TRÍCH DẪN TÀI LIỆU

Đạo văn là gì (Plagiarism)? Theo từ điển (Hagu Uni)

sửa

` Ăn cắp và hình thành những ý tưởng hay ngôn từ mới khởi nguồn từ ý tưởng của ai đó ` Sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn ` Giới thiệu một ý tưởng hay sản phẩm mới được chuyển hóa từ một nguồn đã có từ trước

Các kiểu đạo văn

sửa

` 1. “The Ghost Writer”: trắng trợn sử dụng toàn bộ công trình của một ai đó thành của mình

` 2. “The Photocopy”: sao chép cách phân bố, bố cục của các đoạn văn từ một nguồn duy nhất, không hề sửa đổi lại

` 3. “The Potluck Paper”: sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, biên tập đổi chéo các câu sao cho nội dung thật hợp lí không tương đồng với bản gốc

` 4. “The Poor Disguise”: sửa lại một chút về "diện mạo" của bài viết đó bằng cách thay đổi từ khóa hay câu cú

` 5. “The Labor of Laziness”: chú giải các nguồn khác nhau và nối chúng lại với nhau, thay vì dành nỗ lực tương tự cho công việc của mình.

` 6. “The Self‐Stealer”: Người viết “mượn đáng kể" các thành quả trước đó của chính mình để phục vụ cho bài viết/nghiên cứu mới

Đã dẫn nguồn nhưng vẫn là đạo văn?

sửa

` 1. “The Forgotten Footnote”: dẫn tên tác giả nhưng không điền cụ thể dẫn chứng về nguồn tham khảo như năm xuất bản, trang, chương, mục,...

` 2. “The Misinformer”: (Mạo nguồn) cung cấp thông tin sai sự thật liên quan đến các nguồn tham khảo, khiến độc giả không thể tìm thấy được nguồn chính xác

` 3. “The Too-Perfect Paraphrase”: Người viết có dẫn nguồn nhưng lại “quên" dấu trích dẫn dù đoạn đó được sao chép.

` 4. “The Resourceful Citer”: sử dụng việc trích dẫn đầy đủ tuy nhiên công trình này vẫn được xem là gần như là không hề có tính độc đáo. Khó nhận ra hình thức này của đạo văn này

` 5. “The Perfect Crime”: chỉ dẫn nguồn ở một vài nội dung tham khảo cơ bản, tiếp tục sử dụng các nội dung khác của cùng một nguồn này để viết bài nhưng không tiếp tục trích dẫn. Người đọc bị "đánh lừa" bới cách trích dẫn "nửa vời" của người viết