Thành viên:Naazulene/Thuật ngữ giải phẫu về xương

Các thuật ngữ giải phẫu về xương thường dùng để mô tả hình dạng, vị trí, tính chất của xương. Về chung, các xương trong cơ thể người được phân loại thành xương dài, xương ngắn, xương dẹt, xương không đều và xương vừng.

Phân loại xương

sửa
 
Different types of bone

Xương dài

sửa

Xương dài là xương hình trụ, chiều dài lớn hơn chiều rộng. Chữ "dài" là miêu tả hình dáng của xương, chứ không phải kích thước. Xương dài xuất hiện ở tay (xương cánh tay, xương trụ, xương quay) và chân (xương đùi, xương chày, xương mác), cũng như ở ngón tay (xương bàn tay, xương ngón) và ngón chân (xương bàn chân, xương ngón). Xương dài hoạt động như đòn bẩy, di chuyển khi cơ co.[1]

Xương ngắn

sửa

Xương ngắn là xương có dạng hình lập phương, chiều dài bằng chiều rộng. Bộ xương người chỉ có hai xương ngắn là những xương ở cổ tay và cổ chân. Xương ngắn giúp làm vững, cũng như nâng đỡ một số cử động hẹp.[1]

Xương dẹt

sửa

Đặt tên là xương dẹt thực ra cũng không đúng, vì mặc dù xương đó mỏng, nó cũng thường cong lên. Ví dụ của xương dẹt là các xương của hộp sọ, xương vai, xương ức và xương sườn.[1]

Xương không có hình dạng nhất định

sửa

Xương không có hình dạng nhất định hay xương không đều là xương khó có thể được phân loại vào những loại kia vì chúng có hình dạng phức tạp. Vì dụ như xương sống và và nhiều loại xương mặt, đặc biệt là xương mặt ở vùng mũi.[1]

Xương vừng

sửa

Xương vừng là xương nhỏ và tròn giống hạt vừng. Những xương này được hình thành trong những gân cơ thường xuyên chịu áp lực. Chúng có vai trò bảo vệ và hỗ trợ gân cơ khỏi áp lực này. Số lượng và vị trí của xương khác nhau ở người này với người kia nhưng thường được tìm thấy ở những gân vùng bàn chân, bàn tay, đầu gối. Xương vừng duy nhất xuất hiện ở tất cả mọi người là xương bánh chè - cũng là xương vừng lớn nhất.[1]

Định nghĩa xương vừng được mở rộng để bao gồm các xương không tiếp khớp với các xương khác (nhưng có thể vẫn được nối bằng cơ và dây chằng). Theo định nghĩa này, xương móng cũng được tính là xương vừng.

Chỗ lồi

sửa

Tròn

sửa
 
Different types of bone markings and features.

Có nhiều thuật ngữ để chỉ các chỗ lồi và tròn: lồi cầu, mô, mõm, ụ nhô, củ, lồi củ, ngành, và diện nhỏ.

  • Lồi cầu (condyle) là chỗ nhô ra, nhẵn, ở cuối xương, có hình tròn, gắn với khớp và xương; ví dụ như lồi cầu xương cánh tay.[2]
  • Mõm trên lồi cầu (epicondyle) là chỗ lồi gần lồi cầu, gắn với gân và dây chằng (nếu có).[3]
  • (eminence) là chỗ nhô ra nhỏ của xương, ví dụ như mô giữa (medial eminence).[4]
  • Mõm (process) và ụ nhô (promontory) đều là chỗ nhô ra lớn, ví dụ như mõm chũmụ nhô xương cùng.[5]
  • Củ (tubercle) và lồi củ (tuberosity) đều nhắc đến chỗ nhô ra, nhám; củ thì thường nhỏ hơn lồi củ.[6]
  • Ngành (ramus) là một phần kéo dài của xương,[7] ví dụ như ngành hàm hay ngành trên xương mu.
  • Diện nhỏ (facet) là những bề mặt nhỏ và phẳng, trong tiếng Việt gọi là diện, ví dụ như diện bánh chè của xương đùi.

Nhọn

sửa

Mào (crest) và (ridge) là chỗ nhô ra mỏng, bề mặt nhám. Ngoài ra còn có từ đường (line) và gai (spine) để chỉ những cấu trúc tương tự.

Đặc biệt

sửa

Một số chỗ lồi có tên đặc biệt.

  • Mắt cá (malleolus) là chỗ lồi ở cổ chân, mắt cá trong là đoạn cuối xương chày, mắt cá ngoài là đoạn cuối xương mác.[8]
  • Mấu chuyển (trochanter) là một phần của xương đùi, nơi mà các cơ bám vào.[9]
  • Mõm trâm (styloid process) là đoạn dài ra và nhọn của xương, ví dụ như mỏm trâm.

Chỗ lõm

sửa

Xuyên

sửa

Các thuật ngữ sau được dùng để chỉ các vị trí xuyên qua bên còn lại:

  • Lỗ (foramen) là chi tiết trên xương xuyên qua bên còn lại,[10] xương có lỗ thường là xương dẹt và xương không đều. Lỗ thường có cơ, thần kinh hay mạch máu đi qua. Ví dụ như lỗ lớn ở xương chẩm.
  • Ống (canal)cũng xuyên qua bên còn lại, nhưng dài hơn. Ví dụ như ống thị giác.

Các thuật ngữ sau dùng để chỉ các chỗ lõm trên xương.

  • Hố (fosssa)

A fossa (from the Latin "fossa", ditch or trench) is a depression or hollow, usually in a bone, such as the hypophyseal fossa, the depression in the sphenoid bone.[11]

A meatus is a short canal that opens to another part of the body.[12] An example is the external auditory meatus.

A fovea (tiếng Latinh: pit) is a small pit, usually on the head of a bone. An example of a fovea is the fovea capitis of the head of the femur.

Walls

sửa

The following terms are used to describe the walls of a cavity:

A labyrinth refers to the bony labyrinth and membranous labyrinth, components of the inner ear, due to their fine and complex structure.[13]

A sinus refers to a bony cavity, usually within the skull.[14]

Khớp

sửa

Khớp (joint) là cấu trúc nối các xương liền kề nhau lại, dễ thấy nhất là ở vai hay khuỷu tay. Những từ khác dùng để nói về khớp là:

  • Mỏm khớp
  • Đường khớp, khớp nối các xương ở sọ gọi là đường khớp.

Cấu tạo của xương dài

sửa
 
Gross overview of the features of long bones in a fully grown adult.

Cấu tạo đại thể

sửa

Xương dài gồm ba phần chính: đầu xương, hành xương, thân xương. Ba điểm này được định vị một cách tương đối với đĩa sụn tiếp hợp - nơi xương bắt đầu dài ra.

 
Đĩa sụn tiếp hợp là vị trí xương dài ra.
Cấu trúc Định nghĩa
lồi xương

(apophysis)

là các chỗ lồi ra của xương.
thân xương (diaphysis) phần dài và thẳng của xương; và vùng cốt hóa chính.
đầu xương

(epiphysis)

The end regions of a long bone; regions of secondary ossification.
đĩa sụn tiếp hợp (physis) còn được gọi là đĩa sinh trưởng, là một đĩa mỏng chứa sụn trong suốt nằm giữa hành xương và thân xương. Ở người, đĩa sinh trưởng sẽ cốt hóa và ngừng hoạt động trong độ tuổi U30.
hành xương (metaphysis) Đoạn xương nằm giữa đầu xương và hành xương.

Trong và ngoài

sửa
 
Bên trong đầu xương đùi, cho thấy vỏ, tủy đỏ và tủy vàng.


Vỏ là phần ngoài, cứng của xương. Tủy là phần trong. Tủy đỏ hay tủy tạo máu là loại tủy có ở xương xốp; còn tủy vàng không có khả năng tạo máu. Ở trẻ em, tủy đó có ở tất cả các xương, nhưng khi người ta lớn lên thì chúng bị tủy vàng thay thế và tủy đỏ chỉ còn ở các xương dẹt.

Xem thêm

sửa
  • Thuật ngữ về cơ
  • Thuật ngữ giải phẫu

Tham khảo

sửa

This Wikipedia entry incorporates text from the freely licensed Connexions [1] edition of Anatomy & Physiology [2] text-book by OpenStax College

  1. ^ a b c d e “Anatomy & Physiology”. Openstax college at Connexions. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ OED 1989, "Condyle".
  3. ^ OED 1989, "Epicondyle".
  4. ^ OED 1989, "eminence".
  5. ^ OED 1989, "promontory".
  6. ^ OED 1989, "Tuberous, Tubercle".
  7. ^ OED 1989, "ramus".
  8. ^ OED 1989, "Malleolus".
  9. ^ OED 1989, "Trochanter".
  10. ^ OED 1989, "Foramen".
  11. ^ Venieratos D, Anagnostopoulou S, Garidou A., A new morphometric method for the sella turcica and the hypophyseal fossa and its clinical relevance. Folia Morphol (Warsz). 2005 Nov; 64(4): 240–47. PMID 16425149
  12. ^ OED 1989, "meatus".
  13. ^ OED 1989, "labyrinth".
  14. ^ OED 1989, "sinus".
Books