Giải vô địch bóng đá châu Âu là một giải đấu bóng đá ra đời vào năm 1960. Giải có sự góp mặt của các đội tuyển quốc gia nam từ các thành viên của Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) - cơ quan quản lý môn thể thao vua của châu Âu. Giải diễn ra 4 năm một lần. Đội giành chiến thắng trận chung kết đầu tiênLiên Xô, họ đã đánh bại Nam Tư 2–1 ở Paris sau khi hết hiệp phụ. Trong trận chung kết gần đây nhất được tổ chức ở Paris vào năm 2016, đội đăng quang chức vô địch Bồ Đào Nha với thắng lợi 1-0 trước Pháp sau khi hết hiệp phụ.

Trận chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu là trận đấu cuối cùng của giải, kết quả của trận sẽ phân định đội bóng trở thành nhà vô địch của châu Âu. Tính đến giải đấu năm 2016, nếu sau 90 phút thi đấu chính thức mà tỉ số là hòa, thì trận đấu có thêm 30 phút đá nữa, hay còn gọi là hiệp phụ. Nếu trận đấu vẫn có tỉ số hòa sau khi hết hiệp phụ, kết quả chung cuộc được định đoạt băng loạt sút luân lưu. Kế đó đội giành chiến thắng ở loạt sút luân lưu được tuyên bố là đội vô địch.[1] Cho đến nay trong 15 trận chung kết thì đã có tới 5 trận hòa, đội bóng giành chức vô địch chung cuộc được xác định bằng các hình thức tái đấu (1968), đá hiệp phụ (1960, 2016), loạt sút luân lưu (1976) hoặc bàn thắng vàng (1996, 2000).[2] Đội vô địch nhận một bản sao của chiếc cúp (bản gốc nằm trong tay UEFA), trong khi đội thất bại ở trận chung kết và các đội dừng bước ở bán kết thì nhận một tấm huy chương.[3] Huy chương vàng và bạc lần lượt được trao cho các cầu thủ của đội vô địch và đội giành ngôi á quân.[4]

Đức và Tây Ban Nha là hai đội bóng thành công nhất lịch sử giải đấu với 3 chức vô địch cho mỗi đội. Pháp là đội bóng duy nhất ngoài hai quốc gia có tới hai lần đăng quang, trong khi Nam Tư dù có tới hai lần lọt vào chung kết song chưa vô địch thành công lần nào. Hy Lạp, Hà LanĐan Mạch mỗi đội đã đoạt danh hiệu vô địch châu Âu ở lần duy nhất mà họ góp mặt trong trận chung kết, riêng Đan Mạch đã đại diện thay thế Nam Tư để tranh tài trước thềm giải vô địch năm 1992.[5]

Lịch sử hình thành

sửa

Trận chung kết đầu tiên của giải vô địch bóng đá châu Âu (lúc bấy giờ có tên là Chung kết Cúp các quốc gia châu Âu) được tổ chức vào tháng 7 năm 1960 tại Paris giữa Liên Xô và Nam Tư. Milan Galić ghi bàn thắng mở tỉ số cho Nam Tư trước nửa hiệp nhưng Slava Metreveli ghi bàn gỡ hòa sau ở hiệp thứ hai, tỉ số hòa cho đến hết trận và đưa hai đội vào đá hiệp phụ. Khi hiệp phụ còn lại 7 phút, Viktor Ponedelnik đem về thắng lợi cho Liên Xô với bàn ấn định tỉ số từ một cú đánh đầu.[6] Nhà vô địch năm 1960 giành vé dự trận chung kết giải năm 1964 và đối mặt với đội chủ nhà Tây Ban Nha. Jesús María Pereda ghi bàn thắng mở điểm cho đội nhà, nhưng trận đấu bị đưa về thế quân bình chỉ sau 2 phút với bàn gỡ hòa của Galimzyan Khusainov. Gần 80.000 khán giả tại sân vận động Santiago Bernabéu tại Madrid đã hồi hộp chờ đợi đội tân vô địch và chỉ 6 phút sau, cú đánh đầu của cầu thủ Marcelino đã đem về thắng lợi cho người Tây Ban Nha.[7]

Đội chủ nhà Ý, đã chạm trán Nam Tư ở trận chung kết giải năm 1968 (ngày nay đã được đổi tên thành giải vô địch bóng dá châu Âu). Ý đã giành quyền thi đấu trận chung kết nhờ chiến thắng trong cuộc tung đồng xu ở trận bán kết hòa không bàn thắng với Liên Xô. Trận chung kết khép lại với tỉ sô 1–1, buộc hai đội phải tiến hành tái đấu sau đó hai ngày. Lần này Ý là đội giành chiến thắng 2–0 với các bàn thắng của Luigi RivaPietro Anastasi ghi ở hiệp một.[8] 4 năm sau, trận chung kết tổ chức ở Brussels đã chứng kiến một tỉ số kỷ lục kéo dài tới tận 44 năm về sau. Trong lần thứ 3 dự trận chung kết sau 4 giải đấu, Liên Xô đã phải nhận thất bại 3–0 trước Tây Đức bởi các bàn thắng của Gerd MüllerHerbert Wimmer.[9] Đội đương kim vô địch đã tiến vào trận chung kết của giải năm 1976, nơi họ đối mặt với Tiệp Khắc. Bàn thắng gỡ hòa muộn của cầu thủ người Đức Bernd Hölzenbein đã biến tỉ số trận đấu thành 2–2, đưa hai đội vào đá hiệp phụ và sau cùng phải bước vào loạt sút luân lưu để phân định thắng thua. Sau 7 loạt đá thành công, Uli Hoeneß đá hỏng, còn Antonín Panenka của Tiệp Khắc tận dụng cơ hội ghi bàn và đem về chức vô địch cho người Tiệp Khắc. Cú sút chế nhạo "táo bạo" của Panenka[10] được UEFA miêu tả "có lẽ là quả đá phạt đền nổi tiếng nhất mọi thời đại" đã đem về chiến thắng chung cuộc cho Tiệp Khắc với tỉ số 5–3 trên loạt đá luân lưu.[11]

4 năm sau, trận chung kết trở về sân Stadio Olimpico, nơi tuyển Tây Đức trong lần thứ 3 dự trận chung kết phải đối đầu với tuyển Bỉ. Horst Hrubesch ghi bàn sớm ở hiệp một, trước khi René Vandereycken cân bằng tỉ số cho tuyển Bỉ bằng một cú đá phạt đền ở hiệp hai. Khi trận đấu còn hai phút, Hrubesch đưa Tây Đức vượt lên dẫn trước từ một quả đá phạt góc của Karl-Heinz Rummenigge, đem về chiếc cúp bạc thứ hai cho người Tây Đức.[12] Trận chung kết năm 1984 tại Paris có sự góp mặt của đội chủ nhà Pháp chạm trán nhà cựu vô địch năm 1964 Tây Ban Nha. Hai bàn thắng ở hiệp hai, mỗi bàn do Michel PlatiniBruno Bellone lập công đã đem về thắng lợi cho đội nhà;[13] Platini kết thúc giải với 9 bàn thắng, là chân sút ghi nhiều bàn nhất trong trận chung kết của giải tính đến nay.[14] Hà Lan lọt vào trận chung kết lần đầu tiên ở giải đấu năm 1988 tổ chức tại Tây Đức, nơi họ chạm trán Liên Xô - đội có tới lần thứ 4 đá trận chung kết. Ruud Gullit ghi bàn ở hiệp một và Marco van Basten lập công nhân đôi tỉ số ở hiệp hai cho Hà Lan bằng một cú đá vô lê, được nhiều người miêu tả là "siêu phẩm",[15] "tuyệt đẹp",[16] và "bàn thắng đẹp nhất lịch sử giải đấu".[17] Với chiến thắng chung cuộc 2–0, Hà Lan đã đoạt được danh hiệu "lớn" đầu tiên của họ.[18]

Sau khi Nam Tư bị trục xuất khỏi giải vào năm 1992, Đan Mạch đã được mời tham dự thay thế và lọt vào trận chung kết để gặp đội bóng tới từ nước Đức mới thống nhất. Các bàn thắng của John JensenKim Vilfort đã đem về chiến thắng 2–0 cho người Đan Mạch trong trận chung kết vô địch châu Âu lần đầu tiên và duy nhất của họ.[19] Sân vận động Wembley là nơi đăng cai trận chung kết giải năm 1996, nơi Cộng hòa Séc và Đức buộc phải bước vào hiệp phụ sau bàn thắng của Oliver Bierhoff gỡ hòa cho tuyển Đức, dù Patrik Berger đã ghi bàn trên chấm phạt đền mở tỉ số cho Cộng hòa Séc. Khi trận đấu còn 5 phút là hết hiệp phụ, Bierhoff ghi bàn thắng thứ hai của anh và của tuyển Đức, đồng thời là bàn thắng vàng đầu tiên trong lịch sử giải đấu, đem về danh hiệu thứ ba cho người Đức với tỉ số 2–1.[20] Giải đấu năm 2000 cũng định đoạt đội vô địch bằng bàn thắng vàng. Nhà vô địch thế giới năm 1998 là tuyển Pháp[21] gặp Ý tại sân Feijnoord Stadion ở Hà Lan, cả hai quốc gia này đều có lần thứ hai dự trận chung kết. Bàn thắng ở hiệp hai của Marco Delvecchio giúp Ý vươn lên dẫn 1–0 cho đến phút bù giờ, khi Sylvain Wiltord ghi bàn gỡ hòa "kịch tính" để đưa trận đấu vào đá hiệp phú. Cú vô lê của David Trezeguet ở phút 13 trong thời gian đá hiệp phụ đã biến Pháp trở thành nhà vô địch châu Âu lẫn vô địch thế giới.[22]

Theo lời của UEFA, giải đấu năm 2004 chứng kiến "một trong những cú sốc lớn nhất lịch sử giải đấu" khi Hy Lạp đả bại Bồ Đào Nha 1–0 trong trận chung kết.[23] Mặc dù chưa từng giành chiến thắng một trận nào ở một "giải đấu lớn", bàn thắng ở hiệp hai của tiền đạo Angelos Charisteas đã làm nên "một trong những cuộc lật đổ lớn nhất trong lịch sử bóng đá".[24] Đức đã giành quyền lọt vào trận chung kết thứ 6 vào năm 2008, đối thủ của họ là Tây Ban Nha tại giải đấu do Áo và Thụy Sĩ đồng đăng cai. Bàn thắng ở hiệp một của tiền đạo Fernando Torres là bàn thắng duy nhất của trận đấu, giúp Tây Ban Nha giành chiếc cúp vô địch châu Âu lần đầu tiên trong 44 năm.[25] Trận chung kết giải năm 2012 chứng kiến nhà đương kim vô địch châu Âu và thế giới Tây Ban Nha đối đầu với Ý tại Kyiv. Hai bàn thắng ở hiệp một, một bàn do công của David Silva và một bàn ghi bở Jordi Alba đã giúp đội đương kim vô dịch vươn lên dẫn 2–0 trước nửa hiệp. 15 phút sau khi hiệp hai bắt đầu, 4 phút sau khi được tung vào sân từ ghế dự bị, Thiago Motta phải nằm cáng rời sân làm cho Ý chỉ còn 10 cầu thủ trụ lại trong hiệp hai. Fernando Torres ghi bàn thứ ba, trở thành cầu thru đầu tiên ghi bàn ở hai trận chung kết vô địch châu Âu, kế đó còn kiến tạo cho Juan Mata lập công ở phút bù giờ, trận chung kết khép lại với tỉ số 4–0. Chiến thắng thứ ba trong trận chung kết của Tây Ban Nha đã đưa họ cùng tuyển Đức thành hai đội bóng thành công nhất lịch sử giải đấu, bên cạnh đó họ còn trở thành đội đầu tiên bảo vệ thành công danh hiệu vô địch châu Âu.[26] Bồ Đào Nha trở thành đội bóng thứ 10 giành chức vô địch châu Âu vào năm 2016, khi họ đánh bại chủ nhà Pháp 1–0 trong trận chung kết tại sân Stade de FranceSaint-Denis; trận đấu hòa không bàn thắng sau 90 phút thi đấu chính thức, để rồi Éder ghi bàn thắng quyết định sau 4 phút đầu của hiệp phụ thứ hai.[27]

Danh sách trận chung kết

sửa
Từ khóa
  Trận thắng trong thời gian hiệp phụ
  Trận thắng trên loạt sút luân lưu
& Trận thắng sau một trận tái đấu
§ Trận thắng bởi một bàn thắng vàng
  • Cột "Năm" chỉ năm tổ chức giải vô địch châu Âu, đính kèm liên kết tới bài viết nói về giải đấu ấy.
  • Các liên kết ở cột "Vô địch" và "Á quân" chỉ bài viết nói về đội tuyển bóng đá quốc gia, chứ không phải bài viết nói về quốc gia ấy.
  • Các liên kết đến cột "Tỉ số chung cuộc" chỉ bài viết nói về trận chung kết của giải đấu ấy.

Chú thích

sửa
  1. ^ Regulations, tr. 10.
  2. ^ “Golden goal rule downgraded to silver”. guardian.co.uk. London: Guardian News and Media. 28 tháng 4 năm 2003. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  3. ^ Regulations, tr. 3–4.
  4. ^ Regulations, tr. 4.
  5. ^ Fyodorov, Gennady (11 tháng 12 năm 2007). "Lucky" Hiddink keeps his magic touch with Russia”. Reuters. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2012.
  6. ^ “EURO cult heroes: Viktor Ponedelnik, 1960”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 6 tháng 1 năm 2011.
  7. ^ “Spain savour home comforts”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  8. ^ “Italy make most of good fortune”. UEFA.com. Liên đoàn bóng. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  9. ^ “West Germany make their mark”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  10. ^ Dunbar, Graham (2 tháng 7 năm 2010). “Abreu's 'Panenka' penalty revives 1976 classic”. USA Today. Associated Press. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012.
  11. ^ “Panenka the hero for Czechoslovakia”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  12. ^ “Hrubesch crowns West German win”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  13. ^ “Platini shines for flamboyant France”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  14. ^ “Euro History”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu ÂU. Truy cập 6 tháng 1 năm 2012.
  15. ^ “Van Basten heaps praise on Hiddink”, RTÉ.ie, Dublin: Raidió Teilifís Éireann, 20 tháng 6 năm 2008, Bản gốc lưu trữ 29 tháng 4 năm 2009, truy cập 6 tháng 1 năm 2012
  16. ^ “Van Basten baffled by bad luck”. Sporting Life. Leeds: 365 Media Group. 2 tháng 12 năm 2007. Truy cập 6 tháng 1 năm 2012.
  17. ^ “Final-week crescendo”. Sports Illustrated. New York: Time Warner. Associated Press. 29 tháng 6 năm 2004. Truy cập 6 tháng 1 năm 2012.
  18. ^ “Van Basten sparks Netherlands joy”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  19. ^ “Denmark late show steals spotlight”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  20. ^ “Football comes home for Germany”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  21. ^ “1998 FIFA World Cup France”. FIFA.com. Liên đoàn bóng đá thế giới. Truy cập 6 tháng 1 năm 2012.
  22. ^ “Trezeguet strikes gold for France”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  23. ^ “Underdogs Greece have their day”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  24. ^ “The Word is Greece”. Sports Illustrated. New York: Time Warner. Associated Press. 4 tháng 7 năm 2004. Truy cập 6 tháng 1 năm 2012.
  25. ^ “Spain deliver on promise at last”. UEFA.com. Liên đoàn bóng đá châu Âu. Truy cập 14 tháng 3 năm 2013.
  26. ^ “Euro 2012 final: Spain v Italy”. BBC Sport. British Broadcasting Corporation. 1 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập 1 tháng 7 năm 2012.
  27. ^ McNulty, Phil (11 tháng 7 năm 2016). “Portugal 1-0 France (AET)”. BBC Sport (British Broadcasting Corporation). Truy cập 30 tháng 6 năm 2017.