Thành viên:Necrocancer/Cách mạng xanh Phổ
Trước khi màu xanh Phổ trong nishiki-e được nhập khẩu vào cuối thời Văn Chính, các sắc tố xanh tuy đã có sẵn để nhưng với số lượng hạn chế và gặp nhiều bất cập. Hai sắc tố khoáng cơ bản được sử dụng cho màu xanh lam trong hội họa là azurite (iwa-gunjo) và pha lê xanh (hana-gunjo), cung cấp màu sắc phong phú nhưng kích thước hạt lại quá thô để có thể mang lại màu sắc mịn trong in mộc bản. Ngoài ra, dựa theo sắc lệnh của chính phủ năm 1790,[1] quá trình sản xuất của tất cả các tác phẩm đều không được quá xa xỉ, vì vậy mà các bản nishiki-e thông thường rất có thể sẽ bị cấm sử dụng loại sắc tố khoáng này do chi phí của chúng.[2]
"Cuộc cách mạng xanh" này dễ thấy nhất trong các cảnh quan; thực sự, nó góp phần quan trọng lớn đối với sự bùng nổ lớn của chủ đề phong cảnh vào đầu những năm 1830, trong đó có loạt Ba mươi sáu cảnh của Hokusai là chất xúc tác quan trọng. Sự thay đổi này cũng xảy ra tuơng tự ở tất cả các thể loại khác của ukiyo-e, mà trong đó, yếu tố giữ vị trí quan trọng trong cuộc 'cách mạng' này là chất màu nhập khẩu 'bero', hay còn gọi là xanh Berlin (trong tiếng Anh thường là xanh Prussian).[3]
Hai chiếc quạt năm 1830 được in bằng xanh Phổ còn sót lại thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Brooklyn, một bản là phong cảnh của Kunisada mang tên Miho no ura (Bờ biển Miho) (hình 13), và còn lại là bản in không có tiêu đề miêu tả những loài hoa mùa hè của Sadahide (hình 14). Mỗi bản in này đều phần nào thúc đẩy kỹ thuật aizuri theo một hướng mới, khác xa những bức phong cảnh Trung Quốc của Keisai Eisen (người đi tiên phong trong việc áp dụng kỹ thuật aizuri). Bản in Miho Shore của Kunisada mang cảnh quanh núi Phú Sĩ nhìn từ xa, đã loại gần như tất cả các nét vẽ mà thay vào đó là phân cấp màu đa dạng để đạt được các hiệu ứng tinh tế của mây và bầu khí quyển. Ngược lại, miêu tả của Sadahide về những bông hoa mùa hè dựa trên những đường nét trong khối màu xanh đậm (có thể là sự pha trộn giữa màu xanh Phổ với sumi hoặc chàm), ít nhất có đến năm phân cấp màu xanh sử dụng ở đây để tách biệt mười hoặc nhiều loại cây đang đan xen nhau. Màu xanh ở đây được in trên những cánh quạt, tạo một cảm giác mát lạnh không kém phần mới lạ. Cả hai bản in này đều cho thấy tính mới mẻ của kỹ thuật sử dụng đa khối aizuri, tạo ra tinh thần đổi mới trong sáng tác và thiết kế, và cũng phần nào mở đường cho bộ tác phẩm núi Phú Sĩ của Hokusai vào cuối năm đó.[4]
Những thay đổi về kỹ thuật như vậy có tầm quan trọng nhất định. Sự đổi mới này thường được nhắc tới trong các cuộc thảo luận về Ba mươi sáu cảnh như một ví điển hình cho sự phổ biến của sắc tố xanh Phổ, đặc biệt là trong thể loại aizuri-e chỉ sử dụng xanh lam theo từng phân cấp màu (kỹ thuật bokashi). Các nhà nghiên cứu từ lâu đã biết rằng, mười trong số ba mươi sáu bản họa đã được xuất bản bằng aizuri (hoặc 'bán aizuri', với bổ sung thêm số ít các màu sáng khác), chúng rất có thể cũng là những bản in đầu tiên trong sê-ri. Việc sắc tố xanh Phổ được áp dụng vào các bản họa Nhật Bản có sức hấp dẫn đặc biệt đối với Hokusai. Không đơn thuần chỉ dừng lại ở một sự đổi mới, Hokusai sử dụng loại màu này còn để nâng cao khả năng của mình trong việc tái hiện lại ba mươi sáu cảnh quan và cũng phần nào nói rõ thế giới quan đang thay đổi của nền văn hóa đại chúng Edo thế kỷ 19.[5]
- ^ Carpenter & Smith II 2005, tr. 237
- ^ Trede & Bichler 2010, tr. 11
- ^ Carpenter & Smith II 2005, tr. 232
- ^ Carpenter & Smith II 2005, tr. 255
- ^ Carpenter & Smith II 2005, tr. 235