Ngày Martin Luther King Jr.

ngày lễ tại Hoa Kỳ

Ngày Martin Luther King Jr. (tiếng Anh: Martin Luther King Jr. Day), tên chính thức là Sinh nhật Martin Luther King, Jr. (tiếng Anh: Birthday of Martin Luther King, Jr.[1]), đôi khi còn được gọi là Ngày MLK (MLK Day) là một ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ, được tổ chức nhằm tưởng niệm sinh nhật của Mục sư Martin Luther King Jr. Nó diễn ra vào ngày thứ Hai thứ ba hằng năm.[2] Tuy nhiên trên thực tế, sinh nhật của Mục sư King là là ngày 15 tháng 1 năm 1929. Ngày lễ này tương tự những ngày lễ khác được định theo Đạo luật Ngày lễ thứ Hai Đồng hạng. Ngày sớm nhất cho ngày lễ này là ngày 15 tháng 1 và trễ nhất là ngày 21 tháng 1.

Martin Luther King, Jr.

King là phát ngôn viên chính cho các hoạt động bất bạo động trong Phong trào dân quyền nhằm phản đối phân biệt chủng tộc trong những bộ luật cấp tiểu bang và liên bang. Không lâu sau khi ông bị ám sát năm 1968 đã có một cuộc vận động nhằm thành lập một ngày lễ để tôn vinh ông. Tổng thống Ronald Reagan đã ký một đạo luật để khai sinh ngày lễ này vào năm 1983, và lễ được bắt đầu tưởng niệm ba năm sau đó. Ban đầu, một số tiểu bang vẫn kháng cự ngày lễ, dùng một số tên gọi thay thế hoặc gộp nó lại với một số ngày lễ khác. Mãi đến năm 2000 nó mới được chính thức cử hành tại tất cả 50 tiểu bang.

Lịch sử

sửa

Các đề xuất

sửa
 
Biểu ngữ năm 1969 đề xướng một ngày lễ nhân dịp kỷ niệm 1 năm sau cái chết của King
 
Ronald ReaganCoretta Scott King tại lễ ký đạo luật thiết lập ngày lễ Martin Luther King Jr.

Ý tưởng về một ngày lễ Martin Luther King Jr. đã được một số công đoàn đề xướng trong các cuộc thương lượng hợp đồng.[3] Sau cái chết của King, Dân biểu Hoa Kỳ John Conyers[4] (đảng viên Dân chủ từ Michigan) và Thượng nghị sĩ Edward Brooke (đảng viên Cộng hòa từ Massachusetts) đã đề xuất một đạo luật trong Quốc hội để thành lập một ngày lễ tôn vinh ngày sinh nhật của King. Dự luật được biểu quyết tại Hạ viện vào năm 1979, nhưng còn thiếu 5 phiếu để thông qua.[5] Những người phản đối dự luật đưa ra hai lập luận chính là việc thêm một ngày nghỉ có trả lương cho nhân viên chính phủ liên bang sẽ gây tốn kém và một ngày lễ nhằm tôn vinh một cá nhân không phải là công chức là trái với thông lệ lâu năm (King chưa bao giờ giữ chức vụ nào).[5] Chỉ có hai nhân vật khác có những ngày lễ cấp quốc gia tôn vinh họ là George WashingtonChristopher Columbus. Ít lâu sau, Trung tâm King đã vận động sự ủng hộ từ các doanh nghiệp và từ công chúng. Năm 1980, nhạc sĩ Stevie Wonder phát hành đĩa đơn "Happy Birthday" để truyền bá ý tưởng này và tổ chức cuộc họp báo Tập hợp vì Hòa bình. Các nhà vận động đã thu được sáu triệu chữ ký kêu gọi quốc hội thông qua dự luật, được tờ The Nation miêu tả là "thỉnh nguyện thư lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ ủng hộ một vấn đề".[3]

Hai Thượng nghị sĩ Jesse HelmsJohn Porter East (đều là đảng viên Cộng hòa từ North Carolina) đã dẫn đầu phe chống đối ngày lễ và đặt câu hỏi liệu King có đủ quan trọng để nhận vinh dự này. Helms chỉ trích King vì đã phản đối chiến tranh Việt Nam và cáo buộc rằng ông đã theo "chủ nghĩa Marx theo hành động".[6] Helms dẫn đầu một cuộc filibuster chống lại dự luật vào ngày 3 tháng 10 năm 1983, trình lên Thượng viện một tài liệu dài 300 trang cáo buộc rằng King đã có quan hệ với cộng sản. Thượng nghị sĩ Dân chủ từ New York Daniel Patrick Moynihan tuyên bố rằng tài liệu này là "một mớ rác rưởi", ném nó xuống nền nghị viện và giẫm lên nó.[7][8][9]

Thông qua cấp liên bang

sửa

Tổng thống Ronald Reagan ban đầu đã phản đối ngày lễ với các lý do về sự tốn kém. Khi được hỏi về cáo buộc của Helms rằng King là một người cộng sản, tổng thống trả lời "Chúng ta sẽ biết trong 35 năm, đúng không?", ý nhắc đến những băng quay giám sát của FBI đang được niêm phong nhưng sẽ được công bố sau này.[10] Ngày 2 tháng 11 năm 1983, Reagan đã ký thông qua dự luật do Dân biểu Katie Hall từ Indiana đề xuất, để tạo ra ngày lễ vinh danh King.[11][12] Tỷ lệ biểu quyết cuối cùng tại Hạ viện vào ngày 2 tháng 8 năm 1983 là 338–90 (242–4 cho các thành viên Đảng Dân chủ và 89–77 đối với các thành viên Đảng Cộng hòa) với 5 thành viên bỏ phiếu "có mặt" hay không bỏ phiếu,[6][13] trong khi tại Thượng viện thì tỷ lệ trong cuộc biểu quyết cuối cùng vào ngày 19 tháng 10 năm 1983 là 78–22 (41–4 cho các đảng viên Dân chủ và 37–18 cho các đảng viên Cộng hòa),[14][15] cả hai đều là tỷ lệ không thể phủ quyết được. Ngày lễ được cử hành lần đầu vào ngày 20 tháng 1 năm 1986.[12]

Dự luật cũng đã thành lập Ủy ban Lễ Liên bang Martin Luther King Jr. để giám sát việc cử hành ngày lễ, và vợ của King là Coretta Scott King được Tổng thống George H. W. Bush bổ nhiệm làm một ủy viên vào tháng 5 năm 1989.[16][17]

Thông qua cấp tiểu bang

sửa

Dù một ngày lễ lên bang tôn vinh King đã được thông qua luật năm 1983 và có hiệu lực 3 năm sau, mãi đến năm 1991 thì tất cả các tiểu bang mới cử hành ngày lễ này sau khi cơ quan lập pháp New Hampshire tạo ngày "Lễ Dân quyền" và hủy bỏ ngày "Lễ Ăn chay" mỗi tháng 4.[18] Năm 1999, New Hampshire trở thành tiểu bang cuối cùng đặt tên ngày lễ theo King và cử hành lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2000 – do đó đây là lần đầu tiên ngày lễ được cử hành toàn quốc dưới tên đó.[19]

Năm 1986, Thống đốc Arizona Bruce Babbitt, một đảng viên Dân chủ, tạo ra một ngày lễ trả lương cấp tiểu bang qua một sắc lệnh hành pháp trước khi mãn nhiệm, nhưng vào năm 1987 người kế nhiệm ông là Evan Mecham, đảng viên Cộng hòa, đã hủy bỏ sắc lệnh của Babbitt chỉ vài ngày sau khi nhậm chức và trích dẫn một ý kiến của tổng chưởng lý rằng sắc lệnh của Babbitt là bất hợp pháp.[20] Sau đó, Mecham tuyên bố ngày Chủ nhật thứ ba trong tháng 1 là "Ngày Martin Luther Kin Jr./Dân quyền" ở Arizona, nhưng không phải là một ngày lễ trả lương.[21] Năm 1990, cử tri Arizona bỏ phiếu biểu quyết tạo ngày lễ trả lương cho nhân viên tiểu bang. Cùng năm, Hiệp hội Bóng bầu dục Quốc gia dọa sẽ dời địa điểm tổ chức Super Bowl XXVII, vốn dự kiến sẽ diễn ra tại Arizona năm 1993, nếu ngày lễ MLK không được thông qua.[22] Trong cuộc bầu cử tháng 11 năm đó, cử tri có hai lựa chọn cho ngày lễ này: Dự luật 301 nhằm thay thế Ngày Columbus trong danh sách ngày lễ trả lương của tiểu bang, hoặc Dự luật 302 gộp lại hai ngày sinh nhật của LincolnWashington thành một ngày lễ để có chỗ cho ngày lễ MLK. Cả hai đều thất bại, với 49% cử tri bỏ phiếu ủng hộ Dự luật 302, lựa chọn nhận nhiều ủng hộ hơn; một số người bỏ phiếu chống Dự luật 302 đã bỏ phiếu thuận Dự luật 301.[23] Do đó, Arizona mất cơ hội đăng cai Super Bowl XXVII, được tổ chức tại Sân vận động Rose BowlPasadena, California.[22] Trong một cuộc trưng cầu dân ý năm 1992, cử tri lần này chỉ có một lựa chọn cho ngày lễ vinh danh King có trả lương, đã thông qua ngày lễ.[24]

Ngày 2 tháng 5 năm 2000, Thống đốc South Carolina Jim Hodges ký một đạo luật để thành lập ngày lễ sinh nhật King trong tiểu bang. South Carolina là tiểu bang cuối cùng công nhận ngày lễ này và trả lương cho nhân viên của tiểu bang. Trước đó, nhân viên có quyền chọn nghỉ trong lễ này hay một trong ba ngày lễ tôn vinh Liên minh miền Nam.[25]

Các tên gọi thay thế

sửa

Dù hiện nay mọi tiểu bang đều cử hành ngày lễ này, một số không đặt tên ngày lễ theo Mục sư King. Ví dụ, tại New Hampshire, ngày lễ có tên là "Ngày Dân quyền" cho đến năm 1999, khi cơ quan lập pháp tiểu bang chính thức đổi tên ngày lễ thành Ngày Martin Luther King.[26]

Một số tiểu bang khác đã gộp ngày lễ sinh nhật King với ngày lễ khác:

  • Tại Alabama: "Sinh nhật Robert E. Lee/Martin Luther King".[27]
  • Tại Arizona: "Ngày Martin Luther King Jr./Dân quyền".[28]
  • Tại Arkansas: ngày lễ được gọi là "Sinh nhật Tiến sĩ. Martin Luther King, Jr. và Sinh nhật Robert E. Lee" từ 1985 đến 2017.[27] Một đạo luật vào tháng 3 năm 2017 đã đổi tên ngày lễ thành "Sinh nhật Tiến sĩ Martin Luther King, Jr." và đổi ngày tưởng niệm Lee đến tháng 10.
  • Tại Idaho: "Ngày Martin Luther King Jr.–Nhân quyền Idaho".[29]
  • Tại Mississippi: "Sinh nhật Martin Luther King và Robert E. Lee'".[27][30]
  • Tại New Hampshire: "Ngày Dân quyền Martin Luther King Jr.".[31]
  • Tại Virginia: ngày lễ được gọi là Ngày Lee–Jackson–King, gộp lại ngày sinh nhật của King với ngày lễ có trước đó là Ngày Lee–Jackson, vốn vinh danh hai tướng Liên minh miền Nam thời nội chiến là Robert E. LeeStonewall Jackson.[27][32] Đến năm 2000, Ngày Lee–Jackson được chuyển đến ngày thứ Sáu trước Ngày Martin Luther King Jr., và Ngày Martin Luther King Jr. trở thành một ngày lễ riêng biệt.[33] Đến năm 2020 thì Ngày Lee-Jackson đã bị hủy bỏ.[34]
  • Tại Wyoming: ngày lễ có tên là "Ngày Martin Luther King Jr./Bình đẳng Wyoming". Liz Byrd, phụ nữ da đen đầu tiên tại cơ quan lập pháp của Wyoming, đã đưa ra một dự luật năm 1991 nhằm công nhận ngày MLK như một ngày lễ được trả lương; tuy nhiên, bà phải thỏa hiệp với tên này vì nếu không dự luật không thông qua được.[35]

Cử hành

sửa

Được nghỉ việc

sửa
 
Một cuộc tuần hành Ngày Martin Luther King ở Oregon

Đến năm 2007, 33% nhà tuyển dụng cho nhân viên nghỉ việc vào ngày lễ này, chỉ tăng lên 2% so với năm trước. Giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn không có khác biệt lớn: 33% cho các doanh nghiệp với hơn 1000 nhân viên và 32% cho doanh nghiệp nhỏ hơn. Ngày lễ này thịnh hành nhất tại các tổ chức bất vụ lợi và ít thịnh hành nhất tại các công xưởng hay xí nghiệp.[36] Có nhiều lý do cho việc này, trong đó có thể là do ngày lễ này mới được thêm vào, hay vì nó diễn ra chỉ hai tuần sau tuần lễ giữa Giáng SinhTết Dương lịch, khi nhiều doanh nghiệp đã đóng cửa. Thêm vào đó, nhiều trường học cũng cho nghỉ học; một số khác vẫn hoạt động nhưng tổ chức các buổi lễ tưởng niệm King. Một số đại học đã kéo dài kỳ nghỉ Giáng Sinh để bao gồm ngày lễ này. Một số nhà tuyển dụng cho phép nhân viên chọn ngày lễ này như một ngày lễ tùy chọn.[37]

Ngày Phục vụ King

sửa
 
Tổng thống Barack Obama phục vụ bữa ăn trưa tại một nhà bếp từ thiện nhân dịp Ngày MLK Jr., 2010

Ngày Phục vụ Martin Luther King[38] toàn quốc được cựu Thượng nghị sĩ từ Pennsylvania Harris Wofford và Dân biểu từ Atlanta John Lewis khởi xướng; hai người là đồng tác giả của Đạo luật Ngày lễ và Phục vụ King. Đạo luật này kêu gọi người Mỹ biến ngày lễ này thành một ngày phục vụ tình nguyện nhằm vinh danh King. Luật này được Tổng thống Bill Clinton ký vào ngày 23 tháng 8 năm 1994. Kể từ năm 1996 , cựu điều hành văn phòng tiểu bang của Wofford, Todd Bernstein, là người điều hành Ngày Phục vụ King khu vực Đại Philadelphia;[39] đây là sự kiện lớn nhất toàn quốc nhằm vinh danh King.[40]

Kể từ năm 1994, ngày phục vụ được cơ quan liên bang Corporation for National and Community Service phối hợp; cơ quan đã cung cấp quỹ cho những tổ chức muốn phối hợp các hoạt động phục vụ nhân ngày MLK.[41]

Chỉ có một ngày lễ phục vụ toàn quốc khác được chính thức chỉ định tại Hoa Kỳ là Ngày Phục vụ Toàn quốc 11 tháng 9.[42]

Ngoài Hoa Kỳ

sửa

Canada

sửa

Chính quyền thành phố Toronto chính thức công nhận Ngày Martin Luther King Jr., dù đây không phải là ngày lễ được nghỉ: tất cả các dịch vụ chính quyền vẫn hoạt động.[43] Chính quyền thành phố Ottawa cũng bắt đầu chính thức công nhận ngày lễ này vào ngày 26 tháng 1 năm 2005.[44]

Hà Lan

sửa

Mỗi năm kể từ 1987, tiệc tri ân Tiến sĩ Martin Luther King được tổ chức tại Wassenaar, Hà Lan.[45] Tiệc tri ân có sự tham gia của một số người trẻ tuổi và những người từng tham gia vào Phong trào Dân quyền. Khi buổi tiệc kết thúc thì mọi người nắm tay nhau và cùng hát bài "We Shall Overcome". Bữa tiệc được tổ chức vào ngày Chủ nhật cuối cùng trong tháng 1.[46]

Israel

sửa

Vào năm 1984, trong một cuộc viếng thăm của Hạm đội thứ 6 của Hoa Kỳ, Giáo sĩ Do thái thuộc Hải quân Arnold Resnicoff điều hành lễ tưởng niệm đầu tiên tại Tòa nhà Tổng thống, Jerusalem. Aura Herzog, phu nhân của Tổng thống Israel lúc đó là Chaim Herzog, ghi nhận rằng bà rất hân hạnh đã tổ chức buổi lễ này, vì Israel đã có một rừng quốc gia vinh danh King, và Israel và King đều có một ý tưởng "giấc mơ".[47]

Nhật Bản

sửa

Thành phố Hiroshima từng chính thức công nhận ngày lễ này. Thị trưởng Akiba Tadatoshi đã tổ chức một bữa tiệc tại văn phòng thị trưởng nhằm thống nhất lời kêu gọi hòa bình của thành phố cùng với thông điệp của King về nhân quyền.[48]

Ngày lễ

sửa

1986–2103

Ngày Năm
21 tháng 1 1991 2002 2008 2013 2019 2030 2036 2041 2047 2058 2064 2069 2075 2086 2092 2097
20 tháng 1 1986 1992 1997 2003 2014 2020 2025 2031 2042 2048 2053 2059 2070 2076 2081 2087 2098
19 tháng 1 1987 1998 2004 2009 2015 2026 2032 2037 2043 2054 2060 2065 2071 2082 2088 2093 2099
18 tháng 1 1988 1993 1999 2010 2016 2021 2027 2038 2044 2049 2055 2066 2072 2077 2083 2094 2100
17 tháng 1 1994 2000 2005 2011 2022 2028 2033 2039 2050 2056 2061 2067 2078 2084 2089 2095 2101
16 tháng 1 1989 1995 2006 2012 2017 2023 2034 2040 2045 2051 2062 2068 2073 2079 2090 2096 2102
15 tháng 1 1990 1996 2001 2007 2018 2024 2029 2035 2046 2052 2057 2063 2074 2080 2085 2091 2103

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Federal Holidays”. Opm.gov. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2014.
  2. ^ May, Ashley (ngày 18 tháng 1 năm 2019). “What is open and closed on Martin Luther King Jr. Day?”. USA Today. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2019.
  3. ^ a b Jones, William P. (ngày 30 tháng 1 năm 2006). “Working-Class Hero”. The Nation. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011.
  4. ^ Blakemore, Erin (ngày 10 tháng 1 năm 2018). “The Fight for Martin Luther King, Jr. Day”. History.com. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  5. ^ a b Wolfensberger, Don (ngày 14 tháng 1 năm 2008). “The Martin Luther King Jr. Holiday: The Long Struggle in Congress, An Introductory Essay” (PDF). Woodrow Wilson International Center for Scholars. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2011.
  6. ^ a b Dewar, Helen (ngày 4 tháng 10 năm 1983). “Helms Stalls King's Day in Senate”. The Washington Post. tr. A01. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2011.
  7. ^ Romero, Frances (ngày 18 tháng 1 năm 2010). “A Brief History of Martin Luther King Jr. Day”. Time. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2021.
  8. ^ Courtwright 2010, tr. 13.
  9. ^ “The 15 Year Battle for Martin Luther King, Jr. Day”. National Museum of African American History & Culture. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ Younge, Gary (September 2–9, 2013). “The Misremembering of 'I Have a Dream'. The Nation. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2015.
  11. ^ Woolley, John T.; Gerhard Peters (ngày 2 tháng 11 năm 1983). “Ronald Reagan: Remarks on Signing the Bill Making the Birthday of Martin Luther King Jr., a National Holiday”. The American Presidency Project. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2011.
  12. ^ a b Pub.L. 98–399, 98 Stat. 1475, ban hành tháng 11 2, 1983
  13. ^ “TO SUSPEND THE RULES AND PASS H.R. 3706, A BILL AMENDING TITLE 5, UNITED STATES CODE TO MAKE THE BIRTHDAY OF MARTIN LUTHER KING, JR., A LEGAL PUBLIC HOLIDAY. (MOTION PASSED;2/3 REQUIRED)”.
  14. ^ “TO PASS H.R. 3706. (MOTION PASSED) SEE NOTE(S) 19”.
  15. ^ Dewar, Helen (ngày 20 tháng 10 năm 1983). “Solemn Senate Votes For National Holiday Honoring Rev. King”. The Washington Post. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2019.
  16. ^ Woolley, John T.; Gerhard Peters (ngày 17 tháng 5 năm 1989). “George Bush: Remarks on Signing the Martin Luther King Jr., Federal Holiday Commission Extension Act”. The American Presidency Project. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2011.
  17. ^ Pub.L. 101–30, 103 Stat. 60, ban hành tháng 5 17, 1989
  18. ^ Gilbreth, Donna (1997). “Rise and Fall of Fast Day”. New Hampshire State Library. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011.
  19. ^ “N.H.'s Martin Luther King Jr. Day Didn't Happen Without A Fight”. New Hampshire Public Radio. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2013.
  20. ^ Ye Hee Lee, Michelle (ngày 15 tháng 1 năm 2012). “Recalling Arizona's struggle for MLK holiday”. The Arizona Republic. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  21. ^ “Civil Rights Day in United States”. timeanddate.com. Time and Date AS. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2015.
  22. ^ a b “tucsonsentinel.com”. tucsonsentinel.com. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2013.
  23. ^ Shumway, Jim (ngày 26 tháng 11 năm 1990). “STATE OF ARIZONA OFFICIAL CANVASS – GENERAL ELECTION – ngày 6 tháng 11 năm 1990” (PDF). Arizona Secretary of State ~ Home Page. Arizona Secretary of State. tr. 12. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2015.
  24. ^ Reingold 2000, tr. 66.
  25. ^ The History of Martin Luther King Day, Infoplease
  26. ^ Goldberg, Carey (ngày 26 tháng 5 năm 1999). “Contrarian New Hampshire To Honor Dr. King, at Last”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011.
  27. ^ a b c d “The Controversial History of Martin Luther King Day”. National Geographic. ngày 13 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  28. ^ “1–301. Holidays enumerated”. Arizona Legislature.
  29. ^ “TItle 73”. Idaho.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2015.
  30. ^ Tổng Thư ký Missisippi. “State Holidays”. MS.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  31. ^ “CHAPTER 288 HOLIDAYS”. New Hampshire General Court.
  32. ^ Petrie, Phil W. (May–June 2000). “The MLK holiday: Branches work to make it work”. The New Crisis. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2008.
  33. ^ Duran, April (ngày 10 tháng 4 năm 2000). “Virginia creates holiday honoring Dr. Martin Luther King Jr”. On The Lege. Virginia Commonwealth University. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2011.
  34. ^ “New state laws that go into effect July 1”. CBS 19 News. Charlottesville, Virginia. ngày 1 tháng 7 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2020.
  35. ^ “Liz Byrd, First Black Woman in Wyoming's Legislature | WyoHistory.org”. www.wyohistory.org. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2020.
  36. ^ Cody, Karen James (ngày 9 tháng 1 năm 2007). “More Employers Plan to Observe Martin Luther King Day”. Bureau of National Affairs. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2011.
  37. ^ Stewart, Jocelyn (ngày 16 tháng 1 năm 2006). “MLK Day's crafters urged a day of meaning, service”. Contra Costa Times.
  38. ^ “Volunteer opportunities and resources for organizing an MLK Day of Service event”. Martin Luther King, Jr. Day of Service homepage. Corporation for National and Community Service.
  39. ^ “Greater Philadelphia Martin Luther King Day of Service”. Global Citizen.
  40. ^ Moore, Doug (ngày 16 tháng 1 năm 2011). “MLK events in Missouri form man's legacy”. St. Louis Post-Dispatch. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2011.
  41. ^ “About the MLK Day of Service”. Corporation for National and Community Service. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020.
  42. ^ “President Proclaims Sept. 11 Patriot Day and National Day of Service, Remembrance”. U.S. DEPARTMENT OF DEFENSE (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2021.
  43. ^ Miller, David (2008). “City of Toronto Proclamation”. City of Toronto government. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2012.
  44. ^ “City of Ottawa observes Martin Luther King Day for first time in 2005”. CBC. ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  45. ^ “Martin Luther King, Jr. Tribute Dinner”. U.S. Embassy & Consulate in the Netherlands. ngày 30 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2017.
  46. ^ “Annual Tribute and Dinner in Honour of Dr. Martin Luther King, Jr”. The Hague Online (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2021.
  47. ^ The Jewish Week & The American Examiner, pg 37, ngày 3 tháng 2 năm 1986.
  48. ^ “Mayor's Speech at U.S. Conference of Mayors' Luncheon in commemoration of Dr. Martin Luther King, Jr”. city.hiroshima.lg.jp. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2016.

Thư mục

sửa

Đọc thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa