Thành viên:TCN199Z/nháp/2
Hội đồng xét xử là Hội đồng gồm các Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân do Tòa án có thẩm quyền lập ra để nhân danh nhà nước trực tiếp xét xử tại phiên tòa các vụ án và ra bản án hoặc quyết định đối với các vụ án.
Pháp luật quy định cụ thể thành phần của Hội đồng xét xử, Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân đối với án hình sự, án dân sự; hai Thẩm phán và một Hội thẩm nhân dân đối với án kinh tế, án hành chính. Trong trường hợp vụ án hình sự có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, kể cả các vụ án mà theo khung hình phạt có mức án cao nhất là tử hình, thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và trong trường hợp cần thiết có thể có thêm hai Hội thẩm nhân dân. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm gồm ba Thẩm phán. Khi Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì Hội đồng xét xử gồm những thành viên của tổ chức đó và phải bảo đảm có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia.
Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trong quá trình xét xử, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân không tiếp tục tham gia xét xử được thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án, nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm Hội đồng xét xử tiến hành nghị án và tuyên án. Hội đồng xét xử làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số trong Hội đồng xét xử có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ. Mọi ý kiến thảo luận và quyết định của Hội đồng xét xử phải được ghi lại bằng biên bản.
Tinh thần chung của nguyên tắc này là quá trình xét xử của tòa án cỏ sự tham gia thực hiện bởi một loại chủ thể không đại diện cho chuyên môn pháp luật mà đại diện cho nhận thức chung của xã hội - Hội thẩm. Nguyên tắc được thể hiện rõ ràng nhất qua sự hiện diện của Bồi thẩm đoàn (Jury) trong hệ thống tòa án Vượng quốc Anh, sau này được du nhập sang các quốc gia thuộc hệ thống Anh - Mỹ. Ở hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, các quốc gia như Pháp, Đức... cũng đã từ lâu áp dụng nguyên tắc này trong hệ thống tòa án của mình? Tất nhiên, cùng một nguyên tắc song nội dung và hình thái thể hiện ở từng quốc gia là khác nhau.
Ổ Việt Nam, nguyên tắc xét xử có hội thẩm tham gia được quy định lần đầu tiên trong sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng, khi đó lần đầu tiên chế định “hội thẩm nhân dân” được hình thành trong hệ thống tòa án. Hiến pháp năm 1959, các luật tổ chức tòa án và pháp luật tố tụng sau đó tiếp tục ghi nhận và cụ thể hóa nguyên tắc, tất nhiên với nội dung quy định ở từng thời kì không hoàn toàn giống nhau. Ở Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc này được quy định tại khoản 1 Điều 103 và được cụ thể hóa bởi các quy định của pháp luật tố tụng với các nội dung như sau:
Thứ nhất, hoạt động xét xử của tòa án được thực hiện không chỉ bởi thẩm phán mà cả hội thẩm, bao gồm hội thẩm quân nhân phục vụ trong các tòa
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm
phán.”
Chúng ta có thể thấy rằng: Không phải lúc nào cũng có sự tham gia của Hội thẩm vào HĐXX, mà chỉ trong trường hợp xét xử ở cấp sơ thẩm, sựtham gia của Hội thẩm với tư cách thành viên HĐXX là bắt buộc, còn đối với cấp xét xử phúc thẩm, pháp luật quy định sự tham gia của Hội thẩm vào HĐXX chỉ trong trường hợp cần thiết. Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, chúng ta có thể đưa ra các đặc trưng pháp lý của HĐXX như sau: Một là, HĐXX là tập thể những người do Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa quyết định đưa vụ án ra xét xử thành lập; Hai là, Thành phần HĐXX bao gồm: Thẩm phán, có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân hay Hội thẩm quân nhân tùy theo phiên tòa; Ba là, HĐXX chịu sự điều hành của Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa. Bốn là, HĐXX có chức năng xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân gia đình,… tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, quyết định theo nguyên tắc đa số; đồng thời thực hiện các chức năng khác theo quy định pháp luật. Ngoài ra, số lượng, thành phần của HĐXX trong pháp luật tố tụng hình sự còn phụ thuộc vào tính chất nghiêm trọng, phức tạp của vụ án