Thành viên:Kd289/nháp/Phân biệt vùng miền ở Việt Nam

Phân biệt vùng miền ở Việt Nam

Bối cảnh

sửa

Việt Nam có diện tích kéo dài từ Nam đến Bắc bao gồm 3 miền và ngay từ lúc hình ảnh đã có sự khác nhau khi người Việt sinh sống ở phía Bắc, người Chăm ở giữa với Vương quốc Chăm Pangười Khmer với Vương quốc Phù Nam ở miền Nam.[1] Vào năm 1578, khi bị quân Chiêm Thành đánh phá, Nguyễn Hoàng cho phép Lương Văn Chánh chiếm đánh An Nghiệp, kinh thành của Vương quốc Chăm Pa. Sau đó, Nguyễn Hoàng cũng đã cho phép thực hiện nhiều chính sách mở mang bờ cõi về phía Nam.[2] Trước đó vào những năm 1533, Việt Nam cũng đã bắt đầu bị chia cắt bởi Bắc triều do nhà Mạc đứng đầu nắm giữ khu vực Thăng LongNam triều bởi nhà Hậu Lê từ Thanh Hóa trở vào hướng Nam.[3] Sau thời gian này, Việt Nam vẫn tiếp tục bị phân chia lãnh thổ bởi "vua Lê chúa Trịnh" và chúa Nguyễn ở miền Nam hay còn được gọi là Đàng TrongĐàng Ngoàisông Gianh trở thành khu vực bị ranh giới của hai Đàng.[3][4] Đến cuối thế kỷ XVIII, phong trào Tây Sơn của Nguyễn Huệ bắt đầu nổi dậy, lan rộng khắp mọi nơi. Sau nhiều cuộc tấn công vào Gia Định, Tây Sơn làm chủ toàn bộ phần lãnh thổ kéo dài từ Hải Vân về phía cực Nam Việt Nam. Sau đó, nhiều cuộc tấn công của quân Tây Sơn cũng tiến công ra Bắc, lật đổ Chúa Trịnh. Sau phong trào Tây Sơn, Nguyễn Huệ làm chủ toàn bộ phần đất từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài, Việt Nam thống nhất.[4] Tâm lý phân biệt Bắc – Nam được cho là đã được hình thành từ đây.[4]

Đến năm 1802, Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn lên ngôi hoàng đế, lập nên Triều Nguyễn, giai đoạn này lãnh thổ Việt Nam vẫn thống nhất.[5] Tuy nhiên, chưa đầy 60 năm sau, năm 1858, Pháp chính thức xâm lược Việt Nam[a][6] và dễ cai quản, người Pháp đã chia Việt Nam ra làm 3 lần lượt là Bắc Kỳ, Trung KỳNam Kỳ. Từ vấn đề chia cắt, mỗi nơi lại có sự khác biệt về văn hóa khác nhau trên cùng một lãnh thổ, Pháp tiếp tục thực hiện chính sách "chia để trị" để gây ra sự chia rẽ dân tộc mạnh mẽ trong cùng một quốc gia.[7][8][1] Đồng thời lúc này, Pháp được cho là đã cho phép "sự ly khai", "dân tộc tự trị" cho các dân tộc thiểu số. Sau sự kiện Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với hệ tư tưởng Chủ nghĩa cộng sản, chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam là nhà Nguyễn.[1][9] Trong khi đó, ở phía miền Nam, Quốc gia Việt Nam được thành lập theo thỏa thuận năm 1949 giữa Bảo Đại – cựu hoàng của nhà Nguyễn và Tổng thống Pháp.[10] Đến năm 1955, nhờ gian lận trong cuộc Trưng cầu dân ý với sự can thiệp của Edward Lansdale, Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại thành lập nên nhà nước Việt Nam Cộng hòa với hệ tư tưởng Chủ nghĩa tư bản, lấy Sài Gòn làm thủ đô và là đối trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[11]

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giành chiến thắng, Việt Nam được thống nhất với tên gọi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, bên thua cuộc lại cho rằng đang bị cướp nước và gọi sự kiện này là "Quốc hận".[12]

Ảnh hưởng

sửa

Nhiều câu ngạn ngữ mang hàm ý phân biệt vùng miền cũng đã ra đời như "Bắc Kỳ ăn quả cà na, ăn nhầm lựu đạn chết cha Bắc Kỳ"; "Ai ơi đừng lấy Bắc Kỳ, nó ăn rau muống nó lì như trâu"; "Dân Thanh Hóa ăn rau má, phá đường tàu"... và "Miền Nam đu càng theo Mỹ"; "Tụi ba que xỏ lá"... Những câu ngạn ngữ này được cho là tiếp tục lan truyền và ảnh hưởng vào tư tưởng của các thế hệ sau đó.

Vào khoảng những năm 2010, nhiều người lao động từ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh được miệt thị gọi với cái tên "dân vùng 4", ám chỉ "người dân ở khu vực Quân khu 4" đã bị kỳ thị tại các khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Nhiều doanh nghiệp tại Bình Dương còn công khai không tuyển lao động ở Thanh Hóa hay Nghệ An. Các doanh nghiệp này sau đó cũng đã bị lên án và tháo dỡ biển, nhưng khi các phóng viên giả dạng người tuyển dụng thì thu về thông tin, "Có nhận hồ sơ thì cũng bị đánh trượt nếu đến từ các tỉnh này".[13] Sự kỳ thị này cũng đã lặp lại những năm sau đó.[14]

Những năm 2023, từ hình ảnh so sánh phong tục tập quán khác nhau giữa hai vùng miền, nhiều người đã bắt đầu phê phán so sánh cái xấu ở mỗi địa phương và biến tướng thành phân biệt vùng miệt, đặc biệt là trên TikTok với những cụm từ như "Namkiki đâu ra gặp"; "Nói parky tự cái liền"; "Đúng là mấy thằng namkiki"[b]...[15][16] Theo Cổng thông tin tỉnh Lai Châu, các cụm từ này thường được phát ngôn bởi các tài khoản ảo, ẩn danh trên mạng xã hội nhằm "chia rẽ cộng đồng, xuyên tạc, kích động sự thù hằn, mâu thuẫn vùng miền".[17] Tương tự, một đối tượng chê bai xúc phạm miền Trung với nội dung, "Bạn nghĩ sao về người miền Trung?" cũng đã bị Công an tỉnh Lâm Đồng xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng.[18]

Phản ứng

sửa

Chính quyền Việt Nam

sửa

Chú thích

sửa

Nguồn chưa viết

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Lúc bấy giờ, Việt Nam có tên là Đại Nam.
  2. ^ "Parky" được đọc theo kiểu "Bắc Kỳ" và "Namkiki" (ghép từ "Nam" và "Kiki" – tiếng kêu của chó) được đọc hiểu là "Nam Kỳ".

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Thanh Quang (10 tháng 9 năm 2021). “Âm mưu thâm độc”. Báo Bình Phước. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ Minh Vượng (20 tháng 7 năm 2016). “Chúa Nguyễn Hoàng (1525-1613) người mở mang bờ cõi”. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  3. ^ a b T.Phong (16 tháng 10 năm 2018). “Cuộc chiến Lê - Mạc”. Báo Bình Phước. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  4. ^ a b c Nguyễn Thị Hiền (15 tháng 11 năm 2022). “Nguyễn Huệ với sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII”. Trường chính trị tỉnh Kon Tum. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  5. ^ “Vương triều nhà Nguyễn trong lịch sử phong kiến Việt Nam (1802 – 1945)”. Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế. 7 tháng 1 năm 2020.
  6. ^ Phòng Lý luận chính trị - Lịch sử Đảng (31 tháng 8 năm 2021). “Hai cuộc kháng Pháp của dân tộc Việt Nam”. Trang tin điện tử Đảng Bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ “Chính sách cai trị của thực dân Pháp và những biến đổi kinh tế - xã hội của Hà Đông”. Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. 24 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  8. ^ Minh Tân (23 tháng 7 năm 2023). "Chia để trị" là thủ đoạn thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và phương Tây”. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ Kim Giang (2 tháng 9 năm 2022). “Ngày 2-9-1945: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập”. Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  10. ^ Trương Điện Thắng (1 tháng 2 năm 2017). “Chuyện ở Thanh Quýt 70 năm trước”. Cổng thông tin điện tử Thị xã Điện Bàn. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  11. ^ Trương Hùng (24 tháng 4 năm 2009). “Hồ sơ mới giải mật: CIA và nhà họ Ngô (kỳ 2)”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  12. ^ Deepa Bharath; Orange County (25 tháng 4 năm 2008). “Black April events commemorate fall of Saigon”. Orange County Register (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  13. ^ Phạm An; Đức Hoàng; Hà Quang Minh. “Dấu hỏi kỳ thị trong lòng xã hội”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  14. ^ “Tái diễn "phân biệt người Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh" trong tuyển dụng lao động”. Tạp chí Lao động và Công đoàn. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  15. ^ Tiến Tú; Lê Phức (8 tháng 12 năm 2023). “Nhức nhối trào lưu phân biệt vùng miền trên mạng xã hội”. Báo điện tử VTV. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ Nguyễn Thị Thu Hà (5 tháng 12 năm 2023). “Nhức nhối nạn phân biệt vùng miền trên Tiktok - IOJ”. Viện Báo chí - Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.
  17. ^ “Parky” - Thuật ngữ khởi nguồn gây mất đoàn kết (15 tháng 2 năm 2024). “Phòng An ninh Chính trị nội bộ”. Trang thông tin điện tử Công an tỉnh Lai Châu.
  18. ^ Linh Anh (18 tháng 12 năm 2023). “Làm gì để chấm dứt tình trạng kỳ thị, phân biệt vùng miền trên TikTok?”. Báo Vĩnh Phúc. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2024.