Tỉnh ủy Bình Phước


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ X
(năm 2015 - tới nay)
Ủy viên
Bí thư Nguyễn Văn Lợi
Phó Bí thư (3) Nguyễn Văn Trăm
Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy (14) Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa X
Tỉnh ủy viên (52) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Chức năng Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại tỉnh Bình Phước
Cấp hành chính Cấp Tỉnh
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởi Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước
Cơ quan Kiểm tra Kỷ luật Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ Quốc lộ 14, Đồng Xoài, Bình Phước.
Lịch sử
Tiền thân
Tên gọi
10/1929 Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đồn điền cao su Phú Riềng
1/1937 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một
3/1951 Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ Thủ Biên
1/1955 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một
9/1960 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Biên
6/1961 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một
6/1961 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phước Thành
10/1967 Ban chấp hành Phân khu ủy Phân khu 5
5/1971 Ban chấp hành Phân khu ủy Thủ Biên
9/1972 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thủ Dầu Một
2/1976 Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Sông Bé
4/1977 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sông Bé
1/1997 Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Bình Dương
12/1997 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương
Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Tỉnh ủy Bình Phước hay còn được gọi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước, hay Đảng ủy tỉnh Bình Phước. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Bình Phước giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.

Đứng đầu Tỉnh ủyBí thư Tỉnh ủy và thường là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước hiện nay là Nguyễn Văn Lợi.

Lịch sử

sửa

Sự ra đời chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bình Phước và phong trào Phú Riềng Đỏ

sửa

Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt hình thành, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Sau khi thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng vào tháng 8 năm 1929, nhằm gây dựng và phát triển cơ sở của ĐảngNam Kỳ, Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đã cử Ngô Gia Tự vào Nam hoạt động. Sau khi đến Sài Gòn, Ngô Gia Tự tìm cách móc nối với các cơ sở của Chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên của Kỳ bộ Bắc Kỳ trước đây, trong đó có Chi bộ đồn điền cao su Phú Riềng. Ngô Gia Tự gặp được Nguyễn Xuân Cừ, giao cho Điều lệ Đảng và nhiệm vụ chuẩn bị thành lập chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng.

Đêm 28 tháng 10 năm 1929, tại khoảng rừng phía sau Làng 3 - đồn điền Phú Riềng, chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đồn điền cao su Phú Riềng được thành lập với 6 đảng viên, gồm: Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình, Phạm Thư Hồng, Tạ, Hòa và Doanh, do Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư. Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đồng thời cũng là chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập trong các đồn điền cao su.

Đầu năm 1930, Chi bộ Phú Riềng quyết định phát động một cuộc đấu tranh lớn trong dịp Tết Nguyên Đán, đòi những quyền lợi chính đáng cho công nhân cao su Phú Riềng. Ngày mồng Một, Tết Canh Ngọ (tức ngày 30-1-1930), công nhân đồn điền cao su Phú Riềng mở đầu cuộc đấu tranh để đưa các yêu sách lên chủ sở nhưng không được trả lời. Đến ngày 3-2-1930, phản ứng trước thái độ của giới chủ, 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng tiến hành tổng bãi công. Chủ đồn điền ra lệnh cho cai, lính xuống các làng bắt buộc công nhân đi làm. Một cai người Pháp đã đánh chết một công nhân và bắt giam một người khác. Phẫn nộ trước hành động tàn bạo của tên cai, quần chúng và công nhân nổi dậy.

Sáng ngày 4-2, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Phú Riềng, Công hội đỏ tổ chức một cuộc biểu tình lớn với sự tham gia của đông đảo quần chúng và công nhân của 10 làng, có các đội tự vệ hỗ trợ. Đoàn biểu tình kéo đến bao vây trụ sở và đòi gặp chủ đồn Soumagnac, đòi thực hiện các yêu sách. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng và công nhân, Soumagnac buộc phải chấp nhận chấp nhận thực hiện các yêu sách của công nhân. Thắng lợi của cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng là thắng lợi đầu tiên của phong trào công nhân cao su, nó có tác động mạnh và gây được tiếng vang lớn, không những ở Nam Kỳ mà còn trong phạm vi cả nước.

Sau thắng lợi của phong trào, Chi bộ Phú Riềng và Ban Chấp hành nghiệp đoàn chủ trương tạm giải tán lực lượng, chuyển hướng đấu tranh để tránh tổn thất, giữ vững tinh thần đấu tranh của quần chúng để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh khác. Chủ trương này được Xứ ủy Nam Kỳ, do Ngô Gia Tự làm Bí thư ủng hộ và trực tiếp chỉ đạo phải nhanh chóng thực hiện. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức lực lượng, sau thắng lợi bước đầu, nhiều cơ sở cách mạng bị chính quyền thực dân phát hiện, nhiều đảng viên, công nhân, quần chúng cốt cán bị địch bắt (như Trần Tử Bình, Nguyễn Mạnh Hồng, Tạ, Doanh...), đưa về Biên Hòa xét xử rồi bị đày đi Nhà tù Côn Đảo.

Trong những năm 1931-1935, tình hình cách mạng ở Bình Phước gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh chính quyền thực dân tăng cường các biện pháp khủng bố, đàn áp, bắt bớ hòng dập tắt các phong trào yêu nước của nhân dân ta... Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn, quần chúng yêu nước trong tỉnh vẫn thể hiện bản lĩnh và tinh thần kiên cường, duy trì được các cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức, gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn, thiệt hại. Cũng giai đoạn này các phong trào, các đảng viên và cơ sở cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam dần được phục hồi, gây dựng và phát triển.

tỉnh Thủ Dầu Một, từ cuối năm 1935, sau thời kỳ bị tổn thất và tạm lắng, các tổ chức đảng cộng sản và phong trào cách mạng đã dần được phục hồi. Cuối năm 1935, Xứ ủy Nam Kỳ cử Trương Văn Nhâm (Xứ ủy viên) và Trương Văn Bang (Ủy viên liên tỉnh ủy miền Đông, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ 1933-1935) liên lạc, trao đổi với Tỉnh ủy Gia Định về việc thành lập một đảng bộ mới ở tỉnh Thủ Dầu Một. Đầu năm 1936, Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Thủ Dầu Một được hình thành, gồm 5 đảng viên, do Trương Văn Nhâm (Ba Nhâm) làm Bí thư. Ở tỉnh Biên Hòa, cuối năm 1936, Liên tỉnh ủy miền Đông cử Trương Văn BangCao Hồng Lãnh về Biên Hòa hoạt động và vận động thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh Biên Hòa. Trên cơ sở đó, đến đầu năm 1937, Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Biên Hòa được thành lập gồm 6 đảng viên, do Trương Văn Bang làm Bí thư. Sự ra đời của các Tỉnh ủy lâm thờitỉnh Thủ Dầu Mộttỉnh Biên Hòa đã có tác động tích cực đến phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trên địa bàn các tỉnh.

tỉnh Thủ Dầu Một, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, trong năm 1936, đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, từ nông dân, công nhân, thợ thủ công đến công chức, tiểu thương, tiểu chủ... dưới sự lãnh đạo của các tổ chức Công hội, Nông hội, đòi những quyền lợi thiết thân hằng ngày. Ở địa bàn thuộc tỉnh Bình Phước hiện nay, tiêu biểu có cuộc đấu tranh của công nhân cao su các đồn điền Quản Lợi (tháng 8-1936) chống đánh đập công nhân.