Sau đây là danh sách một số bê bối liên quan đến Trường Đại học Duy Tân:

  • Trong mùa tuyển sinh năm 2020, một cán bộ làm công tác tuyển sinh của trường Đại học Duy Tân cùng cộng tác viên tuyển sinh đã tự ý soạn thảo, gửi 900 thư nặc danh đến học sinh, giáo viên các tỉnh khu vực miền Trung, Tây nguyên với nội dung không đúng sự thật, bôi xấu, vu khống, xuyên tạc, hạ uy tín các trường Đại học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng[1], cạnh tranh không lành mạnh, gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh và thí sinh trong việc chọn trường.[2][3][4][5][6][7][8][9]
  • Trường Đại học Duy Tân bị tố cáo về việc ép buộc giảng viên, chấm dứt hợp đồng trái quy định với người lao động[10][11]. Người lao động và giảng viên cho biết, trường Đại học Duy tân đã ép buộc giảng viên tham gia khóa đào tạo định kì và khoảng chi phí này sẽ được ghi chép lại như một "chi phí đào tạo", buộc giảng viên phải bồi thường toàn bộ khoảng chi phí này nếu nghỉ việc. Ngoài ra, trường còn dùng biện pháp "tự nguyện trên tinh thần bắt buộc" để giữ văn bằng gốc của người lao động, mặc dù việc giữ văn bằng gốc đã vi phạm nghị định số 95/2013/NĐ-CP, nhưng theo ông Phạm Thanh Hiền - Phó Ban Chính sách pháp luật và quan hệ lao động (Liên đoàn Lao động TP.Đà Nẵng) thì đây là "thỏa thuận" của nhà trường và người lao động.[12][13][14]
  • Năm 2014, Đại học Duy Tân đã ký hợp đồng lao động với người lao động có quốc tịch nước ngoài để thực hiện công tác giảng dạy nhưng những lao động có quốc tịch nước ngoài này chưa có giấy phép lao động của cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cấp. Nhiều giáo sư, phó giáo sư tiến sĩ hồ sơ cá nhân không đầy đủ. [15][16][17][18][19][20]
  • Năm 2013, 2014 có nhiều chứng từ thanh toán chi phí đi công tác vượt mức quy định. Như thanh toán tiền mua vé máy bay không có thẻ lên máy bay, không có chứng từ thể hiện số ngày đi công tác, các chứng từ đi taxi không thể hiện rõ nội dung về thời gian, tuyến đường, một số chứng từ thanh toán không kịp thời, có chứng từ phát sinh từ tháng 6/2013 nhưng đến tháng 2/2014 mới thực hiện thanh toán… Trường đã chi công tác phí đi nước ngoài vượt định mức hơn 2 tỷ đồng; thanh toán tiền mua vé máy bay thiếu chứng từ hơn 1,7 tỷ đồng…[15][17]
  • Theo kết luận của thanh tra TP Đà Nẵng các khoản kinh phí khám sức khỏe đầu năm học, tiền mua thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho sinh viên được thanh quyết toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội từ nguồn kinh phí y tế trường học nhưng hạch toán vào chi phí của trường… Vi phạm việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế , bảo hiểm tai nạn đối với giảng viên và người lao động,…[16][21] Nhà trường cũng chưa xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động; chưa đăng ký đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho một số lao động theo quy định. Các đối tượng chưa tham gia BHXH thuộc diện phải tham gia đóng BHXH năm 2014 là 45 người; đối tượng lớn tuổi thuộc diện phải tham gia BHXH nhưng chưa đóng BHXH đến tháng 12-2014 là 11 người.[15][22]
  • Năm 2018, sinh viên khóa 20 tốt nghiệp ngành văn - báo chí Trường Đại học Duy Tân (TP Đà Nẵng) phản ánh trường cấp bằng không đúng với thông tin tuyển sinh và chương trình học.(Giấy báo ghi trúng tuyển vào ngành văn học, chuyên ngành văn-báo chí; khi ra trường bằng tốt nghiệp ghi cử nhân văn học).[23][24][25][26][27][28]
  • Hai công trình nhà 5 tầng A và nhà 5 tầng B tại phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) chưa có kết luận của Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng về việc kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư trước khi đưa vào sử dụng vào năm 2015.[15]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Xuân Tiến (21 tháng 9 năm 2020). “Trưởng đoàn tuyển sinh Đại học Duy Tân gửi 900 thư nặc danh nói xấu trường khác”. VTCnews.
  2. ^ Hà Nguyên (24 tháng 9 năm 2020). “Trường ĐH Duy Tân: Điểm trừ cho chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh”. Giáo dục và Thời đại. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  3. ^ VOV (21 tháng 9 năm 2020). “Xử phạt 2 cán bộ Đại học Duy Tân viết thư nặc danh bôi xấu các trường Đại học khác”. Đầu tư chứng khoán. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  4. ^ Hà Nguyên (21 tháng 9 năm 2020). “Bị phạt hành chính vì gửi thư nặc danh "bôi xấu" các trường ĐH tại Đà Nẵng”. Giáo dục và Thời đại. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ “Truyền thông "bẩn" trong tuyển sinh đại học là của Trường ĐH Duy Tân”. Báo Lao động. 21 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ “Xử phạt 2 cán bộ ĐH Duy Tân viết thư nặc danh bôi xấu các trường Đại học khác”. Báo điện tử VOV. 21 tháng 9 năm 2020.
  7. ^ “Xác định được nguồn gốc thư nặc danh nói xấu các trường đại học ở Đà Nẵng”. Báo Thanh niên. 21 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ “Ai là người gửi 900 thư nặc danh nói xấu các trường đại học ở Đà Nẵng?”. Vietnamnet. 21 tháng 9 năm 2020.
  9. ^ “Tìm ra kẻ "bôi nhọ" các trường Đại học ở Đà Nẵng”. Báo Công an (TP HCM). 21 tháng 9 năm 2020.
  10. ^ Hữu Long (6 tháng 10 năm 2020). “Người lao động tố Đại học Duy Tân chấm dứt hợp đồng trái quy định”. Báo Lao động.
  11. ^ Hữu Long (6 tháng 10 năm 2020). “Người lao động tố Đại học Duy Tân chấm dứt hợp đồng trái quy định”. Cổng thông tin điện tử Công đoàn Việt Nam.
  12. ^ Hữu Long (2 tháng 10 năm 2020). “Đại học Duy Tân và những bức xúc của người lao động”. Báo Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  13. ^ Hữu Long (3 tháng 10 năm 2020). “Đại học Duy Tân "giam" bằng cấp của người lao động?”. Báo Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  14. ^ “ĐH Duy Tân từng bị nhắc nhở vì giữ bằng cấp người lao động trái quy định”. Báo Lao động.
  15. ^ a b c d Xuân Hoài (11 tháng 9 năm 2015). “Thanh tra kết luận nhiều sai phạm tại Đại học Duy Tân Đà Nẵng”. Công an TP HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  16. ^ a b Lê Phi (8 tháng 9 năm 2015). “Một loạt sai phạm tại trường ĐH Duy Tân”. Pháp luật TP HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  17. ^ a b Văn Triệu Sơn (16 tháng 9 năm 2015). “Nhiều sai phạm ở 2 trường ĐH Duy Tân, Kiến trúc Đà Nẵng”. Đại đoàn kết. Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  18. ^ Phan Bùi Bảo Thy (23 tháng 9 năm 2015). “Thanh tra chấn chỉnh một số sai phạm tại Đại học Duy Tân Đà Nẵng”. Công an nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  19. ^ Thanh Tàu (8 tháng 9 năm 2015). “Nhiều sai phạm tại Trường ĐH dân lập Duy Tân (Đà Nẵng)”. Hà Nội mới. Cơ quan của thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Hà Nội. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  20. ^ Vĩnh Yên (9 tháng 9 năm 2015). “Nhiều sai phạm tại Trường ĐH Duy Tân Đà Nẵng”. Báo Giáo dục TP HCM. Diễn đàn của ngành GD TP HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  21. ^ Đoàn Cường (7 tháng 9 năm 2015). “Truy thu hơn 1 tỉ đồng thuế thu nhập tại Đại học Duy Tân”. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020. Kiểm tra giá trị |url lưu trữ= (trợ giúp)
  22. ^ Nhóm phóng viên điều tra (5 tháng 3 năm 2016). “Nở rộ sai phạm về ' Đào tạo Y khoa , Dược khoa tại trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng'. Tiêu dùng 24g. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  23. ^ Tâm Đồ (5 tháng 7 năm 2018). “ĐH Duy Tân: tuyển sinh một đằng, cấp bằng một nẻo”. Pháp luật TP HCM. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  24. ^ Thùy Trang (10 tháng 7 năm 2018). “Đại học Duy Tân, TP. Đà Nẵng: Chiêu sinh một đường, cấp bằng... một nẻo”. Báo Lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  25. ^ Hồ Xuân Mai (tháng 7 năm 2018). “Đại học Duy Tân "dạy một đường, cấp bằng một nẻo"?”. Kênh 24h.
  26. ^ Đoàn Nguyên (4 tháng 7 năm 2017). “Sinh viên tố Đại học Duy Tân cấp bằng không đúng ngành học”. Zingnews.
  27. ^ Lê Khánh. “Ngỡ ngàng vì trường Đại học cấp bằng không giống với chuyên ngành học”. Nông nghiệp Việt Nam.
  28. ^ “Trường Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) bị tố 'lập lờ' trong tuyển sinh?”. Báo Pháp luật. 5 tháng 7 năm 2018.