Thành viên:NhacNy2412/nháp/Trú phòng Bát kỳ

Trú phòng Bát kỳ

sửa
Nằm ở phía Tây thành Hàng Châu, là thành của Doanh trú phòng ở giữa Tiễn Đường môn và Dũng Kim môn, bắt đầu xây dựng vào năm Thuận Trị thứ 5 (1648)

Để có thể khống chế tốt lãnh thổ rộng lớn, nhà Thanh phân một bộ phận lớn quân Bát kỳ đến các địa phương đóng giữ, xưng là "Trú phòng Bát kỳ".[1] Ban đầu, để đề phòng nhà Nam Minh và các thế lực phản Thanh phục Minh, nhà Thanh chủ yếu tập trung bố trí lực lượng phòng thủ ở phía Nam, đặc biệt là Đông Nam. Về sau, đến nửa sau những năm Khang Hi, thế lực Chuẩn Cát Nhĩ quật khởi, vì vậy Khang Hi Đế bắt đầu tăng cường lực lượng phòng thủ ở phía Bắc. Chế độ Trú phòng Bát kỳ bắt đầu từ triều Thuận Trị, mở rộng và phát triển trong hai triều Khang – Ung, đến thời Càn Long thì hình thành định chế.[2]

Giữa những năm Thuận Trị, quân Bát kỳ Trú phòng ở các địa phương chỉ vẻn vẹn hơn 15 ngàn quân, đến thời Khang – Ung thì dần tăng lên hơn 9 vạn quân, đến Thanh trung kỳ thì đạt hơn 10 vạn, cũng từ đó mà binh ngạch của Bát kỳ Trú phòng về cơ bản ngang hàng với Kinh kỳ, kéo dài đến tận thời Thanh mạt. Đến thời Khang – Càn, nơi trú phòng của quân Bát kỳ ở Mãn Châu tăng từ 15 lên 44 nơi, tại các tỉnh khác thì tăng từ 9 lên 20 nơi. Trong những năm Càn Long, còn thiết lập thêm 8 nơi đóng quân ở Tân Cương. Trong đó, binh lực tại Đông Bắc chiếm gần một nửa binh lực trú phòng, số nơi trú phòng cũng chiếm hơn phân nửa.[2] Ngược lại, các địa phương khác chỉ có từ 1 đến 3 nơi đóng quân ở mỗi Tỉnh, trong đó phía bắc Trường Giang tương đối nhiều, còn lại Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quý Châu đều không bố trí trú phòng. Việc đóng giữ trong nội địa chủ yếu do hơn 60 vạn Lục kỳ binh đảm nhiệm, Bát kỳ Trú phòng chủ yếu đảm nhiệm vai trò giám sát. Quân Bát kỳ đóng giữ hơn 70 nơi trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, đều là những thành trấn quan trọng hoặc những nơi thủy bộ trọng yếu. Căn cứ theo nhu yếu mà thiết lập Trú phòng Tướng quân, Đô thống, Phó Đô thống hoặc chỉ thiết lập Thành thủ Úy, Phòng thủ Úy làm thống lĩnh. Trú phòng Bát kỳ là lực lượng quan trọng của nhà Thanh để khống chế toàn lãnh thổ.[3] Ngoại trừ khu vực Đông Bắc, ở tất cả các địa phương trú phòng nhà Thanh cũng áp dụng chế độ phân chia "Kỳ nhân"[a] và "Dân nhân"[b], vừa để dễ quản lý, vừa để giảm khả năng bị người Hán ở địa phương đồng hóa.[4]

Ung Chính Đế từng nói, nơi Trú phòng chỉ là nơi đi công tác, Kinh sư mới là quê cha đất tổ.[5] Binh sĩ Trú phòng ban đầu đều là từ các Tá lĩnh Kinh kỳ phái ra, sau đó lại từ những Tá lĩnh khác nhau này, tại nơi Trú phòng hình thành nên những Tá lĩnh mới, tuy nhiên hộ tịch của họ vẫn nằm trong Tá lĩnh ban đầu. Tuy nhiên, dần dần do tính cố định hóa của chế độ, hộ tịch của người Bát kỳ trú phòng mặc dù vẫn thuộc nha môn Tá lĩnh cũ, nhưng quan hệ lại càng lúc càng nhạt đi, lại dần hình thành nên một quần thể mới ở đất trú phòng. Việc thực thi chế độ Bát kỳ trú phòng đã kiến cho dân cư Bát kỳ phân tán thành các tụ điểm dân cư nhỏ, rải khắp cả nước, nam đến Quảng Châu, bắc đến Ái Hồn, tây đến Y Lê, cuối cùng tập trung đông nhất vẫn là xung quanh kinh thành.[3]

Trú phòng theo địa phương

sửa

Năm Thuận Trị thứ 2 (1645), triều đình nhà Thanh cho thiết lập 3 đơn vị trú phòng địa phương bao gồm Giang Ninh, Hàng ChâuTây An. Quân trú phòng tại Giang Ninh bao gồm binh lính từ 4 kỳ cánh trái thuộc Mãn, Mông Bát kỳ, đứng đầu là 1 Ngang bang Chương kinh và 2 Phó đô thống. Một thời gian sau, vị trí đứng đầu lực lượng trú phòng được đổi thành Tổng quản và cuối cùng là Giang Ninh trú phòng Tướng quân vào năm 1663 dưới triều Khang Hi.[6] Khi mới thành lập, quân lực tại khu vực này là 4000 quân, nhưng đến năm 1763 dưới triều Càn Long thì giảm chỉ còn 2863 vì binh lính Mông Cổ đã được điều đến Trấn Giang, chỉ còn lại binh lính Mãn Châu tiếp tục đóng ở khu vực này.[7] Quân trú phòng tại Hàng Châu mặc dù được thành lập cùng thời gian nhưng vì điều kiện trú phòng khác biệt mà quân số nhiều lần tăng giảm, đến năm 1658 mới định ra hạn ngạch 4000 quân lính từ cánh phải. Năm 1674 dưới triều Khang Hi, vì Loạn Tam phiên mà quân số tăng lên đột ngột, đến khi biến loạn kết thúc thì lại khôi phục như ban đầu.[8]

Trú phòng Bát kỳ ở địa phương
Phân loại Địa phương Năm Tướng lĩnh Binh lực
Trực tỉnh Giang Ninh 1645 1 Tướng quân 4000 quân, đều là Mãn – Mông Bát kỳ, không có Hán quân
Hàng Châu 1645 1 Tướng quân 4000 quân, chủ yếu là Mãn – Mông, một ít Hán quân
Phúc Châu 1680 1 Tướng quân 1000 quân, đều là Hán quân Bát kỳ, về sau có tăng thêm
Quảng Châu 1681 1 Tướng quân 3000 quân đều thuộc Hán quân Bát kỳ:
  • 1125 quân thuộc Thượng Tam kỳ
  • 1875 quân thuộc Hạ Ngũ kỳ
Kinh Châu 1683 1 Tướng quân 4000 quân, đều là Mãn – Mông Bát kỳ, không có Hán quân
Thành Đô 1738 1 Tướng quân 1600 quân, về sau có tăng thêm quân
Khai Phong 1718 1 Thành thủ Úy 800 quân, đều là Mãn – Mông Bát kỳ
Thanh Châu 1729 1 Phó Đô thống 2000 quân, đều là Mãn Châu Bát kỳ
Đông Bắc Thịnh Kinh 1664
  • 1 Tướng quân
  • 4 Phó Đô thống
  • 1 Phó Đô thống
Thường giữ ở mức 5000 quân, thời Thanh mạt đạt đến 20000 quân
Cát Lâm 1676 1 Tướng quân 4000 quân phòng ngự
Hắc Long Giang 1683 1 Tướng quân 2000 quân phòng ngự
Tây Bắc

& biên cương

Ninh Hạ 1725 1 Tướng quân 3400 quân, về sau có giảm bớt
Tây An 1645 1 Tướng quân 4000 quân Mãn – Mông Bát kỳ, 3000 quân Hán quân Bát kỳ
Nhiệt Hà Sau 1723 1 Đô thống 3600 quân Mãn – Mông Bát kỳ:
Sát Cáp Nhĩ 1761 1 Đô thống 1000 quân Sát Cáp Nhĩ Bát kỳ[c]
Tuy Viễn 1761 1 Tướng quân 4100 quân Mông Cổ Bát kỳ
Tân Cương 1762
  • 1 Y Lê Tướng quân
  • 1 Ô Lỗ Mộc Tề Đô thống
  • 6400 quân Mãn – Mông Bát kỳ
  • 500 quân Đạt Thập Đạt Ngõa Ách Lỗ Đặc
  • 1000 quân Sách Luân Hắc Long Giang
  • 1000 quân Mông Cổ Sát Cáp Nhĩ
  • 1000 quân Đông Bắc Tích Bá
  • 2300 quân Ách Lỗ Đặc
  • 600 quân Sa Tất Nạp Nhĩ
  • 3000 quân Lục doanh

Chú thích

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Là những người có hộ tịch chính thống, tức là người thuộc Bát kỳ (hoặc Mông Cổ Minh kỳ)
  2. ^ Những người không thuộc Bát kỳ
  3. ^ Là hệ thống Bát kỳ riêng, không thuộc Mãn - Mông - Hán Bát kỳ.

Tham khảo

sửa

Nguồn

sửa
  • Dương Quốc Khánh, 杨国庆; Vương Chí Cao, 王志高 (2008). 南京城墙志 [Biên niên sử tường thành Nam Kinh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Phượng Hoàng. ISBN 9787807291619.
  • Định Nghi Trang, 定宜庄 (2003). 清代八旗驻防研究 [Nghiên cứu về Bát kỳ Trú phòng thời Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Dân tộc Liêu Ninh. ISBN 9787806447383.
  • Lộc Trí Quân, 鹿智鈞 (1 tháng 6 năm 2010). 近二十年來 (1989-2009) 八旗制度研究的回顧與討論 [Đánh giá và thảo luận về nghiên cứu hệ thống bát kỳ trong hai mươi năm qua (1989-2009)]. Sử vân (bằng tiếng Trung) (14): 125–175. doi:10.6609/THC.2010.014.125.
  • Lưu Tiểu Manh, 刘小萌 (2008). 清代八旗子弟 [Con cháu Bát kỳ thời Thanh] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Dân tộc Liêu Ninh. ISBN 9787807225638.
  • Ngạc Nhĩ Thái, 鄂尔泰 (1985). 八旗通志初集 [Bát kỳ Thông chí sơ tập] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Đông Bắc.
  • Vương Nhung Sanh, 王戎笙 (1991). 清代全史 [Thanh đại toàn sử] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Liêu Ninh. ISBN 9787205015930.