Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa, bản họa được biết đến nhiều nhất trong bộ tác phẩm.
(Tái bản thời Shōwa (1926–1989) bởi Adachi)

Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ (Nhật: 富嶽三十六景 Hepburn: Fugaku Sanjūrokkei?) là một loạt tranh in phong cảnh của nghệ sĩ ukiyo-e Nhật Bản, Hokusai (1760–1849). Loạt tác phẩm mô tả ngọn núi Phú Sĩ từ các địa điểm khác nhau, đi kèm với các mùa và điều kiện thời tiết theo đó. Việc xuất bản ngay lập tức gắt hái được nhiều sự thành công, điều này dẫn đến việc có mười bản in khác được thực hiện và bổ sung thêm vào bộ tác phẩm.

Bộ tác phẩm được sáng tác vào k. 1830, khi Hokusai ở tuổi bảy mươi và đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, và được xuất bản bởi Nishimura Yohachi.[1][2] Trong số đó, ba bức nổi tiếng nhất có thể kể đến: Sóng lớn ngoài khơi Kanagawa, Gió lặng ,trời xanhGiông tố dưới đỉnh núi. Kajikazawa ít được biết đến tỉnh Kai cũng được coi là một trong những tác phẩm hay nhất của bộ truyện.[3] Loạt bản họa Ba mươi sáu cảnh đã được coi là "kiệt tác in màu không thể chối cãi" của tác giả.

Lịch sử

sửa

Núi Phú Sĩ là một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Nhật Bản bởi ý nghĩa văn hóa và tôn giáo của nó. Niềm tin này có thể bắt nguồn từ câu chuyện cổ tích dân gian Nàng tiên trong ống tre, nơi một nữ thần đã để lại thần dược trường sinh trên đỉnh núi. Theo nhà sử học Henry Smith[4]: "Do vậy mà ngay từ rất sớm, núi Phú Sĩ đã được coi là nguồn gốc của bí quyết trường sinh bất tử, truyền thống này luôn là nỗi ám ảnh của Hokusai về ngọn núi."[5]

Mỗi tác phẩm đều được thực hiện qua một quá trình, theo đó bản vẽ giấy của Hokusai sẽ được dán vào tấm gỗ để chạm khắc theo. Do đó, thiết kế ban đầu sẽ bị mất trong quá trình này. Khối này sau đó được phủ mực và dán lên giấy để tạo ra hình ảnh (xem in mộc bản ở Nhật Bản để biết thêm chi tiết). Sự phức tạp trong các thiết kế của Hokusai bao gồm cả bảng màu mà ông đã sử dụng, chúng đòi hỏi phải sử dụng mỗi khối in riêng biệt cho từng màu xuất hiện trong hình ảnh.

Các bản in sớm nhất trong bộ được thực hiện với tông màu chủ yếu là xanh lam (aizuri-e), bao gồm các khối chính cung cấp đường viền của hình ảnh. [6] Sắc tố xanh Prussian đã được du nhập vào Nhật Bản từ châu Âu không lâu trước đó và Hokusai đã áp dụng với sự phổ biến rộng rãi của nó. Khi nhà xuất bản Nishimura chắc chắn về mức độ thành công của bộ sản phẩm, các bản in đã được thực hiện đa sắc (nishiki-e). Nishimura đã lên kế hoạch mở rộng bộ tác phẩm lên hơn một trăm bản in, tuy nhiên việc xuất bản chỉ dừng lại ở con số 46.[7]

Bản in đơn nổi tiếng và biết đến rộng rãi nhất trong bộ tác phẩm là Sóng ngoài khơi Kanagawa. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của Hokusai và thường được coi là kiệt tác nghệ thuật Nhật Bản dễ nhận biết nhất trên thế giới. Một biểu tượng khác tới từ Ba mươi sáu cảnhGió lặng, trời xanh hay còn được gọi là Phú Sĩ đỏ, được coi là "một trong những kiệt tác đơn giản và đồng thời nổi bật nhất trong tất cả các bản in của Nhật Bản". [8]

Ảnh hưởng

sửa

Trong khi Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ của Hokusai là bộ tác phẩm ukiyo-e nổi tiếng nhất tập trung vào ngọn núi lửa, thì có một số khác có cùng chủ đề, bao gồm cả bộ sau này của HiroshigeBa mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ và cuốn sách in tiếp theo của Hokusai là Một trăm cảnh núi Phú Sĩ.[5]

Trong cuốn sách năm 1896 về Hokusai, nhà phê bình nghệ thuật người Pháp Edmond de Goncourt cho rằng mặc dù có "màu sắc khá thô", nhưng đó là "nguồn cảm hứng cho những tác phẩm phong cảnh của trường phái ấn tượng của thời điểm hiện tại."[9] Nghệ sĩ người Pháp Henri Rivière (1864–1951) đã xuất bản bộ tranh in màu thạch bản "Ba mươi sáu cảnh Tour Eiffel" vào năm 1902, lấy cảm hứng từ bộ tranh in nổi tiếng của Hokusai, một trong những tác phẩm gây nhiều ảnh hưởng trong nghệ thuật Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và dòng nghệ thuật đầu thế kỷ 20 của Pháp (chủ nghĩa Nhật Bản, được gọi là "Japonisme" trong tiếng Pháp)

  • Nagata, Seiji (1999). Hokusai: Thiên tài Ukiyo-e Nhật Bản. Kodansha, Tokyo.
  • Smith, Henry D. II (1988). Hokusai: Một trăm lần xem Mt. Fuji. George Braziller, Inc., Nhà xuất bản, New York.ISBN 0-8076-1195-6ISBN 0-8076-1195-6 .
  • Calza, Gian Carlo (2003). Hokusai. Phaidon. ISBN 0714844578.Calza, Gian Carlo (2003). Hokusai. Phaidon. ISBN 0714844578. Calza, Gian Carlo (2003). Hokusai. Phaidon. ISBN 0714844578.

Liên kết ngoài

sửa

[[Thể loại:Thể loại:Tác phẩm năm 1832]] [[Thể loại:Thể loại:Bài viết có văn bản tiếng Nhật]]

  1. ^ Calza, p. 30
  2. ^ Calza, p. 470
  3. ^ Calza, p. 472
  4. ^ Smith, Henry (1988). One Hundred Views of Mount Fuji (bằng tiếng Anh). Thames and Hudson. ISBN 9780500235188.
  5. ^ a b Smith
  6. ^ Calza, p. 470
  7. ^ Calza, p. 230
  8. ^ Calza, p. 471
  9. ^ Calza, p. 470