Thành viên:Ltn12345/Thoả thuận Daruvar
Khu vực bảo vệ Liên Hợp Quốc Tây Slavonia (xanh lá cây) trên bản đồ Croatia. Các Khu vực bảo vệ của Liên Hợp Quốc khác có màu đỏ, xanh và tím. | |
Ngày kí | 18 tháng 2 năm 1993 |
---|---|
Nơi kí | Daruvar, Croatia |
Người trung gian | Gerard Fischer |
Bên kí | Cộng hòa Serbia Krajina: Veljko Džakula, Dušan Ećimović, Milan Vlaisavljević, Mladen Kulić, Đorđe Lovrić và Milan Radaković Croatia: Zlako Kos, Zdravko Sokić, Ivan Volf, Vladimir Delač và Želimir Malnar |
Bên tham gia | Croatia Cộng hòa Serbia Krajina |
Thỏa thuận Daruvar (tiếng Serbia-Croatia: Daruvarski sporazum) là một thỏa thuận giữa Croatia và Cộng hòa Serbia Krajina (RSK), đàm phán trong Khu vực bảo vệ của Liên hợp quốc (UNPA) ở Tây Slavonia vào ngày 18 tháng 2 năm 1993. Thỏa thuận đã tái thiết mạng lưới cung cấp điện nước, cho phép người tị nạn trở về nhà và mở các tuyến đường vận tải kéo dài qua Tây Slavonia, kết nối với các khu vực do Quân đội Croatia kiểm soát. Thoả thuận này cũng cung cấp một khuôn khổ để cải thiện hơn nữa điều kiện sống của người dân ở cả khu vực do Croatia và RSK kiểm soát.
Thỏa thuận Daruvar, được làm trung gian bởi người đứng đầu Các vấn đề dân sự của Liên Hợp Quốc ở Slavonia Gerard Fischer, đã được đàm phán trong bí mật. Khi các nhà chức trách RSK ở Knin biết về thỏa thuận này, những người ký thay mặt cho RSK đã bị sa thải và bắt giữ. Chính quyền RSK coi đây là hành động phản quốc. Fischer và các quan chức Liên Hợp Quốc khác có liên quan đã bị Liên Hợp Quốc chỉ trích vì quá quyết đoán trong vấn đề này.
Bối cảnh
sửaVào tháng 11, Croatia, Serbia và Quân đội Nhân dân Nam Tư (Jugoslovenska Narodna Armija - JNA) đã đồng ý về kế hoạch Vance, tạm dừng giao tranh và bắt đầu lên bàn đàm phán. Bên cạnh việc ngừng bắn, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc ở Croatia - Lực lượng bảo vệ của Liên hợp quốc (UNPROFOR) cũng được triển khai để bảo vệ dân thường tại các khu vực được chỉ định là Khu bảo vệ của Liên hợp quốc (UNPA).[1] Lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào ngày 3 tháng 1 năm 1992.[2] Ngay sau khi kế hoạch Vance được thực thi, Cộng đồng Kinh tế châu Âu đã công bố quyết định công nhận ngoại giao cho Croatia vào ngày 15 tháng 1 năm 1992,[3] trong khi lãnh thổ kiểm soát bởi người Serb và JNA được gọi là Cộng hòa Serbia Krajina (RSK).[4]
Mặc dù Hiệp định Geneva yêu cầu JNA rút lực lượng và trang thiết bị ra khỏi Croatia ngay lập tức, JNA đã kéo dài quá trình này từ bảy đến tám tháng. Khi lực lượng JNA cuối cùng được rút ra, JNA để lại vũ khí trang thiết bị cho RSK.[5] Do các vấn đề về tổ chức và vi phạm lệnh ngừng bắn, UNPROFOR đã không bắt đầu triển khai cho đến ngày 8 tháng 3.[6] UNPROFOR đã mất hai tháng để tập hợp đầy đủ tại các Khu bảo vệ của Liên hợp quốc.[7] UNPROFOR được giao nhiệm vụ phi quân sự hóa các Khu bảo vệ của Liên hợp quốc, duy trì lệnh ngừng bắn, giám sát cảnh sát địa phương và tạo điều kiện cho những người tị nạn hồi hương,[8] bao gồm hơn 300.000 người Croatia bị đuổi khỏi lãnh thổ do RSK kiểm soát,[9] và 20.000 người Serbia bị Quân đội Croatia bắt giữ (Hrvatska vojska - HV) trong Chiến dịch Swath-10, Papuk -91 và Hurricane-91 vào cuối năm 1991.[10]
Một phần của miền tây Slavonia, được chỉ định là UNPA Tây Slavonia. Không giống như các Khu bảo vệ của Liên hợp quốc khác, RSK chỉ kiểm soát khoảng một phần ba UNPA nằm ở phía nam — tập trung ở Okučani. Khu vực do RSK nắm giữ bao gồm một phần của đường cao tốc Zagreb-Belgrade.[11] Lực lượng UNPROFOR được triển khai đến Tây Slavonia cho rằng rằng HV sẽ tấn công khu vực để kiểm soát đường cao tốc.[12] Đáp lại, UNPROFOR đã triển khai lực lượng phủ đầu chống lại cuộc tấn công của HV.[13]
Kế hoạch hợp tác
sửaViệc phân chia Tây Slavonia thành các khu vực do Croatia và RSK kiểm soát đã chia cắt thị trường nông sản địa phương. Hầu hết nông dân không thể tiếp cận được các nhà máy chế biến thực phẩm. Hơn nữa, khu vực do RSK kiểm soát bị thiếu hụt nghiêm trọng về nhiên liệu và điện, trong khi khu vực Pakrac do Croatia kiểm soát đã bị khỏi cắt hệ thống cấp nước từ khu vực do RSK quản lý. Tình hình này đã khiến người đứng đầu Các vấn đề dân sự của Liên Hợp Quốc tại Tây Slavonia, Gerard Fischer và Carlos Maria Zabala, sĩ quan chỉ huy UNPROFOR ở Tây Slavonia, đề xuất chính quyền địa phương hai bên trong khu vực tăng cường hợp tác.[14] Theo đó, ngũ cốc trồng ở khu vực do RSK kiểm soát được xay xát trong các nhà máy ở khu vực do Croatia kiểm soát. RSK sẽ cung cấp nước cho khu vực Pakrac đổi lấy điện cung cấp từ Croatia. Chính quyền địa phương cũng đã chấp thuận cho phép những người tị nạn trở về một cách hạn chế. 2.500 người tị nạn sẽ được phép xây dựng lại nhà cửa, được tài trợ bởi chính phủ Áo.[15]
Thỏa thuận chính thức
sửaFischer đã cố gắng giành sự ủng hộ cho các chương trình hợp tác và mở rộng phạm vi của chúng ở Tây Slavonia.[16] Fischer cũng đảm bảo với RSK rằng điều này sẽ ngăn chặn các cuộc giao tranh tái diễn trong khu vực.[17] Kết quả những nỗ lực của Fischer là Thỏa thuận Daruvar,[16] ký kết tại Daruvar vào ngày 18 tháng 2. Theo đó hai bên đồng ý tái thiết mạng lưới cung cấp điện nước, mở lại đoạn đường cao tốc Zagreb – Belgrade và đường sắt Novska – Nova Gradiška, sửa chữa các đường dây viễn thông, thành lập một ủy ban chung có nhiệm vụ ổn định cuộc sống người dân, cho phép tất cả những người tị nạn trở về nhà, đảm bảo quyền tiếp cận tài sản của người dân dọc theo ranh giới ngừng bắn, và tổ chức các cuộc họp với chính quyền địa phương thảo luận hợp tác.[18]
Thay mặt chính quyền RSK, thỏa thuận đã được ký bởi Veljko Džakula, Dušan Ećimović, Milan Vlaisavljević, Mladen Kulić, Đorđe Lovrić và Milan Radaković.[18] Vào thời điểm đó, Džakula giữ chức vụ phó thủ tướng, trong khi Ećimović là một bộ trưởng trong chính phủ RSK.[19] Những người ký thay mặt chính quyền Croatia là Zlatko Kos, Zdravko Sokić, Ivan Volf, Vladimir Delač và Želimir Malnar. Fischer đã ký thỏa thuận với tư cách là nhân chứng.[18] Sau này, tại phiên tòa xét xử Milan Martićheo, Džakula làm chứng rằng Ivan Milas có mặt tại buổi ký kết thỏa thuận với tư cách là đại diện của Chính phủ Croatia, cùng với Joško Morić, Thứ trưởng Bộ trưởng Nội vụ Croatia. Theo Džakula, mặc dù các cuộc đàm phán trước đó được giữ bí mật, không có nỗ lực nào được thực hiện để che giấu việc ký kết thỏa thuận.[20]
Hậu quả
sửaCác nhà chức trách trung ương RSK ở Knin biết về thỏa thuận này thông qua một báo cáo do Quân đoàn 18 của Quân đội Cộng hòa Serb Krajina đệ trình vào ngày 26 tháng 2, tám ngày sau khi nó được ký kết.[21] Sự phản đối chính đối với thỏa thuận đến từ Milan Martić, Bộ trưởng Nội vụ RSK. Lãnh đạo Đảng Dân chủ Serb cầm quyền cáo buộc Džakula giao lãnh thổ RSK cho Croatia.[22] Ban lãnh đạo RSK coi Thỏa thuận Daruvar tương đương với việc thừa nhận tính không khả thi về kinh tế của RSK và một hành động phản quốc.[23] Chính quyền Tây Slavonia do RSK kiểm soát đã lên án thỏa thuận vì nó chỉ được ban hành bằng tiếng Croatia và không ghi nhận sự tồn tại của RSK hay các đơn vị hành chính của RSK.[24]
Džakula và Ećimović đã nhanh chóng bị sa thải.[19] Những người khác ký thỏa thuận cũng bị bãi nhiệm chức vụ. Tại cuộc bầu cử địa phương được tổ chức vào tháng 5 năm 1993, Džakula được bầu làm Thị trưởng thành phố Pakrac. Vào ngày 21 tháng 9, Džakula và Ećimović bị bắt,[25] và bị đưa đến nhà tù Knin. Hai người sau đó được đưa đến Glina trong khi nhà chức trách tiến hành các cuộc điều tra.[26] Vào ngày 3 tháng 12, sau khi được thả ra từ, họ lại nhận được lệnh bắt giữ vài ngày sau đó. Để trốn tránh sự truy bắt, họ đã trốn khỏi RSK đến Serbia.[27] Vào ngày 4 tháng 2 năm 1994, Džakula bị các đặc vụ RSK bắt cóc tại Belgrade và đưa trở lại RSK.[28]
Phản ứng của RSK đã chấm dứt nỗ lực của Fischer. Liên Hợp Quốc sau đó đã chỉ trích Fischer, Zabala và Platzer, cho rằng 3 người đã quá quyết đoán trong vấn đề này. Fischer rời Croatia,[23] và Jordan Shabshough thay thế Zabala vào tháng 3.[29] Đường cao tốc Zagreb-Belgrade được mở lại vào tháng 12 năm 1994 thông qua một thỏa thuận riêng giữa chính phủ RSK và Croatia. Tuy nhiên, một loạt xung đột vũ trang vào cuối tháng 4 năm 1995 đã dẫn đến một cuộc can thiệp quân sự của Croatia, chiếm được một phần của Khu vực Tây Slavonia do RSK kiểm soát vào đầu tháng 5.[30]
Chú thích
sửa- ^ Armatta (2010), tr. 194–196.
- ^ Marijan (2012), tr. 103.
- ^ The New York Times (1991).
- ^ Ahrens (2007), tr. 110.
- ^ Armatta (2010), tr. 197.
- ^ Trbovich (2008), tr. 300.
- ^ CIA (2002), tr. 106–107.
- ^ Hague (1995), tr. 5.
- ^ Calic (2012), tr. 122.
- ^ HRW (1992), chú thích 28.
- ^ Hague (1995), tr. 6.
- ^ Hewitt (1998), tr. 52.
- ^ Hague (1995), tr. 23.
- ^ Wilson Young (2010), tr. 191.
- ^ Wilson Young (2010), tr. 192.
- ^ a b Wilson Young (2010), tr. 198.
- ^ ICTY (2006), tr. 361.
- ^ a b c Rupić & Vučur (2010), tr. 248–249.
- ^ a b ICTY (2006), tr. 362.
- ^ ICTY (2006), tr. 360.
- ^ Rupić & Vučur (2010), tr. 247–248.
- ^ Caspersen (2010), tr. 104.
- ^ a b Wilson Young (2010), tr. 199.
- ^ Rupić & Sekula (2010), tr. 146–147.
- ^ ICTY (2006), tr. 363.
- ^ ICTY (2006), tr. 364.
- ^ ICTY (2006), tr. 370–371.
- ^ ICTY (2006), tr. 373.
- ^ Filipović (2008), tr. 64.
- ^ CIA (2002), tr. 296-269.
Tham khảo
sửa- Sách
- Ahrens, Geert-Hinrich (2007). Diplomacy on the Edge: Containment of Ethnic Conflict and the Minorities Working Group of the Conferences on Yugoslavia. Washington, D.C.: Woodrow Wilson Center Press. ISBN 978-0-8018-8557-0.
- Armatta, Judith (2010). Twilight of Impunity: The War Crimes Trial of Slobodan Milosevic. Durham, North Carolina: Duke University Press. ISBN 978-0-8223-4746-0.
- Calic, Marie-Janine (2012). “Ethnic Cleansing and War Crimes, 1991–1995”. Trong Ingrao, Charles W.; Emmert, Thomas Allan (biên tập). Confronting the Yugoslav Controversies: A Scholars' Initiative. West Lafayette, Indiana: Purdue University Press. tr. 115–153. ISBN 978-1-55753-617-4.
- Caspersen, Nina (2010). Contested Nationalism: Serb Elite Rivalry in Croatia and Bosnia in the 1990s. New York: Berghahn Books. ISBN 978-1-84545-726-6.
- Central Intelligence Agency, Office of Russian and European Analysis (2002). Balkan Battlegrounds: A Military History of the Yugoslav Conflict, 1990–1995. Washington, D.C.: Central Intelligence Agency. ISBN 9780160664724. OCLC 50396958.
- Hague, K. C. (1995). UNPROFOR: A Perspective From the Field. Carlisle Barracks, Pennsylvania: United States Army War College. OCLC 32989633.
- Hewitt, Dawn M. (1998). From Ottawa to Sarajevo: Canadian Peacekeepers in the Balkans. Kingston, Ontario: Centre for International Relations, Queen's University. ISBN 978-0-88911-788-4.
- Rupić, Mate; Sekula, Janja biên tập (2010). Republika Hrvatska i Domovinski rat 1990.-1995. - Dokumenti, Knjiga 8 [The Republic of Croatia and the Croatian War of Independence 1990–1995 - Documents, Volume 8] (PDF) (bằng tiếng Croatia). Zagreb, Croatia: Hrvatski memorijalno-dokumentacijski centar Domovinskog rata. ISBN 978-953-7439-13-2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2013.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
- Rupić, Mate; Vučur, Ilija biên tập (2010). Republika Hrvatska i Domovinski rat 1990.-1995. - Dokumenti, Knjiga 7 [The Republic of Croatia and the Croatian War of Independence 1990–1995 - Documents, Volume 7] (PDF) (bằng tiếng Croatia). Zagreb, Croatia: Hrvatski memorijalno-dokumentacijski centar Domovinskog rata. ISBN 978-953-7439-13-2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2013.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
- Trbovich, Ana S. (2008). A Legal Geography of Yugoslavia's Disintegration. Oxford, England: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-533343-5.
- Wilson Young, Nick (tháng 2 năm 2010). “"A More Human Channel": Grassroots Peacebuilding in Ceasefire-Divided Pakrac”. Trong Božičević, Goran (biên tập). Collusion and Disobedience. Grožnjan, Croatia: Miramida Centar – Regional Peacebuilding Exchange. tr. 190–205. ISBN 978-953-56089-0-5.
- Nghiên cứu học thuật
- Filipović, Vladimir (tháng 7 năm 2008). “Kanadska Brigada "Princeza Patricija" u zapadnoj Slavoniji 1992.-1993.: Pripreme, djelovanje, poteškoće” [Canadian Princess Patricia Brigade in Western Slavonia 1992–1993: Preparations, Activities, Problems]. Polemos: Journal of Interdisciplinary Research on War and Peace (bằng tiếng Croatia). Zagreb, Croatia: Croatian Sociological Association and Jesenski & Turk Publishing House. 11 (22): 51–70. ISSN 1331-5595.
- Marijan, Davor (tháng 5 năm 2012). “The Sarajevo Ceasefire – Realism or strategic error by the Croatian leadership?”. Review of Croatian History. Croatian Institute of History. 7 (1): 103–123. ISSN 1845-4380.
- Báo chí
- Kinzer, Stephen (ngày 24 tháng 12 năm 1991). “Slovenia and Croatia Get Bonn's Nod”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2012.
- Các nguồn khác
- “Appendix E: Helsinki Watch Letter to Franjo Tudjman, President of the Republic of Croatia, ngày 13 tháng 2 năm 1992” (PDF). War Crimes in Bosnia-Hercegovina. New York City, New York: Human Rights Watch. ngày 13 tháng 2 năm 1992. tr. 310–357. ISBN 1-56432-083-9.
- “Trial of Milan Martić (IT-95-11-PT), Transcript” (PDF). International Criminal Tribunal for the former Yugoslavia. ngày 16 tháng 1 năm 2006.