Thành viên:Naazulene/Cố định gen (di truyền học quần thể)

Trong di truyền học quần thể, cố định gen là hiện tượng trong đó một alen của một gen lấn át tất cả alen khác và đạt tần số 100%. Nói cách khác, đó là hiện tượng khi số lượng alen của một gen giảm còn chỉ một alen.[1] Trong điều kiện không có đột biến hay ưu thế lai, bất cứ alen nào rồi cũng sẽ được cố định (vĩnh viễn đạt tần số 100%) hoặc biến mất hoàn toàn.[2]

Chuyện alen sẽ mất hay được cố định phụ thuộc vào hệ số chọn lọc của bản thân alen và các yếu tố ngẫu nhiên khác (bao gồm phiêu bạt di truyền).[3] Cố định gen có thể dùng để nói về một gen hoặc một lô-cut gen vị trí (nucleotide cụ thể trong chuỗi DNA).

Trong quá trình thế gen (một phân loại của cố định gen), đột biến tạo ra một gen mới. Gen mới đó nhờ phiêu bạt hoặc chọn lọc dương mà đạt tần số 100% (trở thành alen duy nhất còn lại trong quần thể). Ta nói: gen đó đã được cố định.

Tương tự, những đặc trưng di truyền của các phân loại sinh vật khác nhau được coi là đã được cố định vào mỗi loài. Ví dụ: vì tất cả thực vật đều có lục lạp, ta nói lục lạp là một tính trạng đã được cố định vào hệ gen của thực vật.

Lịch sử

sửa

Cố định gen được nhắc đến lần đầu tiên trong nghiên cứu năm 1962 của Kimura "Về Xác suất Cố định của Gen Đột biến trong Quần thể". Trong đó, Kimura đã dùng phương pháp toán học để xác định xác suất cố định của gen đột biến trong quần thể. Ông ấy đã chỉ ra rằng xác suất cố định phụ thuộc vào tần số alen ban đầu và trung bình cũng như độ dao động của tần số alen qua mỗi thế hệ.

Xác suất

sửa

Trong trường hợp chỉ xảy ra phiêu bạt di truyền, tất cả tập hợp hữu hạn của gen hoặc alen đều có một "điểm hội tụ", nơi mà tất cả hậu duệ được phân kì từ một tổ tiên chung. Điều này có thể được sử dụng để xác định tốc độ cố định gen của một alen trung tính (alen không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên) trong một quần thể có kích thước biến động (nhưng hữu hạn và khác không). Vì không có chọn lọc tự nhiên, xác suất alen sẽ được cố định vào bất cứ thời điểm nào sẽ bằng tần số alen   của nó vào thời điểm đó.

Ví dụ, nếu một quần thể chứa alen A (20%) và a (80%), 80% sẽ là xác suất alen a được cố định vào locut sau vô số thế hệ. (cho rằng phiêu bạt di truyền là nhân tố tiến hoá duy nhất).

Cho một quần thể lưỡng bội có kích thước   và tốc độ đột biến trung tính  , tần số xuất hiện ban đầu của một đột biến mới là 1/(2N), và số lượng đột biến mới sau mỗi thế hệ là .  . Vì tốc độ cố định là tốc độ đột biến trung tính mới nhân với xác suất cố định của quần thể, tốc độ cố định chung là  . Do đó, tốc độ cố định cho một đột biến không phụ thuộc vào chọn lọc chỉ là tốc độ xuất hiện của đột biến đó.

Cho các quần thể có kích thước không đổi, xác suất cố định của alen mới với ưu thế chọn lọc s có thể được ước lượng sử dụng thuyết về quá trình rẽ nhánh. Một quần thể có các thể hệ không chờm lấp nhau n = 0, 1, 2, 3,... và với có số gen   (hoặc số cá thể) khi n tạo thành một chuỗi Markov với những giả định sau. Sự xuất hiện của một cá thể sở hữu alen có ưu thế chọn lọc tương ứng với  . Số lượng con của một cá thể bất kỳ phải được xác định một cách độc lập và tuân theo một sự phân bố cố định. Dưới các điều kiện này, hàm   cho mỗi   thoả mãn mối quan hệ đệ qui   và có thể được dùng để tính xác suất   của không có đời sau vào thế hệ n. Có thể chứng mình   và cả   cùng đỏ về một giá trị   là xác suất cá thể không có con. Xác suất cố định lúc đó sẽ là   vì lợi thế sinh tồn sẽ giúp gen tăng tần số cho đến khi áp lực chọn lọc dẫn đến cố định gen.    

Những đột biến có hại vẫn có thể tình cờ được cố định trong các quần thể nhỏ, khi đó xác suất cố định sẽ phụ thuộc vào độ phiêu bạt (~ ) và hệ số chọn lọc (~ ), trong đó   là kích thước quần thể hữu hiệu. Tỉ số   sẽ quyết định cái nào chiếm ưu thế, chọn lọc hay phiêu bạt. Nếu tỉ số này không quá âm thì alen gây hại vẫn có cơ hội được cố định.

Ví dụ: Trong một quần thể lưỡng bội kích thước   và một alen gây hại có hệ số chọn lọc  , xác suất cố định của alen đó sẽ bằng  . Cách phỏng tính này đến từ nghiên cứu của Kimura năm 1962.[4] Một gen gây hại với hệ số chọn lọc   sao cho   sẽ coi như trung tính, và vì thế có xác suất cố định khoảng    .  

Xác suất cố định cũng phụ thuộc vào sự thay đổi kích thước quần thể. Cho những quần thể đang tăng, ảnh hưởng của chọn lọc sẽ mạnh hơn nên những alen có lợi sẽ dễ được cố định hơn, trong khi alen có hại sẽ dễ biến mất. Còn trong những quần thể đang giảm, ảnh hưởng của chọn lọc không mạnh bằng, nên khả năng alen có lợi biến mất, alen có hại được cố định cũng cao hơn. Đây là vì đột biến mới có lợi hiếm sẵn nên nó có thể vì ngẫu nhiên mà biến mất (khi các cá thể mang gen không có con).

Ở các quần thể đang tăng, số con trung bình của mỗi cá thể cao hơn quần thể đang giảm; cho nên dễ truyền lại alen có lợi cho đời sau. Quá trình này cứ lặp lại cho đến khi alen có lợi phát tán khắp quần thể, rồi cuối cùng được cố định. Còn ở quần thể đang giảm, alen có thể không được truyền lại vì cá thể mang gen không có con, thậm chí dẫn tới đột biến có lợi biến mất.

Thời gian

sửa

Người ta đã nghiên cứu cách xác định thời gian cố định trung bình của một đột biến trung tính. Kimura và Ohta (1969) đã chỉ ra rằng một đột biến mới sẽ được cố định sau     thế hệ đa hình (phân tính).[5] Thời gian cố định trung bình Ne là kích thước quần thể hữu hiệu (số cá thể của quần thể lí tưởng ảnh hưởng bởi phiêu bạt di truyền cần thiết để tạo đa dạng di truyền tương đương với quần thể lớn). Thường thì kích thước quần thể hữu hiệu sẽ được xác định bằng độ dị hợp, nhưng những thông số khác cũng có thể được sử dụng. [6]

Ta cũng có thể lập mô hình để xác định tốc độ cố định của một gen trong điều kiện kích thước biến động. Ví dụ: ở trang The Biology Project Genetic Drift Simulation, bạn có thể tạo mô hình phiêu bạt di truyền để thấy tốc độ gen qui định màu giun được cố định trong các kích thước quần thể khác nhau.

Thêm vào đó, tốc độ cố định cũng có thể được cố đinh sử dụng cây hội tụ. Một cây hội tụ lần theo dòng dõi của một gen trong quần thể [7] nhằm tra ra một bản sao đầu tiên của gen đó, gọi là tổ tiên chung gần nhất. [8]

Examples in research

sửa

In 1969, Schwartz at Indiana University was able to artificially induce gene fixation into maize, by subjecting samples to suboptimal conditions. Schwartz located a mutation in a gene called Adh1, which when homozygous causes maize to be unable to produce alcohol dehydrogenase. Schwartz then subjected seeds, with both normal alcohol dehydrogenase activity and no activity, to flooding conditions and observed whether the seeds were able to germinate or not. He found that when subjected to flooding, only seeds with alcohol dehydrogenase activity germinated. This ultimately caused gene fixation of the Adh1 wild type allele. The Adh1 mutation was lost in the experimented population.[9]

In 2014, Lee, Langley, and Begun conducted another research study related to gene fixation. They focused on Drosophila melanogaster population data and the effects of genetic hitchhiking caused by selective sweeps. Genetic hitchhiking occurs when one allele is strongly selected for and driven to fixation. This causes the surrounding areas to also be driven to fixation, even though they are not being selected for.[10] By looking at the Drosophila melanogaster population data, Lee et al. found a reduced amount of heterogeneity within 25 base pairs of focal substitutions. They accredit this to small-scale hitchhiking effects. They also found that neighboring fixations that changed amino acid polarities while maintaining the overall polarity of a protein were under stronger selection pressures. Additionally, they found that substitutions in slowly evolving genes were associated with stronger genetic hitchhiking effects.[11]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Arie Zackay (2007). Random Genetic Drift & Gene Fixation (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ Kimura, Motoo; Ohta, Tomoko (26 tháng 7 năm 1968). “The average number of generations until fixation of a mutant gene in a finite population”. Genetics. 61 (3): 763–771. PMC 1212239. PMID 17248440.
  3. ^ Kimura, Motoo (1983). The Neutral Theory of Molecular Evolution. The Edinburgh Building, Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-23109-1. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.
  4. ^ Kimura, Motoo (29 tháng 1 năm 1962). “On the probability of fixation of mutant genes in a population”. Genetics. 47: 713–719. PMC 1210364. PMID 14456043.
  5. ^ Kimura, Motoo; Ohta, Tomoko (26 tháng 7 năm 1968). “The average number of generations until fixation of a mutant gene in a finite population”. Genetics. 61 (3): 763–771. PMC 1212239. PMID 17248440.
  6. ^ Caballero, Armando (9 tháng 3 năm 1994). “Developments in the prediction of effective population size”. Heredity. 73 (6): 657–679. doi:10.1038/hdy.1994.174. PMID 7814264.
  7. ^ Griffiths, RC; Tavare, Simon (1998). “The Age of a Mutation in a General Coalescent Tree”. Communications in Statistics. Stochastic Models. 14 (1&2): 273–295. doi:10.1080/15326349808807471.
  8. ^ Walsh, Bruce (22 tháng 3 năm 2001). “Estimating the Time to the Most Recent Common Ancestor for the Y chromosome or Mitochondrial DNA for a Pair of Individuals”. Genetics. 158 (2): 897–912. PMC 1461668. PMID 11404350.
  9. ^ Schwartz, Drew (1969). “An Example of Gene Fixation Resulting from Selective Advantage in Suboptimal Conditions”. The American Naturalist. 103 (933): 479–481. doi:10.1086/282615. JSTOR 2459409. S2CID 85366302.
  10. ^ Rice, William (12 tháng 2 năm 1987). “Genetic Hitchhiking and the Evolution of Reduced Genetic Activity of the Y Sex Chromosome”. Genetics. 116 (1): 161–167. PMC 1203114. PMID 3596229.
  11. ^ Lee, Yuh; Langley, Charles; Begun, David (2014). “Differential Strengths of Positive Selection Revealed by Hitchhiking Effects at Small Physical Scales in Drosophila melanogaster”. Molecular Biology and Evolution. 31 (4): 804–816. doi:10.1093/molbev/mst270. PMC 4043186. PMID 24361994. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2014.

Xem thêm

sửa

[[Thể loại:Thể loại:Di truyền học quần thể]]