Thành viên:Dam Tuan Quynh/nháp
1. Tài chính công
sửaBộ môn thành lập vào tháng 1 năm 2012. Bộ môn có 12 giảng viên trong đó có 2 Phó Giáo sư, 4 tiến sĩ, các giảng viên còn lại đều là thạc sĩ và hiện có 4 giảng viên đang học nghiên cứu sinh nước ngoài. Bộ môn phụ trách 5 môn học với 20 học phần. Bộ môn có 2 chuyên ngành đào tạo là Tài chính công và Quản lý thuế.
1. Các môn học phụ trách
a. Tài chính công: Nghiên cứu những vấn đề về hoạt động tài chính của khu vực công như chi tiêu công và đánh giá chi tiêu công, về thuế và tác động của thuế, ngân sách và quản lý ngân sách, về nợ và quản lý nợ của Chính phủ… Môn học đề cập đến các chính sách, các công cụ tài chính mà chính phủ sử dụng để thực hiện vai trò của mình và sự vận hành các công cụ đó trong điều kiện của Việt nam. Môn học tài chính công vừa đề cập đến các vấn đề có tính nguyên lý đồng thời cũng có các vấn đề mang tính nghiệp vụ cụ thể, các vấn đề liên quan đến các chế độ, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách về quản lý ngân sách nhà nước, chính sách thuế, chính sách về nợ và quản lý nợ của chính phủ.
b. Thuế: Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về thuế, về chính sách thuế, lý thuyết chung về quản lý thuế. Các khái niệm như tuân thủ thuế, rủi ro tuân thủ thuế, cơ cấu thuế tối ưu được phân tích trong môn học này. Ngoài ra, môn học cũng trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các chính sách thuế hiện hành của VN.
c. Thuế quốc tế: Nghiên cứu những vấn đề về chính sách thuế trong thương mại và đầu tư quốc tế: các nguyên tắc thuế quốc tế, đánh thuế trùng và các biện pháp xử lý hiện tượng đánh thuế trùng, chuyển giá trong thuế quốc tế, hiệp định tránh đánh thuế trùng, thiên đường thuế, thuế nhà thầu, thuế quốc tế với vấn đề bán phá giá, ...
d. Quản lý thuế: Nghiên cứu về nội dung quản lý thuế cũng như các chức năng quản lý thuế và các phương thức quản lý thích hợp đối với các chính sách thuế hiện hành ở Việt Nam. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Quản lý thuế như tổ chức bộ máy quản lý thuế, phương thức quản lý thuế hiện hành của Việt Nam và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thuế.
e. Quản lý tài sản công: Nghiên cứu và đề cập đến các vấn đề về tài sản và quản lý tài sản công trong nền kinh tế quốc dân. Khác với nhiều môn học khác, quản lý tài sản công vừa đề cập đến các vấn đề có tính nguyên lý về tài sản và quản lý tài sản thuộc khu vực công, đồng thời cũng có nhiều vấn đề mang tính nghiệp vụ cụ thể và có đề cập đến các chế độ, chính sách, các qui định của Nhà nước về các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng tài sản công trong nền kinh tế quốc dân.
2. Lĩnh vực nghiên cứu
- Chính sách thuế
- Quản lý thuế
- Các lý thuyết về thuế
- Kiểm soát chi ngân sách nhà nước
- Nợ công và Quản lý nợ công
- Quản lý thu chi ngân sách nhà nước
- Quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước
- Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá
- Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
- Quản lý tài sản công
2. Tài chính doanh nghiệp (Corporate finance)
sửa1. Quá trình phát triển
Bộ môn Tài chính doanh nghiệp, trực thuộc Viện Ngân hàng Tài chính (Khoa Ngân hàng-Tài chính trước đây) chính thức được thành lập vào năm 1992 trên cơ sở Bộ môn Tài chính và Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng và Tài chính. Ra đời trong năm đầu của thời kỳ Đổi mới, khi mà đất nước đang chuyển dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được đề cao trong nền kinh tế quốc dân, bộ môn được thành lập với sứ mệnh nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp nhằm giúp sức vào sự nghiệp phát triển chung, đặc biệt là mặt trận kinh tế của nước nhà. Trải qua hơn 25 năm tồn tại, xây dựng và phát triển, chứng kiến biết bao những thăng trầm của nhà trường và đất nước, bộ môn Tài chính doanh nghiệp vẫn luôn luôn vững vàng và từng bước từng bước vươn lên mạnh mẽ. Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của thế hệ đi trước, 24 giảng viên hiện nay của bộ môn với niềm hãnh diện sâu sắc, luôn tự nhắc nhở bản thân phải không ngừng phấn đấu để tiếp tục dựng xây bộ môn Tài chính doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ, nhà trường Đại học Kinh tế quốc dân ngày càng vững vàng và ý nghĩa nhất là đất nước Việt Nam ta ngày càng phồn vinh, phát triển.
2. Lãnh đạo qua các thời kỳ:
- 1977-1987 : Trưởng bộ môn: Nguyễn Thị Kim Quý; Phó trưởng bộ môn: Nguyễn Văn An
- 1987-1995: Bộ môn trực thuộc Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng và Tài chính: Trưởng bộ môn: GS.TS Nguyễn Văn Nam; Phó trưởng bộ môn PGS.TS Lê Đức Lữ
- 1995-1999: Bộ môn trực thuộc Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng – Tài chính: Trưởng bộ môn: GS.TS Nguyễn Văn Nam; Phó trưởng bộ môn: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo
- 1999-2008: Trưởng bộ môn: PGS.TS Lưu Thị Hương; Phó trưởng bộ môn: PGS.TS Vũ Duy Hào
- 2008-2011: Trưởng bộ môn: PGS.TS Vũ Duy Hào; Phó trưởng bộ môn: PGS.TS Trần Thị Thanh Tú
- 2011-nay: Trưởng bộ môn: PGS.TS Vũ Duy Hào; Phó trưởng bộ môn: ThS Tuấn (2011-2016); TS Lê Đức Hoàng (2016 đến nay)
3. Cơ cấu nhân lực hiện tại: GS: 0, PGS: 2, TS: 8, ThS: 15
STT | Họ và tên | Học hàm, học vị |
1 | Vũ Duy Hào | Phó Giáo sư, Tiến sĩ |
2 | Đàm Văn Huệ | Phó Giáo sư, Tiến sĩ |
3 | Lê Đức Hoàng | Tiến sĩ |
4 | Trần Tất Thành | Tiến sĩ |
5 | Phan Hồng Mai | Tiến sĩ |
6 | Đỗ Hồng Nhung | Tiến sĩ |
7 | Trần Đức Thắng | Tiến sĩ |
8 | Đào Anh Tuấn | Tiến sĩ |
9 | Trần Minh Tuấn | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
10 | Trần Thị Thu Hiền | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
11 | Trần Thị Lan Phương | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
12 | Trần Thị Thuỳ Dung | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
13 | Vũ Thị Hồng Lê | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
14 | Hoàng Khánh | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
15 | Trần Phi Long | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
16 | Lê Thu Thuỷ | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
17 | Lê Quốc Anh | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
18 | Đào Lê Trang Anh | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
19 | Nguyễn Hoàng | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
20 | Nguyễn Thanh Huyền | Thạc sĩ |
21 | Phạm Văn Tuệ Nhã | Thạc sĩ, Nghiên cứu sinh |
22 | Nguyễn Tuấn Anh | Thạc sĩ |
23 | Hoàng Thị Hồng Ngọc | Thạc sĩ |
4. Các môn học Bộ môn phụ trách:
- Tài chính doanh nghiệp 1: Sinh viên chính quy, tại chức, văn bằng 2
- Tài chính doanh nghiệp 2: Sinh viên chính quy, tại chức, văn bằng 2
- Phân tích tài chính: Sinh viên chính quy, tại chức, bằng 2,học viên cao học
- Thẩm định tài chính dự án: Sinh viên chính quy, tại chức, văn bằng 2, học viên cao học
- Tài chính doanh nghiệp: Sinh viên chính quy, tại chức, học viên cao học
- Quản trị tài chính: Sinh viên chính quy, tại chức, bằng 2, học viên cao học
- Lập kế hoạch tài chính: Học viên cao học
- Định giá tài chính doanh nghiệp: Học viên cao học
- Quản trị dòng tiền: Học viên cao học
- Chuyên đề Tài chính doanh nghiệp: Nghiên cứu sinh
5. Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản trị tài chính doanh nghiệp
- Thẩm định tài chính dự án
- Cấu trúc sở hữu doanh nghiệp
- Chi phí đại diện trong doanh nghiệp
- R&D trong doanh nghiệp
- Cơ cấu vốn doanh nghiệp
- Tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tài chính
- Nâng cao năng lực quản trị tài chính và năng lực tài chính cho các doanh nghiệp
- Chính sách và các giải pháp đối với an ninh tài chính tiền tệ
- Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
- Các vấn đề hiện tại về Ngân hàng thương mại
- Định giá doanh nghiệp
3. Tài chính quốc tế
sửa- Trưởng bộ môn TS Lương Thái Bảo
- Phó trưởng bộ môn TS Hoàng Thị Lan Hương
4. Thị trường chứng khoán
sửa1. Quá trình phát triển:
Bộ môn Thị trường Chứng khoán – Khoa Ngân hàng Tài chính được thành lập theo Quyết định số 1748/QĐ-TCCB ngày 14 tháng 6 năm 2006 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân trên cơ sở tách bộ môn Tài chính quốc tế và Thị trường Chứng khoán. Thành viên ban đầu của Bộ môn gồm có: Cố PGS.TS Vương Trọng Nghĩa; PGS.TS Trần Đăng Khâm, TS Lê Trung Thành; TS Lê Thị Hương Lan; TS Nguyễn Đức Hiển; ThS Tô Đức Hải; ThS Lê Thị Hải Trà; ThS Nguyễn Hương Giang.
Bộ môn bắt đầu giảng dạy môn Thị trường chứng khoán từ năm 1991 và bắt đầu đào tạo chuyên ngành Thị trường Chứng khoán từ khóa 42 vào năm 2000. Ngoài ra bộ môn còn chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học: Phân tích đầu tư chứng khoán, Môi giới chứng khoán, Phát hành và kinh doanh chứng khoán, Chứng khoán phái sinh, Chứng khoán thu nhập cố định, Tài chính hành vi. Lĩnh vực nghiên cứu của các thành viên trong bộ môn đa dạng và gồm có cả thị trường chứng khoán, ngân hàng và tài chính doanh nghiệp.
2. Lãnh đạo
- Trưởng bộ môn: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Huệ
- Phó trưởng bộ môn: TS Lê Thị Hương Lan
5. Ngân hàng thương mại
sửa1. Quá trình phát triển
Bộ môn Ngân hàng thương mại là bộ môn có lịch sử hình thành lâu đời nhất của Viện Ngân hàng Tài chính. Từ khi ra đời và trong quá trình phát triển, Bộ môn luôn nhận đuợc sự quan tâm, đóng góp và xây dựng của nhiều thế hệ lãnh đạo và các thầy cô giáo.
Chương trình giảng dạy và các môn học do bộ môn đảm nhiệm luôn được phát triển, cập nhật để đáp ứng các tiêu chuẩn về học thuật và nhu cầu thực tiễncủa nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng, với mục tiêu phù hợp và đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức của nhiều đối tượng học viên bao gồm sinh viên, nghiên cứu viên, các nhà hoạt động thực tiễn. Đó là các môn học mang dấu ấn của Bộ môn trong những ngày đầu thành lập Bộ môn và gắn với thời kỳ đất nước thực hiện “thống nhất đất nước và thống nhất tiền tệ” như Lưu thông tiền tệ tư bản chủ nghĩa, Lưu thông tiền tệ Xã hội chủ nghĩa, Kế hoạch hóa tín dụng, Kế hoạch hóa lưu thông tiền mặt. Hay các môn học mới đã được điều chỉnh, đổi mới và bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế và thị trường tài chính mở cửa hội nhập như Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Toán Tài chính, Marketing Ngân hàng, Kế toán và xử lý thông tin trong Ngân hàng thương mại, Quản trị rủi ro... Một số môn học là của Bộ môn trước đây nay đã trở thành các môn học chủ đạo của các Bộ môn thành lập sau đó như Tài chính doanh nghiệp (của Bộ môn Tài chính doanh nghiệp), Thị trường chứng khoán (của Bộ môn Thị trường chứng khoán), Tài chính quốc tế (của Bộ môn Tài chính quốc tế).
2. Lãnh đạo
- Trưởng bộ môn: PGS.TS Lê Thanh Tâm
- Phó trưởng bộ môn: TS. Đỗ Hoài Linh
6. Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
sửa1. Quá trình phát triển
Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ là Bộ môn có lịch sử hình thành sớm nhất của Viện Ngân hàng – Tài chính. Ban đầu, Bộ môn có tên gọi là Bộ môn Tài chính và Tín dụng. Sau đó đến những năm 1960 được hình thành hai Bộ môn là Bộ môn Tài chính học và Lý thuyết Tiền tệ Tín dụng. Sau năm 1965 ngành ngân hàng và tài chính được chuyển sang Đại học tài chính, tại đây còn lại môn nguyên lý chung là Tài chính học và Lý thuyết Tiền tệ Tín dụng. Hai môn này được nhập vào thành một Bộ môn gọi là Bộ môn Lý thuyết Tài chính. Năm 1977 hình thành Khoa Ngân hàng, Bộ môn Lý thuyết Tài chính được đổi tên thành Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ. Sau này do chủ trương của Trường mỗi chuyên ngành do một Bộ môn quản lý, chuyên ngành tài chính công do Bộ môn Lý thuyết Tài chính quản lý nên năm 2003 được đổi thành Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ và Tài chính công. Năm 2012, cùng với việc thành lập Viện Ngân hàng - Tài chính, Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ và Tài chính công được tách thành hai Bộ môn là Bộ môn Lý thuyết Tài chính Tiền tệ và Bộ môn Tài chính công. Hiện nay, Bộ môn giảng dạy môn học Lý thuyết Tài chính Tiền tệ 1 cho sinh viên khối ngành kinh tế, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ 1 và các môn học khác do Bộ môn đảm nhiệm cho sinh viên chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính đào tạo bậc đại học và sau đại học.
2. Cán bộ giảng viên
- Trưởng Bộ môn: PGS.TS Cao Thị Ý Nhi
- Phó trưởng Bộ môn: TS Đoàn Phương Thảo
- Các giảng viên cơ hữu của Bộ môn: PGS. TS Cao Thị Ý Nhi, PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, TS. Đoàn Phương Thảo, TS Đặng Anh Tuấn, TS Nguyễn Thị Hoài Phương, TS Trần Tố Linh, TS Phạm Thành Đạt, ThS Đặng Ngọc Biên, ThS Dương Thúy Hà, ThS Tạ Nhật Linh, ThS Phan Thu Trang, ThS Hoàng Trung Lai, ThS Lê Vân Chi, ThS Phạm Thùy Dung, ThS Võ Thế Vinh, ThS Ngô Thị Minh Hằng, ThS Trần Anh Ngọc, Ths Ngô Thanh Xuân, Thầy Hoàng Xuân Quế
- Các giảng viên kiêm giảng: ThS Nguyễn Thị Minh Quế, thầy Lục Diệu Toán, thầy Cao Cự Bốn
3. Các môn học Bộ môn đảm nhiệm
- Đào tạo đại học: Lý thuyết tài chính tiền tệ 1, Lý thuyết tài chính tiền tệ 2, Ngân hàng trung ương, Đề án môn học Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
- Đào tạo sau đại học:
- Cao học: Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, Ngân hàng Trung ương
- Nghiên cứu sinh: Lý thuyết chuyên ngành ngân hàng – tài chính nâng cao
3. Lĩnh vực nghiên cứu: Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính; Hệ thống tài chính và các định chế tài chính; Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ