, ngày 19 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Ý kiến Sau khoảng thời hạn gia hạn thì rõ ràng tỉ lệ phiếu và số phiếu phải tăng lên, không có chuyện để nguyên mốc cũ. Cộng đồng ngày càng đông thành viên, không có lý do nào để gia hạn. A l p h a m a Talk 04:15, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Tôi chỉ xin trình bày: thời hạn chính quy đã không đủ phiếu, đến mức phải đi gia hạn mà bạn còn yêu cầu số phiếu tăng lên là chuyện đáng ngạc nhiên. Số lượng thành viên tăng nhưng số lượng tích cực và gắn bó gần như suy giảm rất mạnh. Với tư cách là một bảo trì viên đương nhiệm, tôi thấy tình hình các thành viên mới gắn bó với dự án này rất thấp, chưa kể một lượng trong đó có thể dùng nhiều tài khoản hoặc là những con rối đáng bị cấm. Cảm ơn bạn đã tham gia biểu quyết. ✠ Tân-Vương 05:04, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Sau khi gia hạn thường nhận sự chú ý nhiều của các thành viên hơn, nếu ứng viên không đáp ứng có thể ứng cử lần 1, 2, 3,... đâu có giới hạn số lần ứng cử. Nếu gia hạn thì khác nào để quách cái thời gian biểu quyết từ 30 thành 45 ngày đi cho nó gọn? A l p h a m a Talk 05:06, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)
- Trước mắt thì biểu quyết gia hạn chống rối đã không có bất cứ thay đổi nào đáng kể, ngoài thành viên Q.Khải tham gia thêm các hạng mục không đủ phiếu. Về việc ứng cử lần 1,2,3,... tôi cho rằng việc này làm phí đi thời gian viết bài của cộng đồng và cần gia hạn để ứng viên có thể xác quyết mình được ủng hộ hay không, tránh tái ứng cử nhiều lần. Về thời hạn sửa lại thành 45, tôi nghĩ chưa hợp lý đối với các ứng viên đã đạt ủng hộ rõ ràng từ cộng đồng, như BQ BVT vài năm trước cho đóng nếu đủ 3 thuận sau thời gian 14 ngày (?), tức được đóng sớm. ✠ Tân-Vương 05:24, ngày 24 tháng 5 năm 2020 (UTC)