Thành viên:NhacNy2412/nháp/Dận Nhưng
Dận Nhưng 胤礽 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thái tử nhà Thanh | |||||||||
Tại vị | 1675 - 1708 (lần thứ 1) 1709 - 1712 (lần thứ 2) | ||||||||
Tiền nhiệm | Huyền Diệp | ||||||||
Thông tin chung | |||||||||
Sinh | 16 tháng 6, 1674 | ||||||||
Mất | 27 tháng 1, 1725 | (50 tuổi)||||||||
An táng | Hoa Sơn lăng tẩm, Kế Châu | ||||||||
Phối ngẫu | Qua Nhĩ Giai thị | ||||||||
Hậu duệ | xem văn bản | ||||||||
| |||||||||
Hoàng tộc | Ái Tân Giác La | ||||||||
Thân phụ | Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế | ||||||||
Thân mẫu | Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu |
Dận Nhưng (tiếng Mãn: ᠶᡡᠨ
ᠴᡝᠩ, Möllendorff: Yūn Ceng, Abkai: Yvn Qeng, tiếng Trung: 胤礽; bính âm: Yìn Réng; 6 tháng 6 năm 1674 – 27 tháng 1 năm 1725) là hoàng tử thứ hai trong số những người con sống đến tuổi trưởng thành của Khang Hi. Ông là thái tử duy nhất của nhà Thanh có nghi thức lập trữ chính thức nhưng cũng bị phế bỏ 2 lần.
Thân thế
Dận Nhưng sinh vào ngày 3 tháng 5 (âm lịch) năm Khang Hi thứ 13 (1674) là người con duy nhất còn sống tới tuổi trưởng thành của Hiếu Thành Nhân Hoàng hậu.[1] Sau khi sinh Dận Nhưng tại Khôn Ninh cung, Hoàng hậu bị băng huyết và qua đời ngay trong ngày hôm đó.[2][3] Những năm đầu, việc đặt tên cho các hoàng tử vẫn chưa có hệ thống rõ ràng, Khang Hi từng sử dụng chữ Bảo (保) để đặt tên cho con trai và một số người cháu của mình, trong đó có Bảo Thụ và Bảo Thái là con trai của Dụ Thân vương Phúc Toàn, hoàng trưởng tử được đặt tên Bảo Thanh và hoàng nhị tử được đặt tên Bảo Thành (保成).[4]
Về sau vì hoàng tử chết yểu nhiều, Khang Hi quyết định áp dụng văn hóa của người Hán là sử dụng chữ lót có ý nghĩa tốt để đặt tên. Ông chọn chữ Dận (胤) mang ý nghĩa "đời sau".[5] Vì vậy Bảo Thanh được đổi tên Dận Thì và Bảo Thành được đổi thành Dận Nhưng.[6] Đến năm 1722, sau khi Dận Chân kế vị, để tránh kị húy, ông đổi thành Doãn Nhưng (tiếng Mãn: ᡳᠨ
ᠴᡝᠩ, Möllendorff: In Ceng, Abkai: In Qeng, chữ Hán: 允礽, bính âm: Yǔn Réng).[7]
Cuộc đời
Thái tử Đại Thanh
Ngày 3 tháng 6 (âm lịch) năm 1675, Khang Hi quyết định lập Dận Nhưng làm trữ quân, lệnh cho bộ Lễ xem xét các nghi thức liên quan và chọn ngày phù hợp
Chú thích
Tham khảo
- ^ Ngọc điệp, tr. 346, Quyển 1, Giáp 1
- ^ Trần Tiệp Tiên (2010), tr. 32.
- ^ Lê Bình (2008), tr. 151.
- ^ Trần Tiệp Tiên (2010), tr. 11.
- ^ Nam Cung Bất Phàm (2009), tr. 25.
- ^ Lưu Tiểu Manh (1997), tr. 217.
- ^ Hummel (1943), tr. 759 - 761, Quyển 1.
Nguồn
Tiếng Trung
- Ngọc điệp. “Ái Tân Giác La Tông phổ”.
- Lê Bình, 黎平 (2008). 大清历史新闻 [Đại Thanh lịch sử tân văn] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Cổ tịch Trung Châu. ISBN 9787534827723.
- Lưu Tiểu Manh, 刘小萌 (1997). 爱新觉罗家族全书: 家族全史 [Ái Tân Giác La gia tộc toàn thư: Gia tộc toàn sử] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Nhân dân Cát Lâm. ISBN 9787206026461.
- Nam Cung Bất Phàm, 南宮不凡 (9 tháng 10 năm 2009). 少年雍正 [Thiếu niên Ung Chính] (bằng tiếng Trung). Công ty Hồng Mã Nghi. ISBN 9789576597374.
- Trần Tiệp Tiên, 陳捷先 (2010). 康熙寫真 [Chân dung Khang Hi] (bằng tiếng Trung). Nhà xuất bản Viễn Lưu. ISBN 9789573266532.
Tiếng Anh
- Hummel, Arthur W (1943). Eminent Chinese of the Ch'ing Period [Thanh đại Danh nhân truyện lược]. Washington, DC: U.S. Government Printing Office. ISBN 978-1-906876-06-7.