Thành viên:Phucgiaunion/Nháp

1. Định nghĩa về Logistics

Cụm từ "'Logistics'" đựợc dịch ra Tiếng Việt là "'Hậu Cần'" - hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa.

Logistics có rất nhiều định nghĩa. Cụ thể như sau:

  • Logistics là quá trình hoạch định, thực hiện, kiểm soát sự lưu thông và tích trữ một cách hiệu quả tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm và bán thành phẩm, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điểm khởi đầu tới điểm kết thúc nhằm tuân theo các yêu cầu của khách hàng đặt ra.
  • Logistics là việc quản lý dòng trung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan… từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Ngành logistics này cũng có thể bao gồm cả việc thu hồi và xử lý rác thải.
  • Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp, quản lý việc trung chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

2. Phân loại các dịch vụ Logistics

a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;

b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;

d) Dịch vụ bổ trợ khác: hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.

3. Bốn phương thức khai thác hoạt động Logistics

- Logistics tự cung cấp: Các công ty sẽ tự thực hiện các hoạt động trong logistics: quản lý kho, bốc dỡ hàng, vận chuyển hàng hóa,...

- Second Party Logistics (2PL): Là Dịch Vụ Vận Tải Truyền Thống Kho Vận. Các công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuê ngoài các dịch vụ cung cấp logistics.

- Third Party Logistics (TPL) hay logistics theo hợp đồng: Khi không đủ năng lực, các công cy sẽ nhờ đến sự trợ giúp từ các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động Logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lý Logistics hoặc chỉ một số hoạt động.

- Fourth Party Logistics (FPL) hay Logistics chuỗi phân phối: FPL sẽ giúp cho việc quản lý và thực hiện các hoạt động Logistics phức hợp được thực hiện tốt hơn. Có thể: quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát và các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động Logistics. Thể loại:Logistics Thể loại:Dịch vụ logistics tại Việt Nam