Thành viên:Mintu Martin/Nháp/5
Ghi chép/giai thoại ở châu Âu
sửaẤn-Âu nguyên thủy
sửaTruyện về người hùng diệt rắn/rồng khổng lồ xuất hiện ở hầu hết thần thoại Ấn-Âu nguyên thủy.[1][2] Ở đa số truyện, người hùng là thần sấm.[2] Ở gần như mọi mô-típ của truyện, sinh vật rắn có nhiều đầu hoặc đôi khi là "nhiều" cơ thể theo một cách nào đó.[1] Ngoài ra, gần như ở mọi truyện, rắn luôn phải dính dáng đến nước.[2] Giáo sư Bruce Lincoln nhận định rằng thần thoại giết rồng Ấn-Âu nguyên thủy có thể được dựng thành như sau:[3][4] Đầu tiên, các vị thần bầu trời ban gia súc cho một người đàn ông *Tritos ("thứ ba"), vì anh là người thứ ba sinh ra trên Trái Đất,[3][4] song chúng bị con rắn ba đầu tên là *Ngwhi đánh cắp.[3][4] *Tritos đuổi theo con rắn với bạn đồng hành *Hanér, (tên nghĩa là "người").[3][4] Hai vị anh hùng cùng nhau tiêu diệt con rắn và giải cứu cho lâu đài.[3][4]
Hy Lạp cổ đại
sửaTừ tiếng Hy Lạp cổ đại thường dịch "dragon" (δράκων drákōn, sở hữu cách δράκοντοϛ drákontos) - có thể nghĩa là "rắn",[5] nhưng nó thường để chỉ loài rắn khổng lồ sở hữu năng lực siêu nhiên hoặc bị sức mạnh siêu nhiên nào đó chi phối.[6] Từ "dragon" được nhắc đến lần đầu trong văn học Hy Lạp cổ đại, cụ thể là cuốn sử thi Iliad; trong cuốn sách, Agamemnon được miêu tả là mang họa tiết rồng xanh trên đai đeo kiếm và biểu tượng rồng ba đầu trên giáp ngực.[7] Ở các câu số 820–880 của Theogony (bài thơ tiếng Hy Lạp do nhà thơ người Boeotia Hēsíodos sáng tác vào thế kỷ thứ bảy TCN), vị thần Zeus của Hy Lạp đại chiến với Typhon - con quái vật rắn có một trăm đầu, phun ra lửa và tạo tiếng động làm động vật hoảng sợ.[8] Zeus cầm tia chớp để đốt hết các đầu của Typhon rồi đẩy nó xuống ngục Tartarus. Ở những tài liệu tiếng Hy Lạp khác, Typhon được miêu tả là rồng hình rắn có cánh và phun lửa.[9] Trong tuyển tập thánh ca Homeric Hymn to Apollo, thần Apollo sử dụng mũi tên tẩm độc để tiêu diệt con rắn Python - thủ phạm gây ra chết chóc và dịch bệnh ở khu vực quanh Delphi.[10][9][11] Rồi Apollo dựng đền thờ của ông tại đó.[9]
Trong bài thơ Culex (các câu thơ số 163–201), nhà thơ người La Mã Virgil miêu tả một người chăn cừu chiến đấu với một con rắn chuyên siết đối thủ, gọi nó bằng cái tên "serpens" hoặc "draco", cho thấy rằng ở thời ông sống, có thể hai từ này được dùng thay phiên nhau.[12]
Hēsíodos còn ghi chép rằng vị anh hùng Heracles đã tiêu diệt Hydra - con rắn nhiều đầu sống ở vùng đầm lầy Lerna.[15] Cái tên "Hydra" nghĩa là "rắn nước" trong tiếng Hy Lạp.[9][16] Theo tác phẩm tóm lược Bibliotheka của Pseudo-Apollodorus, vụ tiêu diệt Hydra là chiến công thứ hai trong Mười hai chiến công của Heracles.[17][9] Các ghi chép không thống nhất về thứ vũ khí mà Heracles dùng để giết Hydra,[9] song đến cuối thế kỷ thứ sáu TCN, các tác giả nhất trí rằng cần phải đốt những cái đầu bị trảm để ngăn chúng mọc lại.[18][9] Heracles nhận được sự hỗ trợ từ cháu trai Iolaus trong nhiệm vụ này.[18] Trong trận chiến, một con cua khổng lồ bò ra khỏi đầm lầy và kẹp chân của Heracles,[17] song chàng đã kịp nghiền nát nó.[19] Hera đưa con cua lên bầu trời thành chòm sao Cự Giải.[19] Một cái đầu của Hydra là bất tử nên Heracles đem chôn nó dưới một tảng đá nặng sau khi chém được nó.[9][19] Ở chiến công thứ bảy, Heracles phải hái quả táo vàng từ cây trong Vườn Hesperides - nơi con rắn khổng lồ không bao giờ ngủ[20] (mà Pseudo-Apollodorus gọi là "Ladon") canh giữ.[21] Ở những ghi chép cũ, Ladon thường được ghi có nhiều đầu.[22] Ở ghi chép của Pseudo-Apollodorus, Ladon là sinh vật bất tử,[22] nhưng Sophocles và Euripides đều miêu tả Heracles đã tiêu diệt được nó, dù chẳng ai ghi cụ thể ra sao.[22] Một số nhận định cho rằng quả táo vàng không phải là phần thưởng sau trận chiến với Ladon mà là được Heracles dùng để thu hút các Hesperides.[23] Học giả thần thoại Herodorus là người đầu tiên cho rằng Heracles đã tiêu diệt sinh vật bằng cây dùi trứ danh của chàng.[22] Trong bài thơ sử thi Argonautica, Apollonius của Rhodes miêu tả Ladon đã bị bắn đầy tên tẩm độc lấy từ máu của Hydra.[24]
German hậu cổ điển
sửaỞ bài thơ tiếng Bắc Âu Cổ Grímnismál trong tuyển tập Poetic Edda, rồng Níðhöggr được miêu tả đang gặm rễ của cây thần thế giới Yggdrasil.[25] Trong thần thoại Bắc Âu, Jörmungandr là con rắn khổng lồ sống trên biển, với cơ thể bao quanh toàn bộ cõi Miðgarð.[26] Từ phần Gylfaginning từ cuốn sách giáo khoa cổ Prose Edda (do học giả thần thoại người Iceland Snorri Sturluson chắp bút vào thế kỷ thứ mười ba), thần sấm Bắc Âu Thor từng đi chung thuyền với Hymnir khổng lồ ra vùng biển ngoài và câu được Jörmungandr nhờ lấy đầu bò làm mồi.[26] Thor tóm được con rắn và sau khi kéo đầu nó lên mặt nước, chàng đập nó bằng cây búa Mjölnir.[26] Snorri ghi rằng cú đập không gây tử vong: "và người ta cho rằng chàng đập đầu nó rồi thả xuống đáy biển. Nhưng tôi nghĩ cần nói sự thật với bạn là Rắn Miðgarð vẫn sống và nằm ở vùng biển xung quanh."[26]
Ở đoạn cuối của bài thơ sử thi bằng tiếng Anh cổ Beowulf, một nô lệ lấy cắp chiếc cốc từ hang trữ đồ của con rồng đang ngủ,[27] làm con rồng thức giấc và nổi giận đi hủy diệt khắp vùng nông thôn.[28] Vị anh hùng cùng tên bài thơ quả quyết muốn một mình đối đầu với con rồng, dẫu chàng tuổi đã cao,[29][30] song Wiglaf (người trẻ nhất trong đoàn mười hai chiến binh mà Beowulf dẫn đi cùng) nhất quyết muốn theo vua ra trận.[31] Kiếm của Beowulf bị gãy trong lúc chiến đấu còn chàng bị thương nặng,[32][33] song Wiglaf kịp tới giải cứu và giúp chàng tiêu diệt con rồng.[33] Beowulf hấp hối và bảo Wiglaf rằng kho báu của con rồng phải được đem chôn thay vì đem chia chác với những chiến binh hèn nhát không tới hỗ trợ vị vua của họ, rồi chàng tắt thở.[34]
Ở tác phẩm tiếng Bắc Âu cổ Völsunga saga, vị anh hùng Sigurd bắt được con rồng Fáfnir nhờ đào một cái hố giữa hang động nơi chàng sống và con suối chàng uống nước,[35] rồi lấy kiếm đâm vào bụng lấy mạng nó.[35] Theo lời khuyên của Odin, Sigurd lấy máu Fafnir để uống, đem lại cho chàng năng lực hiểu được ngôn ngữ của chim;[36] chàng nghe chúng nói rằng người thầy Regin đang âm mưu phản bội chàng để y có thể chiếm giữ toàn bộ kho báu của Fafnir cho riêng mình.[36][37] Chi tiết người anh hùng tìm cách lẻn vào lúc con rồng đang ngủ và lấy cắp kho báu của nó là mô típ phổ biến trong nhiều bộ saga bằng tiếng Bắc Âu cổ.[38] Cuốn saga vào thế kỷ mười bốn Flóres saga konungs ok sona hans miêu tả một vị anh hùng chủ động cố không làm đánh thức con rồng đang ngủ lúc lẻn qua nó.[38] Trong Yngvars saga víðförla, nhân vật chính cố lấy cắp kho báu từ một số con rồng đang ngủ, song vô tình đánh thức chúng.[38] [[Thể loại:Thể loại:Động vật thần thoại]] [[Thể loại:Thể loại:Nhân vật cổ tích kiểu mẫu]] [[Thể loại:Thể loại:Rồng]] [[Thể loại:Thể loại:Bản mẫu webarchive dùng liên kết wayback]] [[Thể loại:Thể loại:Bài Wikipedia trích dẫn từ Encyclopaedia Britannica 1911 với dẫn chiếu từ Wikisource]] [[Thể loại:Thể loại:Bài viết có chữ Hán phồn thể]] [[Thể loại:Thể loại:Bài viết có chữ Hán giản thể]]
- ^ a b Mallory & Adams 2006, tr. 436–437.
- ^ a b c West 2007, tr. 255–263.
- ^ a b c d e Mallory & Adams 2006, tr. 437.
- ^ a b c d e Anthony 2007, tr. 134–135.
- ^ Ogden 2013, tr. 2–4.
- ^ Ogden 2013, tr. 2–3.
- ^ Drury, Nevill, The Dictionary of the Esoteric, Motilal Banarsidass Publ., 2003 ISBN 81-208-1989-6, p.79 Lưu trữ 27 tháng 12 2016 tại Wayback Machine.
- ^ West 2007, tr. 257.
- ^ a b c d e f g h West 2007, tr. 258.
- ^ Ogden 2013, tr. 47–48.
- ^ Hesiod (1914). “To Pythian Apollo”. Hesiod and the Homeric Hymns. Hine, Daryl biên dịch. University of Chicago Press (xuất bản 2005). tr. 122–134.
- ^ “Appendix Vergiliana: Culex”. thelatinlibrary.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2024.
- ^ Ogden 2013, tr. 59.
- ^ Deacy 2008, tr. 62.
- ^ Ogden 2013, tr. 28–29.
- ^ Ogden 2013, tr. 28.
- ^ a b Ogden 2013, tr. 26–27.
- ^ a b Ogden 2013, tr. 26.
- ^ a b c Ogden 2013, tr. 27.
- ^ Ogden 2013, tr. 33.
- ^ Ogden 2013, tr. 33–34.
- ^ a b c d Ogden 2013, tr. 37.
- ^ “Hesperia | American School of Classical Studies at Athens”. ascsa.edu.gr. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2022.
- ^ Ogden 2013, tr. 38.
- ^ MacCulloch 1998, tr. 156.
- ^ a b c d West 2007, tr. 159.
- ^ Rauer 2000, tr. 81–81.
- ^ Rauer 2000, tr. 74–77.
- ^ Rauer 2000, tr. 77–81.
- ^ Niles 2013, tr. 122.
- ^ Niles 2013, tr. 122–123.
- ^ Rauer 2000, tr. 80–82.
- ^ a b Niles 2013, tr. 123.
- ^ Niles 2013, tr. 123–124.
- ^ a b Haimerl 2013, tr. 36–38.
- ^ a b Haimerl 2013, tr. 41.
- ^ Niles 2013, tr. 119.
- ^ a b c Rauer 2000, tr. 85.